Triệu chứng chuột rút xuất hiện khi đang vận động, kéo dài vài giây đến 15 phút, thường gặp trong chạy bộ, tennis và các môn thể thao khác làm nản chí tập luyện. Do đó, hãy cũng Thiên Trường Sport tìm hiểu những mẹo tránh chuột chuột rút lúc chơi thể thao.
Các vùng cơ dễ bị chuột rút nhất là: cơ đùi trước và sau, cơ cẳng chân, tiếp theo là cơ bụng, lưng, cánh tay, bàn tay.... Thường gặp ở những người trên 40 tuổi, trẻ em, người thừa cân, mắc một số bệnh lý hoặc đang dùng một số thuốc điều trị lợi tiểu, huyết áp... và tập luyện quá sức hoặc chơi thể thao trong môi trường quá nóng. Dưới đây, những chia sẻ nhỏ giúp bạn tránh chuột chuột rút lúc chơi thể thao hiệu quả.
Tập luyện với cường độ thích hợp
Nguyên nhân phổ biến nhất khi bị chuột rút là do bạn lâu ngày không vận động nhưng lại cố sức để đạt mục tiêu đề ra. Lúc này bạn đang tự đẩy mình vào khó khăn, khiến cơ bắp chịu lực tác động mạnh hơn bình thường trong một khoảng thời gian dài. Kết quả là bắp chân bị co thắt, hay còn gọi là chuột rút. Vì thế, bạn hãy lên kế hoạch tập luyện từ nhẹ tăng dần cường độ để ngăn chặn nguy cơ bị chuột rút.
Căng cơ trước và sau khi tham gia hoạt động thể chất
Bất kì tập luyện môn thể thao nào bạn cũng cần thực hiện các động tác căng cơ và bài tập khởi động kéo dài 5-10 phút để làm ấm cơ thể và để cơ bắp quen dần với cường độ tập luyện mạnh mẽ. Bên cạnh đó, trước khi kết thúc buổi tập chúng ta cũng cần nhớ căng cơ để xoa dịu và thư giãn cơ bắp trước khi kết thúc buổi tập.
Thiếu nước trong quá trình tập luyện
Trong quá trình chơi thể thao không nạp đủ lượng nước cần thiết thì bạn cũng sẽ dễ bị chuột rút. Bởi cơ bắp khi vận động có liên quan đến sự cân bằng của các chất điện giải có trong cơ thể. Nếu bạn tập luyện mồ hôi quá nhiều nhưng lượng nước nạp vào cơ thể lại không đáng kể thì hiện tượng bắp chân co thắt gây đâu đớn là một cơ chế tự nhiên. Bạn nên tham khảo uống nước đúng cách khi tập luyện thể thao để bổ sung khoáng chất hợp lý cho cơ thể.
Bị chuột rút vì tập ở một tư thế quá lâu
Theo các huấn luyện viên thể hình, khi các cơ bắp rơi vào tình trạng bị thắt chặt thì nguy cơ bị chuột rút càng cao. Ví dụ bạn tập chạy trên máy chạy bộ ở một tư thế quá lâu kết hợp với việc gồng các cơ lên thì việc này cũng tạo điều kiện chuột rút xuất hiện. Do vậy, khi chạy bộ hãy thả lỏng cơ thể, tránh giữ nguyên một tư thế tập quá lâu sẽ gây mỏi và chuột rút.
Tóm lại, hãy lưu ý những cách hạn chế chuột rút khi chơi thể thao bằng cách:
- Tập luyện thể thao theo một giáo trình hợp lý.
- Khởi động và làm nóng cơ thể trước khi tập luyện.
- Giữ lượng nước cân bằng cho cơ thể.
- Giữ bắp chân ở trạng thái luôn thả lỏng.
Đọc thêm ▾