Hướng dẫn cách ngồi thiền đúng cách tại nhà dưới đây được tham khảo lại từ giáo viên và nó có tác dụng giúp bạn tĩnh tâm, ổn định lại cuộc sống của mình. Nếu đang có ý định học cách ngồi thiền, hãy tìm hiểu hướng dẫn chi tiết trong bài viết này và áp dụng vào thực tế để tập luyện cho mình bạn nhé !
Thiền là phương pháp rèn luyện sức khỏe rất tốt, được nhiều người yêu thích và 'ngồi thiền' chính là 1 trong những cách thức tập luyện của bộ môn thiền này. Thực tế, ngồi thiền giờ đây không chỉ là phương pháp nâng cao sức khỏe dành cho người già mà có rất nhiều các bạn trẻ cũng rất hào hứng với bộ môn thiền. Vậy bạn đã biết, cách ngồi thiền tại nhà như thế nào đúng cách và dễ áp dụng để tập cho người mới, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe hay chưa? Trong bài viết hôm nay, Thiên Trường sẽ hướng dẫn bạn cách ngồi thiền tại nhà đúng cách được chúng tôi tham khảo trực tiếp từ các giáo viên chuyên nghiệp. Mọi người cùng tham khảo nhé !
Ngồi thiền có tác dụng gì?
Trước khi bắt đầu tìm hiểu cách ngồi thiền thì chúng ta nên hiểu rõ hơn bộ môn này bằng cách điểm qua những tác dụng mà ngồi thiền đem lại cho người tập. Cụ thể, theo các giáo viên có kinh nghiệm lâu năm, thực hiện bài tập ngồi thiền đúng cách và thường xuyên sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho người tập gồm:
- Ngồi thiền giúp giảm căng thẳng.
Theo các nhà khoa học, ngồi thiền có tác dụng giảm lượng hormone Cortisol gây căng thẳng và lo âu, từ đó giúp bạn giảm thiểu được những tác hại do Stress gây ra. Nếu bạn thường xuyên ngồi thiền, tâm trạng của bạn sẽ thoải mái hơn và ít bị áp lực, căng thẳng vì công việc, vì các vấn đề trong cuộc sống,...
- Giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Thật không ngờ rằng, bạn chỉ ngồi thiền nhưng cơ thể có thể tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được, ngồi thiền sẽ giúp tăng sức kháng thể và đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch phản ứng nhanh hơn, mạnh hơn. Trên thực tế, những người thường xuyên ngồi thiền rất ít bị ốm vặt và họ có sức đề kháng rất tốt.
- Ngồi thiền giúp xương chắc khỏe.
Nguyên nhân loãng xương và bị các vấn đề về xương khớp là do cơ thể bạn bị căng thẳng kéo dài, lượng hormone Cortisol trong cơ thể sản sinh ra nhiều. Ngồi thiền đúng phương pháp sẽ giúp hệ xương khớp của bạn chắc khỏe hơn, cấu trúc xương ổn định hơn. Nếu bạn đang bị đau lưng hay các vấn đề về xương khớp, hãy duy trì thói quen ngồi thiền mỗi ngày để khắc phục tình trạng này tốt nhất nhé !
Tác dụng của ngồi thiền
- Ngồi thiền giúp giảm huyết áp.
Các nhà khoa học chứng minh, khi ngồi thiền, cơ thể của bạn sẽ cần ít oxy hơn, nhịp tim sẽ ổn định hơn và từ đó hỗ trợ giảm huyết áp về mức vừa phải. Nhiều bác sĩ chuyên khoa cũng đưa ra lời khuyên, những người đang gặp phải các vấn đề về tim mạch hay huyết áp thì nên ngồi thiền để có một sức khỏe tốt nhất.
- Giúp ổn định đường huyết.
Như đã trình bày ở trên, ngồi thiền có tác dụng giảm căng thẳng và Stress rất hiệu quả. Khi tâm trạng bạn bớt căng thẳng thì lượng hormone thần kinh sẽ giảm, nhờ đó lượng đường huyết được cân bằng và ổn định. Bài tập ngồi thiền rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường, giúp cân bằng lượng Glucozo và Insulin trong máu rất hiệu quả.
- Ngồi thiền giúp làm đẹp da.
Phương pháp tập ngồi thiền đang được rất nhiều chị em phụ nữ áp dụng để có làn da đẹp, bất chấp tuổi tác. Ngồi thiền có tác dụng giảm mức độ hormone Cortisol, giúp phòng ngừa các nếp nhăn và hạn chế sự thiếu hụt Collagen trong da. Các chuyên gia cho rằng, người ngồi thiền hàng ngày thường có làn da rất đẹp, sáng khỏe và căng đầy sức sống.
- Ngồi thiền giúp cải thiện trí nhớ.
Lượng hormone Cortisol trong cơ thể sản sinh ra nhiều sẽ làm bạn giảm khả năng tư duy và học hỏi. Tập ngồi thiền sẽ làm giảm mức độ Cortisol và giúp cải thiện trí nhớ rất tốt. Chính vì thế, các chuyên gia sức khỏe khuyên những người cần phải ghi nhớ nhiều số liệu, các em học sinh, sinh viên trong mùa thi, hãy dành thời gian ngồi thiền mỗi ngày để cải thiện trí nhớ của mình tốt nhất.
Cách ngồi thiền đúng cách tại nhà.
Với những tác dụng to lớn của tập ngồi thiền được tổng hợp ở trên đây thì bạn đã hiểu vì sao không chỉ người cao tuổi mà rất nhiều bạn trẻ đã và đang yêu thích bài tập ngồi thiền này rồi chứ? Thực tế, ngồi thiền khá đơn giản và những lợi ích nó mang đến cho người tập là vô cùng tuyệt vời. Ở phần tiếp theo của chủ đề về ngồi thiền này, Thiên Trường Sport xin chia sẻ cho bạn hướng dẫn cách ngồi thiền đúng cách được chúng tôi tham khảo lại từ các giáo viên thiền chuyên nghiệp. Mọi người có thể tham khảo và áp dụng tập luyện cho mình nhé !
1. Các tư thế ngồi thiền.
Để ngồi thiền chuẩn, đúng phương pháp và đạt hiệu quả cao, các bạn cần tìm hiểu kỹ các tư thế ngồi thiền. Hiện nay, khi ngồi thiền, mọi người thường áp dụng các tư thế ngồi phổ biến như sau:
- Tư thế ngồi xếp bằng.
Ngồi xếp bằng là tư thế ngồi thiền đơn giản nhất mà mọi người hay áp dụng. Với tư thế ngồi thiền này, bạn chỉ cần ngồi khoanh chân lại, giữ lưng thẳng và đặt 2 tay thả lỏng trên đầu gối hoặc bắt ấn Tam Muội. Ngồi xếp bằng là tư thế ngồi thiền phù hợp với người mới tập thiền hoặc người bị vấn đề về xương khớp, không thể ngồi bán già hoặc kiết già.
Ngồi thiền xếp bằng
- Tư thế ngồi bán già.
Ngồi bán già là tư thế ngồi thiền gác một chân lên bắp đùi chân kia, tức là bàn chân trái gác lên bắp đùi chân phải, bàn chân phải ở dưới bắp đùi chân trái và ngược lại. Khi ngồi tư thế bán già này, bạn cần giữ cho cột sống thẳng, không bị nghiêng ngả trong quá trình ngồi thiền. Để ngồi tư thế này dễ hơn và không bị cứng chân, bạn nên khởi động cơ đùi, cơ háng và cổ chân bằng một vài động tác nhẹ nhàng trước khi ngồi.
Ngồi thiền bán già
- Tư thế kiết già.
Tư thế kiết già hay còn gọi là tư thế hoa sen, đây là tư thế ngồi thiền chuẩn nhất và thích hợp nhất. Cách ngồi thiền bằng tư thế kiết già đúng cách là bạn cần ngồi xếp bằng tự nhiên, rồi lấy 2 bàn tay nắm bàn chân phải từ từ gấp chân lại và đặt bàn chân phải lên đùi trái, sao cho gót chân ép sát bụng, lòng bàn chân ngửa lên trời. Tiếp tục, bạn dùng 2 bàn tay nắm lấy bàn chân trái từ từ gấp chân lại và đặt bàn chân trái lên đùi phải, đưa gót chân ép vào sát bụng, bàn chân ngửa lên trời.
Ngồi thiền kiết già
Trong 3 tư thế ngồi thiền ở trên thì tư thế kiết già là tư thế khó nhất, đòi hỏi bạn phải kiên trì tập luyện và vượt qua được cảm giác đau đớn ban đầu. Đối với người bị các vấn đề về xương khớp, hãy cân nhắc khi thực hiện tư thế ngồi thiền này, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Hướng dẫn cách ngồi thiền.
Theo các chuyên gia, ngồi thiền đúng cách cần trải qua 3 giai đoạn cơ bản gồm nhập thiền, trụ thiền và xả thiền. Sau khi bạn đã chuẩn bị xong trang phục, không gian và thời gian thích hợp để ngồi thiền, chúng ta sẽ bắt đầu các bước ngồi thiền như sau:
2.1. Nhập thiền.
Giai đoạn nhập thiền là giai đoạn đầu tiên khi bạn bắt đầu ngồi thiền. Ở giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu ngồi bằng 1 trong 3 tư thế được giới thiệu ở trên. Nếu bạn là người mới bắt đầu ngồi thiền thì nên ngồi tư thế xếp bằng. Nếu bạn là người có kinh nghiệm ngồi thiền được một thời gian thì có thể ngồi bán già hoặc kiết già.
Ở tư thế ngồi xếp bằng, bạn chỉ cần khoanh chân, lưng giữ thẳng, thả lỏng cơ mặt và tay. Với tư thế bán già hoặc kiết già, bạn cần phải khởi động cơ thể nhẹ nhàng một chút nhằm giúp cơ chân giãn ra, các khớp háng, đầu gối và cổ chân linh hoạt hơn. Để ngồi thiền bằng tư thế bán già hoặc kiết già, bạn cần kiên trì tập luyện một thời gian.
2.2. Trụ thiền.
Trụ thiền là giai đoạn thứ hai khi bạn ngồi thiền. Ngồi thiền đúng cách là phải để đầu óc tĩnh lặng, không có những vọng tưởng, không để cho những suy nghĩ trong đầu nổi lên. Đây là hoạt động rất khó, không phải ai cũng có thể hoàn thành tốt được.
Theo những người có kinh nghiệm ngồi thiền, để tăng sự tập trung khi ngồi thiền, dập tắt những vọng tưởng trong đầu, bạn cần chú ý đến hơi thở. Cách thở đúng khi ngồi thiền là hít sâu vào bằng mũi, cảm nhận hơi thở căng phồng 2 bên lá phổi với những năng lượng tích cực và sau đó từ từ thở ra bằng miệng, cảm nhận đang đẩy mọi cặn bẩn, năng lượng xấu ra khỏi cơ thể. Khi hít thở đều đặn như vậy, bạn cần đếm số lần hít thở, chú ý đến hơi thở của mình. Bước làm này được gọi là Sổ tức. Tùy theo cảm nhận của bản thân, bạn có thể đếm số ngắn từ 1 đến 10 hoặc đếm số dài từ 1 đến 100 để cải thiện sự tập trung của mình.
Cách ngồi thiền đúng cách
Sau khi đã định tâm tốt, không còn những vọng tưởng, bạn không cần đếm hơi thở mà chỉ cần tập trung vào hơi thở của mình. Ở giai đoạn này, người ta gọi là Tùy tức. Bạn sẽ chú ý vào hơi thở, hít vào và thở ra của mình, cảm nhận sự bình yên, tĩnh lặng trong tâm hồn.
Khi bạn đã theo dõi được hơi thở của mình tốt thì bạn sẽ đến cảnh giới đứng ở bên ngoài để theo dõi chính tâm của mình. Ở giai đoạn này người ta gọi là Tri vọng. Khi đến giai đoạn này, bạn sẽ thấy những vấn đề đang xảy ra trong tâm trí mình, thấy những hình ảnh đang nhảy múa, những tưởng tượng, ảo tưởng, những âm thanh vọng tới. Khi thấy những điều này, bạn cần cố gắng nhận thức, ý thức được mình đang nghĩ gì, đang thấy gì trong đầu và cố gắng cắt dòng suy tưởng đó đi, không để nó tiếp tục nữa. Khi đến giai đoạn Tri vọng là bạn có thể cảm nhận được vọng tưởng trong đầu của mình và biết các cắt đứt các vọng tưởng đó, giúp tâm trí bạn được thanh tịnh hơn.
Khi bạn ngồi thiền đúng cách và ổn định được tâm trí thì bạn sẽ nhận biết được nhịp đập của tim đang giảm xuống, cảm nhận được tâm hồn an lạc, hạnh phúc trong khi ngồi thiền và cả sau khi thiền xong.
2.3. Xả thiền.
Xả thiền là giai đoạn cuối của buổi ngồi thiền. Tác dụng của xả thiền là giúp cơ thể không còn tê mỏi và để khí huyết trong cơ thể được lưu thông bình thường. Trong giai đoạn xả thiền, bạn cần hít một hơi dài, rồi thả ra bằng miệng bằng 3 hơi mạnh. Khi hít vào bạn hãy cảm nhận như luồng sinh khí mới đang cùng máu lưu thông khắp trên cơ thể và khi thở ra, bạn hãy cảm nhận như mọi phiền não, các cặn bã trong cơ thể đang được đẩy ra ngoài. Các chuyên gia cho rằng, xả thiền là sự kết hợp hít thở đúng cách và các động tác xoa bóp toàn bộ cơ thể. Cách làm này được thực hiện như sau:
- Cử động toàn thân nhẹ nhàng khoảng 5 lần.
- Cử động 2 bả vai bằng cách xoay lên xuống khoảng 5 lần cho mỗi bên.
- Thực hiện các động tác xoay người, cúi người xuống, ngước đầu lên, xoay sang 2 bên.
- Dùng 2 bàn tay chà xát vào nhau nhằm tạo sức nóng rồi đặt lên 2 mắt, lên trán, lên mặt để cảm nhận sự dễ chịu, thư thái trong người.
- Xoa mặt, xoa hai lỗ tai, xoa đầu, xoa gáy, xoa cổ.
- Dùng bàn tay phải xoa từ vai xuống cánh tay và dùng bàn tay trái xoa từ nách xuống dưới hông. Kết hợp 2 bàn tay xoa một lượt, cho mỗi bên 10 lần rồi đổi bên.
- Sử dụng lòng bàn tay đặt lên ngực, lưng tay trái trên lưng, 2 tay kết hợp xoa ngang tại ngực, bụng, lưng dưới. Mỗi vị trí là 5 lần.
- Xoa thắt lưng, mông đùi bằng 2 tay.
- Thả lỏng chân, một tay nắm đầu các ngón chân, một tay đỡ cổ chân từ từ đặt xuống rồi 2 bàn tay xoa mạnh từ đùi đến bàn chân.
- Gác chân lên một bên rồi xoay cổ chân, chà nóng bàn chân, rồi đổi chân. Sau đó duỗi thẳng 2 chân và rướn người về phía trước, các ngón tay chạm vào các ngón chân khoảng 5 lần.
- Sau khi thực hiện xong các động tác xoa bóp cơ thể, bạn có thể rời khỏi bồ đoàn hoặc gối, ngồi lặng yên một lúc trước khi đứng dậy.
Vậy là, giai đoạn xả thiền kết thúc và cũng là kết thúc buổi ngồi thiền. Thời gian xả thiền sẽ phụ thuộc vào thời gian ngồi thiền. Nếu bạn ngồi thiền lâu thì xả thiền cần phải xoa bóp kỹ hơn để máu lưu thông tốt hơn. Các chuyên gia lưu ý, khi xả thiền, các động tác xoa bóp đều phải ấn mạnh vào da thịt nhưng không được thô bạo, gây trầy xước da.
Những lưu ý khi ngồi thiền.
Cách ngồi thiền đúng phương pháp đã được Thiên Trường Sport chia sẻ đầy đủ ở trên, tuy nhiên, để ngồi thiền đạt hiệu quả tốt nhất, các bạn cần lưu ý một số điều sau khi ngồi thiền. Các lưu ý đó bao gồm:
- Nên ngồi thiền vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Đây là 2 thời điểm mà cơ thể được thả lỏng nhất, giúp dễ dàng thực hiện các động tác ngồi thiền đạt hiệu quả cao.
Lưu ý khi ngồi thiền
- Không nên ngồi thiền sau khi ăn hoặc sau khi tập thể dục. Đây là lúc cơ thể cần nghỉ ngơi và cần được phục hồi sức khỏe. Ngồi thiền vào lúc này, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, năng lượng không còn nhiều, tâm trí sẽ không cảm thấy thoải mái, đầu óc không được thư thái.
- Khi ngồi thiền, bạn nên lựa chọn trang phục thoải mái, thoáng mát nhất. Bạn không nên mặc những bộ đồ bó sát, bởi vì khi ngồi thiền lâu, quần bó sát sẽ ảnh hưởng đến quá trình máu lưu thông, làm cho bạn khó chịu và không thể ngồi thiền lâu được.
- Bạn không nên ngồi thiền trực tiếp dưới sàn gạch hoa hoặc sàn gỗ vì dễ dấn đến bị cảm lạnh, bạn có thể lót tấm thảm Yoga xuống dưới khi ngồi.
- Sau khi ngồi thiền, bạn không nên đứng dậy ngay, hãy duỗi chân và duỗi tay, thả lỏng người để tránh bị tê tay chân, máu không được lưu thông tốt, tránh gây hoa mắt chóng mặt.
Lời kết.
Như vậy, bài viết trên đây của Thiên Trường Sport đã hướng dẫn các bạn cách ngồi thiền tại nhà cơ bản và chi tiết nhất đã được chúng tôi tham khảo lại từ các giáo viên. Những thông tin chia sẻ này thực sự rất hữu ích đối với các bạn đang tìm hiểu cách ngồi thiền đúng cách và nhanh mang lại kết quả cho mình. Bài viết này của chúng tôi xin dừng tại đây. Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, xin chào và hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo nhé !
Đọc thêm ▾