Chúng ta đều biết tập thể dục rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, đối với những người bị bệnh tiểu đường thì việc luyện tập còn mang ý nghĩa lớn hơn. Bởi việc luyện tập không chỉ mang lại thân hình cân đối mà còn góp phần kiểm soát đường huyết trong người bệnh.
Tuy nhiên, nhiều người còn gặp khó khăn không biết cách luyện tập như thế nào hợp lí. Hãy lắng nghe những chia sẻ của Thể Thao Thiên Trường dưới đây để bài tập thể dục của bạn có hiệu quả tối ưu nhất.
1. Các bài tập thể dục tốt cho người bệnh tiểu đường.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, luyện tập Yoga, tập Aerobic hay đi bộ đúng cách là những phương pháp điều trị không cần dùng thuốc, giúp người bệnh tiểu đường giảm được tình trạng đề kháng insulin, giữ đường huyết ổn định.
Tập Yoga là một trong những phương pháp kiểm soát đường huyết hữu hiệu
Chạy bộ là một trong những môn thể thao không yêu cầu kĩ thuật cao, dễ thực hiện và phù hợp với người bệnh tiểu đường. Bạn có thể chạy bộ ở công viên hoặc tập với máy chạy bộ tại nhà thường xuyên sẽ giúp hệ tim mạch ổn định, đồng thời giảm được lượng đường trong máu. Tuy nhiên, với những người bệnh tiểu đường có biến chứng tim mạch cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể điều chỉnh chế độ tập luyện phù hợp với thể trạng cơ thể.
2. Người tiểu đường nên tập thể dục khi chưa ăn nhiều
Các chuyên gia thể dục khuyến cáo những người bị bệnh tiểu đường trước khi luyện tập không nên ăn quá no. Thời gian lí tưởng luyện tập là buổi sáng, lúc này dạ dày còn trống và việc tập luyện sẽ giúp đốt cháy chất béo hiệu quả. Sau một đêm dài, năng lượng khi ngủ được cung cấp bởi glucose, nhờ đó quá trình tập luyện sẽ lấy đi chất béo làm nhiên liệu thay thế.
3. Bổ sung thực phẩm đường huyết thấp.
Bổ sung những thực phẩm giúp hạ đường huyết tự nhiên
Sau khi luyện tập, để tránh tình trạng tụt đường huyết bạn có thể bổ sung một số thực phẩm giàu calo như sữa, bơ đậu phộng, bánh sandwich… sẽ giúp hồi phục chỉ số đường huyết nhanh chóng. Bạn cũng có thể ăn nhẹ trước khi tập luyện 30 phút để tránh tình trạng tụt đường huyết.
4. Đo đường huyết thường xuyên
Theo dõi đường huyết để điều chỉnh chế độ luyện tập hợp lý
Bạn nên chủ động đo đường huyết trước và sau khi tập luyện để biết cách điều chỉnh chế độ tập luyện của mình. Hãy lập một kế hoạch cụ thể với những mốc thời gian cụ thể trong ngày. Nếu tình trạng đường huyết vẫn tăng sau quá trình tập luyện, bạn nê gặp bác sĩ và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lí hơn.
Hi vọng rằng, với những chia sẻ trên sẽ bổ sung kiến thức luyện tập phù hợp với những người tiểu đường. Hãy bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách sống lành mạnh ngay từ hôm nay bạn nhé !
Đọc thêm ▾