Ashtanga Yoga là một trường phái Yoga cổ điển có lịch sử phát triển từ rất lâu đời và hiện nay đang thu hút được số lượng người theo tập rất lớn trên thế giới. Vậy bạn đã thực sự hiểu được Ashtanga Yoga là gì? và những lợi ích mà trường phái Yoga này có thể mang lại cho bạn chưa?
Hiện nay, khi tìm hiểu về bộ môn Yoga thì rất nhiều bạn tỏ ra khá phân vân vì có quá nhiều trường phái Yoga như Hatha Yoga, Vinyasa Yoga hay Ashtanga Yoga... và không biết nên theo tập loại hình Yoga nào. Để nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về trường phái Yoga cổ điển Ashtanga Yoga, hôm nay Thiên Trường Sport xin giải đáp giúp bạn thắc mắc Ashtanga Yoga là gì? và đồng thời chia sẻ những lợi ích to lớn khi bạn theo tập trường phái Yoga này. Nào, cùng bắt đầu với chúng tôi nhé.
Ashtanga Yoga là gì?
Ashtanga Yoga trong tiếng Phạn có nghĩa là 8 nhánh của Yoga (Asht là 8 và anga là bộ phận cơ thể con người). Nếu như Hatha Yoga là loại Yoga đi kèm với các động tác nhẹ nhàng thì Ashtanga Yoga lại đi theo trường phái mạnh mẽ, thống nhất hơi thở bằng những chuyển động nhanh, giúp tăng tuần hoàn máu và giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Ashtanga Yoga còn có tên gọi khác là Patanjali Yoga hay Raja Yoga.
Theo các HLV Yoga, Ashtanga sẽ phù hợp hơn với những ai đã tập Yoga lâu năm, những người có cá tính và yêu thích động tác mạnh mẽ, dứt khoát.
Ashtanga Yoga là gì?
- Tham khảo thêm: Yoga là gì?
8 nhánh của Ashtanga Yoga gồm những gì?
Như đã đề cập ở trên, Ashtanga Yoga gồm có 8 nhánh và khi theo tập trường phái Yoga này thì bạn phải trải qua 8 bước cụ thể như sau:
1. Yama (điều khiển).
Đây được xem là phần quan trọng nhất của Yoga. Nó yêu cầu người tập Yoga cần phải có các phẩm chất đạo đức như chân thật, không bạo lực, không trộm cắp, tâm hồn trong sáng, không chiếm đoạt của người khác...
2. Niyama (quy tắc ứng xử).
Nếu như Yama là những tiêu chuẩn đạo đức mang tính xã hội bên ngoài thì ngược lại Niyama là cách luyện tập hướng đến nội tại bên trong, tịnh tâm và tách biệt khỏi thế giới bên ngoài giúp ích cho việc ngồi thiền định sâu. Nó bao gồm sự trong sạch của thể chất và tinh thần, nhiệt tình và hăng hái, có 1 cái tâm sáng suốt.
3. Asana (tư thế).
Asana là một trong những bước mà người tập Yoga cần phải trải nghiệm và thực hành nhiều nhất. Asana trong tiếng Phạn có nghĩa là tư thế Yoga, các động tác Yoga nhằm luyện tập cho sức khỏe mạnh mẽ, cơ thể dẻo dai và tinh thần thư thái.
Tư thế trong Ashtanga Yoga
4. Pranayama (kiểm soát hơi thở).
Pranayama là hình thức tập trung và kiểm soát hơi thở, mục đích chính của nó là lưu trữ năng lượng hỗ trợ cần thiết khi thiền. Theo quan niệm của Yoga, hơi thở bao gồm khí bên ngoài và bên trong cơ thể, giữa con người và vũ trụ.
5. Pratyahara (làm chủ cảm xúc).
Kiểm soát và khống chế các giác quan để tập trung vào bên trong cơ thể, tránh được những tác động của thế giới bên ngoài.
6. Dharana (tập trung).
Dharana là sự kết hợp của Asana và Pranayama tức là khi cơ thể được rèn luyện nâng cao sức khỏe và tăng cường năng lượng qua việc hơi thở sẽ giúp tăng khả năng tập trung vào công việc cũng như trong cuộc sống.
7. Dhyana (thiền định).
Đây là giai đoạn cao nhất của sự tập trung, toàn bộ cơ thể và tâm trí đều hướng về một sự vật và không hề bị tác động bởi những yếu tố xung quanh.
8. Samadhi (trạng thái phúc lạc).
Trạng thái này là đỉnh cao của thiền định mà người tập Yoga luôn hướng tới. Samadhi là sự hấp thụ cân bằng, toàn bộ cơ thể và các giác quan đều trong tình trạng thiếp đi nhưng tâm trí thì hoàn toàn thức tỉnh và nhận thức được mọi thứ xung quanh.
Tập Ashtanga Yoga có những lợi ích gì?
Theo các HLV chuyên sâu, trường phái Yoga này mang lại có người tập 4 lợi ích lớn nhất gồm:
a. Giúp cơ bắp dẻo dai.
Các bài tập của Ashtanga Yoga đều chú trọng đến mục tiêu chính đó là giúp ổn định hệ xương sống, giải độc cơ thể, tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai của cơ bắp và khả năng chịu đựng. Theo tập Ashtanga Yoga đúng cách và thường xuyên sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu có được sự dẻo dai của cơ thể.
Lợi ích của Ashtanga Yoga
b. Vận động toàn cơ thể hiệu quả.
Các động tác kéo dãn, vặn xoắn, ép mình trong Ashtanga Yoga có tác dụng giúp xoa bóp các cơ quan nội tạng một cách nhẹ nhàng và giúp chúng hoạt động mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, các tư thế Ashtanga Yoga còn có nhiều tác động tới các vùng cơ rất khó tập nhất trên cơ thể như cơ đùi trong, bả vai... Chính vì vậy, với Ashtanga Yoga thì các bộ phận cả bên trong và bên ngoài cơ thể đều được tập luyện, giúp cơ thể có sự khỏe mạnh toàn diện.
c. Sức mạnh cốt lõi được tăng cường.
Tập Ashtanga Yoga thường xuyên có tác dụng làm dịu tâm trí, mang tới sự điều hòa và điềm tĩnh cho trí óc. Điều này sẽ giúp tăng cường tập trung, trí nhớ trong công việc và học tập. Hơn nữa, Ashtanga Yoga còn rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại, rèn luyện tinh thần; giúp bạn giữ bình tĩnh tốt hơn và dễ đối mặt với những rắc rối trong cuộc sống hàng ngày.
d. Giúp giảm stress hiệu quả.
Theo tập Ashtanga Yoga có tác dụng giúp bạn trút bỏ những lo toan, phiền muộn trong cuộc sống; giảm lo âu, căng thẳng, mệt mỏi tinh thần. Luyện tập chuyên cần bạn sẽ thấy tâm trí sảng khoái, thoải mái hơn và cảm thấy lạc quan, yêu cuộc sống hơn và sống tích cực hơn.
Lời kết.
Trên đây là toàn bộ tổng hợp của Thiên Trường Sport nhằm giải đáp cho thắc mắc Ashtanga Yoga là gì? và đồng thời chia sẻ những điều cần biết khi tìm hiểu về Ashtanga Yoga. Hy vọng với những thông tin này thì bạn đã hiểu rõ hơn về trường phái Ashtanga Yoga này. Xin chào và hẹn gặp lại bạn ở các chủ đề tiếp theo của chúng tôi !
Thiên Trường Sport là địa chỉ bán dụng cụ Yoga uy tín, chuyên nghiệp và giá rẻ nhất trên toàn quốc. Nếu bạn có nhu cầu tham khảo thêm thảm Yoga thì có thể xem chi tiết tại thảm Yoga. Xin cảm ơn !
Đọc thêm ▾