Chấn thương khi tập boxing là điều khó tránh khỏi khi bạn tập luyện hoặc thi đấu boxing. Tuy nhiên, người chơi hoàn toàn có thể giảm mức độ chấn thương nếu biết cách phòng tránh khi chơi. Sau đây, hãy cùng Thiên Trường Sport điểm qua 7 chấn thương dễ gặp khi tập boxing và mẹo phòng tránh hữu ích.
1. Các loại chấn thương khi tập boxing thường gặp
Boxing là một môn thể thao có tính đối kháng cao và dễ va chạm nên chấn thương là vấn đề khá thường gặp. Dưới đây là một số chấn thương khi tập boxing phổ biến nhất:
1.1. Rách da hoặc trầy xước da
Đây là một trong những loại chấn thương nhẹ nhất mà dân chơi boxing thường gặp phải. Trong đó, các vị trí dễ bị trách da hoặc trầy xước đó là vùng cổ, mặt và cung quanh bàn tay, cánh tay…
Khi phát hiện trên cơ thể có dấu hiệu bị trầy xước hoặc rách da, bạn nên nhanh chóng vệ sinh và khử trùng để tránh vi khuẩn hoặc nấm mốc có hại tấn công. Trường hợp miệng vết thương xuất hiện tình trạng chảy mủ, rỉ máu lâu hoặc bầm tím… thì hãy lập tức đi khám để được chữa trị, tuyệt đối không được chủ quan.
Trầy xước và rách da là chấn thương phổ biến khi tập boxing
1.2. Bong gân
Bong gân cũng là chấn thương mà hầu hết những người chơi boxing đều gặp phải và hầu hết là bị bong gân tay. Tình trạng này có thể do người chơi tập sau kỹ thuật các cú đấm hoặc đấm quá nhanh. Ngoài ra, nếu chơi boxing với tần suất dày đặc thì bạn còn có thể bị tổn thương dây chằng ở chân.
Để xử lý khi bị bong gân, bạn nên nghỉ ngơi và có thể quấn băng để hạn chế tổn thương ở các vị trí chấn thương. Thông thường, bong gân sẽ khỏi sau 2-3 tuần nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu bị nặng hơn thì bạn nên đi bệnh viện kiểm tra để kịp thời xử lý.
Bong gân tay rất dễ xảy ra khi tập luyện boxing
1.3. Chấn thương hàm
Những cú đấm mạnh vào mặt có thể dẫn đến các chấn thương hàm nguy hiểm như nứt, vỡ khớp hàm hoặc gãy răng. Do đó, khi chơi boxing bạn cần chú ý trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ hàm và răng để phòng tránh chấn thương ở vị trí này.
1.4. Gãy xương
Gãy xương khi chơi boxing thường là ở một số vị trí như bàn chân, bàn tay, xương chân, xương sườn, xương cổ tay… Ngoài ra, cơ khớp ngón tay cũng có thể bị vỡ nếu người chơi thường xuyên thực hiện những cú đấm mạnh với tốc độ nhanh.
Để hạn chế chấn thương này, bạn nên sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ phù hợp, đặc biệt là găng tay. Tuy nhiên, nếu không may dính chấn thương này, bạn phải nhanh chóng nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ để kịp thời xử lý.
Gãy xương cho người tập boxing bởi cú đấm quá mạnh
1.5. Chấn thương mô mềm trong khoang miệng
Mô mềm ở khoang miệng cũng là vị trí dễ bị chấn thương khi tập boxing mà người chơi cần chú ý. Loại chấn thương này thường gặp khi người chơi liên tục bị trúng những cú đấm của đối thủ lên mặt dẫn đến phần má trong bị tổn thương hoặc răng va chạm vào môi, lưỡi…
Nếu gặp chấn thương này, bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng vài lần mỗi ngày với nước muối 0,9%. Tình trạng đau nhức thường sẽ giảm sau khoảng 3 ngày.
1.6. Chấn thương vùng mắt và mũi
Đây cũng là chấn thương boxing dễ gặp khi người chơi không may bị trúng các cú đấm trực diện từ đối thủ. Các chấn thương này thường không quá nguy hiểm và có thể giảm sau 3-5 ngày, tuy nhiên nó có thể khiến bạn bị sưng hoặc bầm tím. Để khắc phục, bạn nên chườm lạnh sớm để giảm sưng.
Chấn thương vùng mắt và mũi rất thường gặp khi chơi boxing
1.7. Chấn thương não bộ
Chấn thương não bộ là loại chấn thương boxing cực kỳ nguy hiểm và khá hiếm gặp khi tập boxing. Thông thường, nó có thể do người chơi bị dính một đòn KO bị ngã khiến đầu đập xuống sàn hoặc bị đấm mạnh vào gáy. Dấu hiệu thường gặp đó là đột nhiên bị ngất hoặc đau đầu sau 15-20 phút dừng chơi.
Tốt nhất, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra nếu không may bị tác động mạnh vào vùng đầu hoặc sau gáy khi chơi boxing. Ngoài ra, luôn luôn sử dụng đồ bảo hộ đầu kể cả khi tập luyện hoặc thi đấu để giảm tối đa nguy cơ dính loại chấn thương này.
Chấn thương não bộ cực kỳ nguy hiểm khi chơi boxing
2. Mẹo phòng tránh chấn thương khi tập boxing đơn giản, hiệu quả
Để phòng tránh bị chấn thương khi tập boxing, người chơi nhất định phải ghi nhớ một vài mẹo sau đây:
- Trang bị đầy đủ các loại đồ bảo hộ cơ bản như găng tay boxing; đồ bảo hộ cho vùng đầu, hàm, răng, hạ hộ và băng đa quấn tay. Điều này sẽ giúp giảm lực tác động vào cơ khớp khi không may bị dính đòn của đối thủ và hạn chế chấn thương hiệu quả.
- Luyện tập những kỹ thuật phòng thủ trong boxing như che chắn, đỡ - gạt đòn, bộ pháp (lùi, tiến, chạy vòng quanh…), cuộn người vai… Điều này sẽ giúp bạn né được các đòn tấn công và hạn chế chấn thương, đặc biệt là ở các vùng đầu, hàm, mặt và tay.
- Quấn băng đa chính xác, không quấn quá lỏng hoặc quá chặt để bảo vệ cổ tay và khớp tay, tránh bị bong gân, vỡ hoặc gãy xương.
- Đấm đúng kỹ thuật, cố gắng nắm rõ và thành thạo những kỹ thuật cơ bản, biết điều chỉnh lực đấm hợp lý trước khi tập nâng cao.
- Thường xuyên tập những bài tập kéo duỗi cơ thể để có thể kéo dài các cơ và dây chằng. Điều này giúp giảm bị tình trạng căng cơ hoặc bong gân khi tập boxing.
Sử dụng đồ bảo hộ để phòng tránh chấn thương khi tập boxing
Lời kết
Trên đây là tổng hợp một số chấn thương khi tập boxing mà người chơi thường gặp phải. Hy vọng những chia sẻ của Thiên Trường Sport đã cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn có thể phòng tránh chấn thương trong boxing và có được hiệu quả tập luyện tốt nhất. Đừng quên theo dõi trang tin tức của chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất về thể thao nhé!
>> Xem thêm: Boxing là gì? Tập Boxing như thế nào đúng cách và hiệu quả
Đọc thêm ▾