Căng cơ là tình trạng dễ gặp khi chúng ta chơi thể thao hoặc tham gia tập Gym. Vậy, căng cơ là gì, đâu là nguyên nhân và cách khắc phục cho vấn đề này? Hãy cùng Thiên Trường Sport đi tìm hiểu kỹ tình trạng căng cơ khi tập thể dục, thể hình qua chủ đề bài viết dưới đây của chúng tôi nhé !
Theo các chuyên gia thể dục, căng cơ là một chấn thương rất dễ gặp phải trong quá trình cơ thể vận động, tập luyện thể thao do cơ bắp bị sử dụng quá mức. Hiện tượng căng cơ làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động của cơ thể và nhiều khi, nó còn là nguyên nhân dẫn đến những chấn thương rất nguy hiểm. Trong bài viết hôm nay của Thiên Trường Sport, chúng tôi xin chia sẻ với bạn nguyên nhân, cách phòng ngừa và khắc phục tình trạng căng cơ hiệu quả nhất. Xin mời mọi người cùng tham khảo để hiểu rõ hơn về tình trạng căng cơ này nhé !
Căng cơ là gì?
Căng cơ là hiện tượng các thớ cơ bị căng giãn hết mức, quá đột ngột và vượt giới hạn chịu đựng vật lý của cơ hoặc do sự tích tụ của axit lactic trong cơ bắp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng cơ này thường là do cơ thể hoạt động mạnh hoặc vận động sai tư thế... Theo phân tích y khoa, khi các cơ hoạt động sẽ sản sinh ra axit lactic và các mô trong cơ thể sẽ loại bỏ axit lactic này ngay lập. Nhưng khi cơ thể bạn vận động mạnh, nhanh và hoạt động liên tục thì lượng axit lactic sẽ sản sinh ra nhiều khiến các mô không thể làm việc kịp thời. Điều đó dẫn đến tình trạng axit lactic bị ứ đọng, gây ra tình trạng đau nhức cơ, sưng tấy và có thể xuất hiện các vết bầm tím, thậm chí gây rách cơ. Hiện tượng căng cơ thường xuất hiện ở các cơ vận động xoay tròn, uốn cong như vùng thắt lưng, cổ, tay, chân, gân kheo, háng...
Căng cơ
- Tham khảo thêm: Chai cơ là gì?
Dấu hiệu nhận biết bị căng cơ.
Theo chia sẻ của các bác sĩ, hiện tượng căng cơ nhẹ sẽ khiến cơ bắp của chúng ta thiếu linh hoạt và gây khó khăn trong việc vận động cơ thể, thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Đối với trường hợp căng cơ nặng, cơ sẽ bị rách và gây ra tình trạng bị đau đớn, có thể khiến bạn không thể cử động được. Nếu bạn bị căng cơ, bạn có thể sẽ gặp phải các triệu chứng sau đây:
- Vùng cơ bị sưng tấy, bầm tím hoặc đỏ.
- Cơ bắp bị đau khi nghỉ ngơi.
Dấu hiệu căng cơ
- Bị đau khi có những hoạt động cần sử dụng đến cơ bắp bị tổn thương.
- Gân cơ bị yếu.
Nguyên nhân bị căng cơ.
Cũng theo chia sẻ từ các chuyên gia sức khỏe, căng cơ là hiện tượng thường xảy ra đột ngột và bất ngờ. Tình trạng căng cơ có thể xảy ra do một số những nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Không khởi động cơ bắp kỹ càng trước khi bắt đầu tham gia các hoạt động thể chất.
- Trong quá trình tập luyện thể thao thiếu độ mềm dẻo.
- Sử dụng cơ bắp quá mức.
- Bị trượt ngã hoặc mất thăng bằng trong khi vận động.
Nguyên nhân căng cơ
- Căng cơ chân khi chạy nhảy sau một thời gian không vận động.
- Căng cơ tay do ném một vật gì đó quá sức.
- Căng cơ lưng, hông, bả vai khi nhấc một vật gì đó nặng trong tư thế không thoải mái.
- Căng cơ do tập luyện trong thời tiết lạnh. Cơ bắp bị co cứng ở nhiệt độ thấp...
Cách khắc phục tình trạng căng cơ.
Căng cơ là hiện tượng xảy ra rất đột ngột. Căng cơ ở mức độ nhẹ sẽ tự khỏi sau vài tuần nghỉ ngơi. Với những người bị căng cơ nặng, hiện tượng này có thể kéo dài nhiều tuần, thậm chí vài tháng và khiến cơ thể kém linh hoạt, gây ra các tình trạng đau nhức cơ. Để khắc phục tình trạng đau cơ nhanh nhất, bạn cần áp dụng các cách khắc phục sau đây khi có các dấu hiệu bị căng cơ:
1. Cho cơ thể nghỉ ngơi.
Khi có dấu hiệu bị căng cơ, bạn phải dừng tất cả các hoạt động gây căng cơ ngay lập tức, nhằm hạn chế các chấn thương nghiêm trọng hơn.
2. Chườm đá.
Sử dụng đá chườm lên vùng cơ bị căng có tác dụng giảm sưng, làm xoa dịu cơn đau cơ nhanh chóng. Cách sử dụng đá chườm như sau:
- Bạn cho đá vào túi chườm rồi quấn khăn mỏng xung quanh vùng bị căng cơ nhằm tránh tổn thương da do đá lạnh.
- Chườm đá lên vùng cơ bị căng trong vòng 20 phút/lần. Thực hiện chườm đá nhiều lần trong ngày để giảm sưng tấy hiệu quả nhất. Lưu ý, bạn không nên chườm nước ấm hay các sản phẩm có nhiệt bởi nó không có tác dụng giảm viêm cơ.
Chườm đá khi bị căng cơ
3. Quấn khăn y tế.
Sử dụng băng y tế quấn quanh vùng da bị tổn thương giúp hạn chế bị sưng viêm, cố định và hỗ trợ ngăn ngừa chấn thương vùng cơ phát triển. Khi quấn khăn lên vùng bị thương, bạn không nên quấn chặt quá, làm cản trở quá trình tuần hoàn máu. Theo các bác sĩ, bạn nên sử dụng khăn quấn có độ co giãn để không ảnh hưởng đến vùng bị thương.
4. Nâng cao cơ.
Khi cơ bắp của bạn bị căng, bạn cần nâng cao vị trí cơ đó lên, để giảm thiểu cơ bị sưng viêm và tạo điều kiện tốt nhất để cơ bắp được nghỉ ngơi, nhanh chóng hồi phục. Trường hợp bạn bị căng cơ tay, nên dùng băng đeo để đỡ cánh tay cao lên. Nếu cẳng chân bị sưng tấy, bạn nên đặt chân lên thanh gác chân hoặc lên ghế khi ngồi, giúp giảm áp lực lên vùng cơ bị căng.
5. Sử dụng thuốc giảm đau.
Trong trường hợp căng cơ nặng quá, gây đau đớn và không thể cử động được thì bạn cần sử dụng thuốc giảm đau. Để sử dụng thuốc đúng cách, bạn nên đến trung tâm y tế để mua thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc sử dụng.
Bí quyết phòng tránh bị căng cơ.
Căng cơ không phải là bệnh, nhưng nó ảnh hưởng đến sức khỏe và gây đau đớn, mệt mỏi cho người mắc phải. Trong khi tập luyện thể thao, hiện tượng căng cơ là điều không ai muốn gặp phải. Vậy làm sao để phòng tránh bị căng cơ trong quá trình tập luyện thể dục, thể hình? Dưới đây là các cách phòng tránh bị căng cơ do các chuyên gia sức khỏe và huấn luyện viên tư vấn:
- Khởi động kỹ càng trước khi tập luyện bất cứ bài tập thể thao nào. Việc khởi động có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp làm nóng cơ thể, hạn chế những chấn thương trong quá trình tập luyện và tránh tình trạng căng cứng cơ do cơ thể chưa kịp thích nghi với động tác. Bạn có thể tham khảo cách tập tại bài viết các bài tập khởi động trước khi tập thể dục, tập Gym và áp dụng cho mình !
Khởi động giúp tránh căng cơ
- Đối với người mới tập luyện, bạn cần vận động nhẹ nhàng, điều chỉnh thể lực, lựa chọn các hình thức tập luyện vừa sức và sau đó dần dần tăng cường độ để cơ thể dễ thích nghi hơn.
- Phải để cơ thể nghỉ ngơi sau những lần vận động vừa phải.
- Sau khi kết thúc buổi tập, bạn cần tiếp tục tập luyện các động tác nhẹ nhàng khi lúc khởi động để thư giãn cơ bắp.
- Cần duy trì thói quen tập luyện thể thao thường xuyên, đều đặn. Không nên nghỉ tập quá lâu sẽ dễ căng cơ sau khi tập trở lại.
Chế độ ăn uống cho người bị căng cơ.
Ngoài việc tập luyện thể thao đúng cách và điều độ, chế độ ăn uống hợp lý cũng góp phần hạn chế tình trạng căng cơ cho cơ thể bạn rất tốt. Theo các HLV thể dục và thể hình, để tránh bị căng cơ khi vận động cơ thể, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống như sau:
- Uống nhiều nước: Nước có tác dụng hòa tan axit lactic. Uống nhiều nước sẽ giúp ngăn chặn sự ứ động axit lactic trong cơ thể, hạn chế sự xuất hiện các cơn căng cơ đột ngột.
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi, magie: Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, hàm lượng magie dồi dào trong cơ thể sẽ cung cấp năng lượng trực tiếp cho cơ bắp. Canxi có tác dụng giúp cơ bắp khỏe mạnh hơn. Canxi và magie là 2 khoáng chất có nhiều trong các loại rau xanh như bina, cải xanh, củ cải, các loại đậu, bí ngô, hạt vừng, yến mạch, hạt hướng dương...
- Bổ sung các vitamin nhóm B: Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin nhóm B trong khẩu phần ăn sẽ cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể, đồng thời làm giảm lượng axit lactic. Các loại thực phẩm giàu vitamin nhóm B mà bạn có thể sử dụng cho mình đó là các loại cá, hải sản, thịt đỏ, trứng, sữa, ngũ cốc...
Lời kết.
Như vậy, bài viết trên đây của Thiên Trường Sport đã giúp các bạn hiểu hiện tượng căng cơ là gì, nguyên nhân, cách khắc phục và cách phòng tránh bị căng cơ trong các hoạt động vận động cơ thể hàng ngày. Hy vọng những kiến thức bổ ích này sẽ giúp bạn tránh được căng cơ trong mọi tình huống. Chủ đề bài viết về tình trạng căng cơ của chúng tôi xin phép được dừng lại tại đây, xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo của chúng tôi !
- Tham khảo thêm: Tập Gym bị đau cơ có nên tập tiếp không?
Đọc thêm ▾