Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh thường gặp ở mọi đối tượng không chỉ có người già và nó đem tới những cơn đau nhức làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Nhiều nghiên cứu cho thấy tập đi bộ có tác dụng giúp giảm những cơn đau nhức, vậy theo bạn người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? là câu hỏi được rất nhiều bạn đặt ra khi tìm kiếm cho mình một giải pháp rèn luyện sức khỏe trong thời gian chữa bệnh. Thực tế đi bộ mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, tuy nhiên cũng có luồng ý kiến cho rằng đi bộ không đúng cách có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh. Vậy bạn đã có cho mình câu trả lời cho thắc mắc này chưa? Nếu chưa, hãy cùng Thiên Trường Sport đi tìm hiểu vấn đề này nhé !
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Theo các chuyên gia sức khỏe, thoát vị đĩa đệm là hiện tượng lớp bao xơ xung quanh đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống bị tổn thương, khi đó dịch nhày sẽ tràn ra ngoài tạo thành khối thoát vị và chèn ép lên tủy sống hay các dây thần kinh gây ra cơn đau nhức cho người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm thường có hai dạng chính đó là thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thường xảy ra ở đĩa đệm cột sống thắt lưng và gây ra những cơn đau xung quanh vùng thắt lưng. Với thoát vị đĩa đệm ở cột sống cổ thì nó sẽ gây ra các cơn đau ở cổ và gáy, khi các rễ thần kinh bị chèn ép kéo theo các cơn đau ở vai và cánh tay.
Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, đi bộ là một trong những bộ môn thể dục phù hợp nhất cho người bị thoát vị đĩa đệm. Cụ thể, đi bộ có tác dụng làm lưu thông khí huyết, giúp máu tuần hoàn tốt hơn trong cấu trúc cột sống và làm giảm các cơn đau, đồng thời giúp bạn có một cột sống khỏe mạnh. Bên cạnh đó, đi bộ còn giúp cơ xương trở nên chắc khỏe, phòng ngừa các chứng loãng xương hay thoái hóa cột sống.
Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Đi bộ là biện pháp làm tăng cường sức mạnh cho các cơ thắt cột sống, làm giãn gân cốt. Các cơ khỏe mạnh sẽ làm giảm bớt những áp lực, chèn ép lên dây thần kinh và làm giảm bớt các cơn đau nhức cho người bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên các chuyên gia cũng khuyến cáo, để việc đi bộ đem lại những hiệu quả tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm thì bạn cần phải thực hiện đi bộ theo những nguyên tắc như sau:
- Khi đi bộ hãy nhìn thẳng về phía trước, giữ cho cột sống luôn đứng thẳng, không nghiêng người về phía trước hoặc ngả người ra sau quá nhiều.
- Giữ cơ thể trong trạng thái thoải mái, không nên gò bó theo một kỹ thuật nhất định.
- Không mang vác, xách các vật nặng trong quá trình đi bộ vì như vậy sẽ làm bạn bị phân tâm và thực hiện sai tư thế gây ảnh hưởng đến cột sống.
- Khi bước hãy để gót chân chạm đất trước rồi đến bàn chân và mũi chân.
- Nên đi bộ trên địa hình bằng phẳng, không nên đi quá nhanh, khi bước đi hãy kết hợp hít thở đều, khi cảm thấy mệt hãy dừng lại và ngồi nghỉ.
- Với những người mới bắt đầu mỗi ngày chỉ nên dành 15-20 phút để đi bộ, không nên tập luyện quá sức bởi nó sẽ không đem lại hiệu quả mà còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
- Tham khảo thêm: Cách tập xà đơn chữa thoát vị đĩa đệm.
Lưu ý khi đi bộ cho người bị thoát vị đĩa đệm.
Ngoài những nguyên tắc tập đi bộ cho người bị thoát vị đĩa đệm được chia sẻ bởi các chuyên gia sức khỏe ở trên thì nhiều HLV thể dục có kinh nghiệm lâu năm cũng khuyên bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề sau khi tập thể dục đi bộ:
- Khi bị thoát vị đĩa đệm bạn sẽ không tránh khỏi những cơn đau nhức vì vậy những lúc đi bộ cũng có thể khiến bạn bị đau. Khi bắt đầu tập luyện hãy đi bộ nhẹ nhàng khoảng 15 phút mỗi ngày để cơ thể dần thích nghi và quen với việc đi bộ. Khi cơ thể đã thích nghi, hãy tăng thời gian và lộ trình tập luyện.
- Đừng quên khởi động trước khi đi bộ, hãy khỏi động kỹ cổ tay, cổ chân, cổ, vai để các cơ, gân, dây chằng co duỗi dễ dàng hơn giúp cơ thể tránh gặp phải các cơn đau nhức trong và sau khi tập luyện.
- Hãy chọn cho mình một đôi giày phù hợp với việc đi bộ, những đôi giày sẽ bảo vệ đôi chân của bạn tránh khỏi các chấn thương ở xương bàn chân.
- Người bị thoát vị đĩa đệm cũng nên đi bộ vào buổi sáng sớm để cơ thể được thư giãn và hít thở bầu không khí trong lành.
- Đi bộ rất tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên bạn cần phải tập luyện đúng cách để đạt được hiệu quả. Bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cách đi bộ phù hợp với mình.
Tổng kết.
Trên đây là toàn bộ thông tin được chia sẻ bởi Thiên Trường Sport nhằm giải đáp cho thắc mắc "bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? và cần lưu ý gì khi đi bộ cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm?". Hy vọng những thông tin trên hữu ích và giải đáp được trọn vẹn những thắc mắc của bạn bấy lâu nay. Xin chào và hẹn gặp lại ở các chủ đề tiếp theo của chúng tôi !
Thiên Trường Sport là đơn vị chuyên bán máy tập thể dục đi bộ tại nhà chính hãng, uy tín và giá rẻ nhất ở Việt Nam. Nếu bạn đang có nhu cầu mua máy tập để rèn luyện sức khỏe tại nhà cho mình thì có thể tham khảo thêm tại máy chạy bộ gia đình. Xin cảm ơn !
Đọc thêm ▾