Bạn đang muốn tìm hiểu cách đấm mạnh như các võ sĩ để có thể tung ra những cú Knockout ngay lập tức đối thủ. Thiên Trường Sport xin chia sẻ với các bạn những cách đấm mạnh trong võ thuật chi tiết nhất.
Trên thực tế, không phải các võ sĩ nào cũng có thể tung ra cú đấm mạnh khiến đối phương không kịp trở tay. Một cú đấm tốt đòi hỏi quá trình tập luyện rất chăm chỉ. Khi học võ cần học cách đấm mạnh như thế nào nhằm đạt kết quả tốt nhất?
Khi nào cú đấm mạnh được phát huy?
Nếu bạn là một võ sĩ thì mong muốn hạ gục đối thủ bằng những cú đấm thật mạnh là điều đương nhiên. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng là thời điểm thích hợp để bạn thực hiện quả đấm mạnh. Học cách chọn thời điểm tốt để tung cú đấm thật nhanh, thật mạnh sẽ giúp bạn giành thế chủ động trên sàn đấu.
Trong một trận đấu võ, thời điểm tốt nhất để bạn "tặng" cho đối thủ một cú đấm cực mạnh đó là:
- Thực hiện cú phản đòn thật mạnh sau khi bị đấm sẽ khiến đối thủ của bạn không kịp trở tay và vô cùng đau đớn.
- Hãy lựa chọn những thời điểm đối thủ mất cảnh giác để tung cú đấm mạnh thật dứt khoát.
Khi nào cú đấm mạnh được phát huy?
Hướng dẫn cách đấm mạnh trong võ thuật.
Đối với tất cả các môn võ, sức mạnh cơ thể là yếu tố rất quan trọng giúp bạn tạo nên những cú đấm uy lực. Bạn cần biết cách vận dụng các bộ phận trên cơ thể để có một sức mạnh và trọng lực tốt cho một cú đấm mạnh. Theo đó, cách đấm mạnh trong võ thuật sẽ được thực hiện cụ thể như sau:
1. Sử dụng chuyển động toàn bộ cơ thể.
Các chuyên gia võ thuật cho biết, trong một khoảng cách cụ thể, nếu bạn chỉ tập trung sử dụng cánh tay sẽ không tạo ra cú đấm mạnh bằng sự kết hợp toàn bộ cơ thể chuyển động. Những chuyển động đồng thời của toàn bộ cơ thể sẽ dồn được trọng lượng tối đa cho cú đấm. Đối với người chỉ đấm bằng cánh tay sẽ không bao giờ phát huy được sức mạnh thực sự của cú đấm.
Lưu ý khi chuyển động toàn bộ cơ thể bạn không nên thực hiện ở khoảng cách lớn mà hãy chuyển động cùng một lúc theo một thể thống nhất.
2. Giữ khoảng cách.
Cú đấm mạnh được tạo ra khi nó nằm đúng tầm, vậy nên bạn cần căn được khoảng cách vừa tầm với đối phương để tung ra đòn đấm uy lực. Khi thực hiện cú đấm thẳng, bạn hãy đấm hết đà, tay duỗi thẳng tối đa. Khoảng cách lý tưởng cho cú đấm mạnh sẽ ngắn hơn khoảng cách tối đa của cú đấm thẳng một chút.
Giữ khoảng cách
3. Sử dụng các góc độ.
Việc thay đổi các góc độ của cú đấm sẽ khiến đối thủ khó phản kháng, giúp bạn tăng cơ hội gây ra những tổn thương từ đó hiệu quả của các cú đấm được phát huy tối đa.
4. Phối hợp các bộ phận trên cơ thể.
Một cú đấm mạnh được tung ra cần sự vận động đồng đều, ăn ý của các bộ phận trên cơ thể như:
- Bàn chân.
+ Bàn chân của bạn sẽ đứng vững trên sàn với khoảng cách rộng hơn vai.
+ Khi chuẩn bị thực hiện cú đấm, gót chân sau của bạn sẽ nâng lên và chân sẽ xoay theo hướng tung đòn đấm.
+ Bàn chân của bạn sẽ trụ lại khi đấm liên tục và đẩy theo các hướng khác nhau khi bạn tung các cú đấm khác nhau.
- Đầu gối.
+ Đầu gối hơi cong lại. Khi đấm, trọng lượng cơ thể sẽ dồn nhiều vào chân có đầu gối cong hơn.
- Hông.
+ Lắc hông theo hướng bạn tung ra đòn đấm để phát huy được toàn bộ lực trên cơ thể.
- Cánh tay.
+ Hãy thả lỏng cánh tay và mở rộng vừa đủ khi tung ra cú đấm.
+ Không nên mở rộng cánh tay quá mức, sẽ dễ bị đối thủ phản đòn.
+ Không co tay lại trước khi tung ra một cú đấm. Điều này sẽ khiến đối thủ nhìn thấy và né pha ra đòn của bạn.
- Vai.
+ Hãy thả lỏng vai khi tung ra các cú đấm nhằm tiết kiệm sức, tạo cú đấm nhanh và mạnh.
+ Tập cách nâng cao vai lên để cú đấm có lực mạnh hơn.
- Thân trên.
+ Thân xoay cùng hướng tung ra đòn đấm, thực hiện các cú đấm phát ra từ vai.
+ Thực hiện một vòng xoay thân với phần mở rộng cánh tay ngắn sẽ có đòn đấm mạnh hơn so với phần mở rộng cánh tay lớn.
+ Lưu ý bạn không nên cố rướn người về phía trước để thực hiện cú đấm thay vì xoay thân.
- Bàn tay.
+ Khi không đấm, hãy thả lỏng nắm đấm để các cơ được nghỉ ngơi.
+ Khi thực hiện cú đấm, bàn tay cần nắm chặt, càng cứng càng tốt.
+ Sau khi đấm xong, nhớ co tay về thật nhanh. Nắm đấm xuất phát từ đâu thì kết thúc ở đó.
+ Nắm tay cần được xoay ngang khi đấm thẳng. Tuy nhiên, khi đấm móc có thể để dọc nắm tay.
- Đầu.
+ Mắt luôn tập trung cao độ để quan sát mục tiêu.
+ Cằm hơi cúi xuống thấp một chút để che đỡ vai.
+ Thở mạnh ra mỗi khi đấm.
Có thể bạn quan tâm: Cách tập võ tại nhà.
Thực hành cách đấm mạnh khi học võ.
Với hướng dẫn cách đấm mạnh được chia sẻ khá chi tiết ở trên, bạn đã tự tin để tung cú đấm uy lực chưa? Căn được khoảng cách của cú đấm là yếu tố quan trọng. Bạn hãy nhớ không đấm quá gần cũng không quá xa, điều này sẽ làm giảm sức mạnh của cú đấm. Dưới đây là một số cách đấm mạnh hay được sử dụng trong các môn võ thuật:
1. The Left Jab - Cú thọc trái.
- Cú đấm tung ra nhanh theo đường thẳng bằng tay trái.
- Phần thân và hông xoay theo chiều kim đồng hồ. Nắm tay xoay 90 độ nằm theo phương ngang khi trúng đối thủ.
- Rút nhanh tay trái về vị trí phòng thủ sau khi thực hiện cú đấm.
- Tay phải để ở vị trí gần mặt bạn để bảo vệ hàm.
Đấm thọc trái
2. The Straight Right - Đấm thẳng phải.
- Một cú đấm mạng được tung thẳng bằng tay phải.
- Từ thế phòng thủ, tay phải tung ra bắt đầu ở vị trí cằm vươn thẳng tới mục tiêu.
- Tay duỗi thẳng tối đa, vai phải đưa lên cao để bảo vệ cằm, tay trái co lại phòng thủ cằm.
- Để phát huy tối đa uy lực của cú đấm, phần hông và thân xoay ngược chiều kim đồng hồ.
- Sau khi thực hiện cú đấm tay phải rút nhanh về thế thủ.
- Cú đấm này các bạn có thể áp dụng để phản công cú thọc của đối thủ.
Đấm thẳng phải
3. Hook – Cú móc ngang.
- Cú móc ngang tung ra với quỹ đạo nửa hình tròn, nắm đấm theo phương ngang nhằm vào phía bên phần đầu của đối thủ.
- Từ vị trí phòng thủ,khuỷu tay được rút lại phía sau với nắm đấm nằm ngang và uốn cong khuỷu.
- Tay còn lại che chắn phần cằm, đầu gối hơi cong, dồn trọng tâm lên chân trụ.
- Thân và hông xoay theo chiều tung ra cú đấm.
- Cú móc ngang cũng có thể được tung ra với tay phải, tay phía sau.
Đấm móc ngang
4. Cú móc ngược.
- Cú đấm móc ngược được tung ra theo chiều dọc bằng phải.
- Từ vị trí phòng thủ thân, hông xoay về bên phải, tay phải hạ thấp dưới tầm ngực của đối phương và đầu gối hơi cong về phía sau.
- Tay phải đẩy mạnh lên cằm hoặc thân của đối thủ, đầu gối đẩy lên nhanh. Thân và hông xoay ngược chiều kim đồng hồ và gót chân xoay ra ngoài.
- Cú đấm móc ngược sẽ khiến đối thủ có thể sẽ khiến đổi thủ bị mất thăng bằng…
- Các bạn cũng có thể sử dụng cú móc ngược bằng tay trái khiến đối thủ không kịp trở tay.
Đấm móc ngược
Lời kết:
Như vậy chúng tôi đã chia sẻ với các bạn làm sao để có cách đấm mạnh khi giao đấu? Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng võ học của mình. Cảm ơn đã theo dõi bài viết ! Xin chào và hẹn gặp lại ở bài viết tiếp !
Tham khảo thêm: Dụng cụ tập võ thuật.
Đọc thêm ▾