Ăn ngô có béo không? Trên thực tế, đối với những người đang quan tâm đến việc giảm cân hoặc duy trì cân nặng, việc hiểu rõ về giá trị dinh dưỡng của ngô và tác động của nó đến quá trình chế độ ăn uống là rất quan trọng. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay bài viết này!
Ngô và giá trị dinh dưỡng của ngô
Ngô là loại ngũ cốc nguyên hạt quen thuộc rất giàu giá trị dinh dưỡng, nó cũng được xem là lương thực chính tại rất nhiều nơi trên thế giới. Hiện nay, có rất nhiều giống ngô khác nhau xuất hiện trên thị trường như ngô trắng (ngô nếp), ngô vàng (ngô tẻ hoặc ngô ngọt/mỹ), ngô đỏ, ngô tím… Tuy có sự khác nhau về màu sắc nhưng thành phần dinh dưỡng mà chúng mang lại tương đương nhau và chênh lệch không đáng kể.
Trong ngô chứa rất nhiều chất xơ, carbohydrate, vitamin và các khoáng chất thiết yếu. Theo nghiên cứu của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), các thành phần dinh dưỡng trong 164 gram ngô vàng gồm:
- Calo: 177 kcal.
- Chất xơ: 4,6 gram
- Protein: 5,4 gram.
- Lipid: 2,1 gram.
- Carbs: 41 gram.
- Magie: 11% DV.
- Vitamin C: 17% DV.
- Vitamin B1(thiamine): 24% DV.
- Vitamin B9 (folate): 19% DV.
- Kali: 10% DV.
Đặc biệt ngô không chứa gluten nên rất an toàn, những người mắc bệnh celiac cũng hoàn toàn có thể sử dụng được thực phẩm này.
Ăn ngô có béo không, có giảm cân không?
Ăn ngô có béo không? Vì ngô có lượng tinh bột khá cao nên nhiều người sợ khi ăn sẽ béo lên nhanh chóng. Trên thực tế, nếu ăn nhiều ngô có thể làm tăng đường huyết và khiến cân nặng của bạn tăng lên vì vậy nó không được xem là một loại thực phẩm giúp giảm cân.
Nếu lựa chọn ngô để cho vào thực đơn ăn kiêng thì bạn cần tính toán kỹ tổng lượng calo hàng ngày để cân đối với số ngô nạp vào cơ thể cho phù hợp. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể lựa chọn ăn ngô thay cơm trong các bữa ăn để giúp giảm cân hiệu quả vì lượng calo ngô cung cấp cũng tương đương với 1 bát cơm trắng. Chất xơ trong ngô cũng giúp chúng ta no lâu hơn từ đó sẽ ăn ít đi.
Để giảm cân thì tuyệt đối không ăn ngô cùng với những loại thực phẩm chứa nhiều calo và chất béo, chúng ta có thể kết hợp ngô cùng với rau củ hay trái cây trong chế độ ăn kiêng của mình.
Ăn ngô luộc có béo không?
Trong ngô chứa 2 dạng chất béo chính đó là omega 3 và omega 6, đây là những chất béo lành mạnh và rất tốt cho sức khỏe. Bắp ngô chứa rất nhiều dưỡng chất như chất xơ, vitamin B, vitamin E, magie…Khi luộc ngô sẽ giữ lại được hết những thành phần dinh dưỡng vốn có mà không bị tổn hao chút nào.
Ăn ngô luộc với lượng vừa đủ sẽ không gây tăng cân mà còn giúp ngăn ngừa tích tụ chất béo thừa trong cơ thể.
Ăn ngô ngọt có béo không?
Theo ước tính nếu mỗi ngày bạn ăn khoảng 2 - 3 bắp ngô ngọt thì lượng calo nạp vào cơ thể sẽ là 246 - 369 kcal, đây được xem là lượng calo không nhiều so với mức năng lượng cần thiết hàng ngày (từ 1500 - 2200 kcal). Vì thế bạn có thể sử dụng ngô ngọt trong mỗi bữa ăn mà không cần quá lo lắng về việc tăng cân.
Tuy nhiên, cần lưu ý phải cân đối với các thực phẩm khác nạp vào cơ thể, tránh để lượng calo nạp vào nhiều hơn lượng calo tiêu hao.
Ăn ngô nếp có béo không?
Đây là loại ngô được rất nhiều người yêu thích, không chỉ có hương vị thơm ngon mà ngô nếp còn có độ dẻo nên rất mềm và dễ ăn. Hàm lượng dưỡng chất của ngô nếp cũng giống với những loại ngô khác nên chỉ cần ăn ở mức độ vừa phải sẽ không khiến bạn béo lên.
Khi ăn ngô nếp giảm cân chúng ta chỉ ăn những loại ngô nếp đảm bảo an toàn chưa bị biến đổi gen và ăn vào thời điểm thích hợp để tránh gây ảnh hưởng đến cân nặng.
Ăn ngô cay có béo không?
Câu trả lời là “có”. Ngô cay là loại ngô đã được chiên qua dầu và tẩm ướp khá nhiều loại gia vị khác nhau nên có hàm lượng calo khá cao. Khi ăn ngô cay sẽ dễ khiến cơ thể bị dư thừa năng lượng, làm tăng tích tụ mỡ và việc tăng cân là điều khó tránh khỏi.
Ăn ngô nướng có béo không?
Giống như ngô luộc thì ngô nướng cũng giúp giữ lại được hết các thành phần dinh dưỡng có trong loại thực phẩm này.
Ăn ngô nướng sẽ không béo nếu chúng ta ăn với lượng vừa đủ. Bên cạnh đó, để không làm cân nặng tăng lên thì chỉ nên ăn ngô nướng nguyên chất, tuyệt đối không được nướng ngô cùng với các loại gia vị hay thực phẩm chứa nhiều chất béo khác như mỡ hành, bơ, nước sốt…
Bầu ăn ngô có tốt không?
Trong giai đoạn thai kỳ, người mẹ cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cần thiết và ngô là một trong những loại thực phẩm giúp cung cấp cho cơ thể rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Chỉ cần ăn với lượng phù hợp thì ngô có thể được xem là một trong những loại thực phẩm tuyệt vời dành cho mẹ bầu.
Hàm lượng axit folic và zeaxanthin dồi dào trong ngô có tác dụng làm giảm nguy cơ bị dị tật thai nhi đồng thời ngăn ngừa nguy cơ sảy thai. Nhờ chứa nhiều chất xơ, ăn ngô còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa, làm giảm tình trạng táo bón khi mang thai. Bổ sung thêm ngô vào khẩu phần ăn một cách hợp lý sẽ giúp làm chậm quá trình chuyển hóa thức thành đường qua đó giúp ổn định đường huyết và hạn chế nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
Tác dụng sức khỏe khi ăn ngô mang lại
Ngô là thực phẩm cung cấp cho cơ thể rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết. Chỉ cần ăn đúng liều lượng thì nó sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
- Cải thiện thị lực: Hai loại sắc tố thực vật (carotenoid) lutein và zeaxanthin có trong ngô là những dưỡng chất vô cùng quan trọng giúp bảo vệ mắt đặc biệt là điểm vàng võng mạc. Ăn ngô thường xuyên không chỉ giúp đôi mắt sáng trong, khỏe mạnh hơn mà còn ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Ngô chứa rất nhiều các chất xơ không hòa tan, khi nạp vào cơ thể giúp điều chỉnh nhu động ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Ăn bắp ngô sẽ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh như viêm đường tiêu hóa (bệnh túi thừa), trĩ, táo bón, tiêu chảy, ung thư ruột kết…
- Hỗ trợ điều trị bệnh viêm tuyến tiền liệt: Chất chống oxy hóa quercetin trong ngô có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị viêm tuyến tiền liệt ở nam giới.
- Tăng cường trí nhớ: Quercetin trong ngô giúp bảo vệ các tế bào thần kinh giúp cải thiện trí nhớ và làm giảm viêm thần kinh qua đó hạn chế nguy cơ bị mắc bệnh alzheimer. Bên cạnh đó, ăn ngô còn cung cấp cho cơ thể rất nhiều vitamin B1 giúp tăng cường trí não và chống lại những cơn đau đầu nhức óc.
- Tốt cho tim mạch: Chất xơ có trong ngô giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Ngoài ra, các vitamin nhóm B của ngô còn làm giảm nồng độ homocysteine giúp bảo vệ hệ tim mạch và làm giảm nguy cơ bị rối loạn nhịp tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
- Ổn định đường huyết: Ăn ngô giúp tăng tuần hoàn máu, làm giảm hấp thụ cholesterol đồng thời có thể hỗ trợ điều chỉnh insulin. Theo nghiên cứu thì những người thường xuyên ăn ngô thì khả năng bị bệnh tiểu đường sẽ thấp hơn 30% so với người bình thường.
- Giảm tình trạng thiếu máu: Đây là thực phẩm chứa nhiều sắt, axit folic và cobalamin (vitamin B12), những chất này khi dung nạp vào cơ thể sẽ kích thích sản sinh thêm các tế bào hồng cầu giúp hạn chế tình trạng bị thiếu máu.
Cách chế biến ngô ngon miệng, không béo
Ngô luộc
- Nguyên liệu.
- Ngô nếp: 6 cái (có thể dùng ngô ngọt tùy theo sở thích).
- Muối, nước lọc.
- Chế biến.
- Bước 1: Lột bỏ khoảng 2 - 3 lớp lá ngoài của ngô rồi rửa sạch với nước.
- Bước 2: Xếp ngô lần lượt và ngay ngắn vào nồi theo thứ tự bắp to để dưới, bắp nhỏ để trên. Đổ nước vào nồi sao cho nước phải ngập bắp rồi cho vào đó 1/2 thìa cafe muối.
- Bước 3: Đặt nồi ngô lên bếp rồi nấu với lửa nhỏ trong khoảng 25 - 30 phút, nhớ đậy nắp nồi lại khi nấu. Khi ngô chín thì tắt bếp và lấy ngô ra đĩa là có thể thưởng thức.
Ngô bao tử kho nấm chay
- Nguyên liệu.
- Nấm rơm: 300 gram.
- Ngô bao tử: 200 gram.
- Gia vị: dầu ăn, muối, đường, xì dầu.
- Hành lá, tỏi.
- Chế biến.
- Bước 1: Nấm cắt chân, rửa sạch rồi ngâm vào trong nước muối loãng khoảng 15 phút để làm sạch và khử mùi. Sau đó, vớt ra, rửa lại với nước sạch rồi để ráo.
- Bước 2: Ngô bao tử rửa sạch, cái ngô nào lớn thì cắt làm đôi. Tỏi lột vỏ, rửa sạch và băm nhỏ. Hành lá làm và rửa sạch rồi thái nhỏ.
- Bước 3: Đổ 1 ít dầu ăn vào nồi, đun nóng rồi cho tỏi vào phi thơm. Sau đó, cho nấm vào xào săn lại với 1 ít nước tương trong khoảng 15 phút. Cho ngô bao tử vào kho cùng, nêm nếm gia vị cho vừa ăn, đun tiếp với lửa nhỏ trong 10 phút rồi tắt bếp.
- Bước 4: Cho thêm hành thái nhỏ vào nồi kho, đảo đều rồi đơm ra đĩa để làm món ăn mặn trong bữa ăn.
Salad ngô
- Nguyên liệu.
- Ngô ngọt: 2 cái.
- Cà chua bi: 12 quả.
- Đậu hà lan: 100 gram.
- Nước cốt chanh, dầu oliu.
- Gia vị: muối, đường, tiêu.
- Chế biến.
- Bước 1: Ngô rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín, sau đó tách lấy phần hạt ngô. Đậu hà lan luộc sơ trong khoảng 5 - 10 phút, vớt ra và để ráo nước. Cà chua bi rửa sạch, để ráo nước rồi cắt làm đôi.
- Bước 2: Cho 1 thìa canh dầu oliu, 1 thìa canh nước cốt chanh, muối và tiêu vào 1 cái bát rồi khuấy đều cho hỗn hợp tan và hòa quyện lại với nhau để tạo thành nước sốt.
- Bước 3: Cho hạt ngô, đậu hà lan, cà chua bi vào 1 cái bát to rồi rưới nước sốt lên trên. Trộn đều hỗn hợp lại với nhau.
Vậy là câu hỏi "Ăn ngô có béo không?" đã được giải đáp. Ngô có chứa một lượng calo và tinh bột nhất định, nhưng nó cũng rất giàu chất xơ và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Với việc kết hợp ngô trong chế độ ăn uống cân đối và kế hoạch tập luyện dụng cụ thể dục phù hợp, chúng ta có thể thưởng thức thực phẩm này một cách lành mạnh và không gây tăng cân.
Đọc thêm ▾