Đấm bao cát bị đau tay là tình trạng không hiếm gặp đối với võ sĩ tập các môn võ thuật đối kháng và người dùng tập luyện thể hình. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên và cách phòng tránh đau cổ tay khi đấm bao cát. Mọi thông tin chi tiết sẽ có trong bài viết dưới đây của Thể Thao Thiên Trường, mời bạn đọc cùng theo dõi.
1. Nguyên nhân đấm bao cát bị đau cổ tay
Tình trạng đấm bao cát bị đau cổ tay bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có những nguyên nhân mà người mới tiếp xúc với đấm bốc thường hay mắc phải, một số nguyên nhân khác có thể khiến bạn bất ngờ, bao gồm:
Thứ nhất, không khởi động kỹ trước khi tập luyện. Chỉ cần bỏ ra 5 đến 10 phút khởi động với các động tác làm nóng cơ thể, giãn cơ, xoay khớp đơn giản nhưng rất cần thiết. Khởi động trước khi luyện tập là chuông báo cho toàn bộ cơ thể chuẩn bị sẵn sàng bước vào trạng thái tập luyện cường độ cao. Giúp bạn tránh trường hợp bị căng cơ, chuột rút hay đau cổ tay sau khi đấm bao cát.
Không khởi động kỹ trước khi luyện tập
Thứ hai, tập luyện sai kỹ thuật. Tập luyện sai kỹ thuật hoặc thực hiện các động tác sai trong đấm bao cát bị đau cổ tay, thậm chí những chấn thương nghiêm trọng. Ví dụ, cú đấm không đúng kỹ thuật có thể làm tăng áp lực lên các khớp tay và cổ tay, dẫn đến bong gân, trật khớp, hoặc thậm chí gãy xương. Để tránh những chấn thương này, người tập luyện cần học và thực hành đúng kỹ thuật từ đầu hoặc tập với huấn luyện viên chuyên nghiệp.
Thứ ba, thiếu trang thiết bị bảo hộ cần thiết. Thiếu trang thiết bị bảo hộ như băng đai và găng tay boxing dẫn đến việc cổ tay đau khi đấm bao cát. Băng đai giúp bảo vệ các khớp tay và cổ tay bằng cách cố định chúng, giảm thiểu nguy cơ bong gân và gãy xương. Găng tay boxing có lớp đệm giúp giảm lực tác động lên tay khi đấm, bảo vệ các khớp và xương tay khỏi bị chấn thương. Việc không sử dụng hay sử dụng không đúng cách có khiến bạn bị chấn thương nghiêm trọng, làm gián đoạn quá trình tập luyện và thi đấu.
Thiếu trang thiết bị luyện tập
Thứ tư, chế độ tập luyện quá khắt khe hoặc tập với cường độ cao. Điều này diễn tra trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng đau cổ tay sau khi đấm bao cát, tổn thương khớp cổ tay do vượt quá sức chịu đựng. Các khớp và cơ không có đủ thời gian để phục hồi, dẫn đến căng cơ, viêm khớp và đau nhức cổ tay. Để tránh tình trạng này, người tập nên có kế hoạch tập luyện hợp lý, bao gồm thời gian nghỉ ngơi và phục hồi đầy đủ. Ngoài ra, việc duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cũng giúp cơ thể phục hồi tốt hơn sau mỗi buổi tập.
Thứ năm, các động tác lặp đi lặp lại hoặc dùng lực cổ tay quá mức dẫn đến chấn thương như viêm gân, viêm khớp, đau nhức cổ tay. Khi luyện tập, nếu không chú ý đến việc phân phối lực đều đặn và thực hiện đúng kỹ thuật, lực tác động lên cổ tay sẽ tăng lên đáng kể. Để giảm nguy cơ đau cổ tay sau khi đấm bao cát, bạn cần chú ý đến việc khởi động và tập các bài tăng cường sức mạnh cho cổ tay, thay đổi các bài tập để tránh lặp lại một động tác quá nhiều.
2. Các loại chấn thương cổ tay khi tập đấm bao cát
Đấm bao cát bị đau cổ tay không nên coi nhẹ. Nếu không được khám chữa kịp thời, có thể tiềm ẩn dẫn đến những chấn thương như:
Bong gân: Bong gân là một chấn thương nhẹ mà hầu hết những người tập đấm bao cát đều gặp phải. Nguyên nhân chính là do các cú đấm nhanh, mạnh và chưa đúng kỹ thuật dẫn đến bong gân cổ tay, ngón trỏ và các khớp ngón tay khác.
Gãy xương: Bạn có thể gặp chấn thương nghiêm trọng như gãy xương tay hoặc vỡ khớp tay do va chạm nếu không cẩn thận khi luyện tập và thi đấu. Người tập cần trang bị găng tay có Velcro để giữ găng chặt vào tay, giúp tăng cường bảo vệ và giảm nguy cơ gãy xương khớp tay.
Chấn thương phần mềm: Chấn thương phần mềm thường xảy ra ở phần mềm của tay, đặc biệt là rách da. Rách da ở cổ tay có thể gây đau nhức và chảy máu, dù không quá nghiêm trọng nhưng vẫn cần chú ý.
Các loại chấn thương cổ tay khi tập đấm bao cát
3. Cách phòng tránh tình trạng cổ tay đau khi đấm bao cát
Dưới đây là một số biện pháp để phòng tránh tình trạng đấm bao cát bị đau cổ tay mà bạn có thể tham khảo:
Sử dụng đồ bảo hộ: Đồ bảo hộ là yếu tố quan trọng để giảm chấn thương khi tập luyện. Bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức về đồ bảo hộ cho tay, bao gồm:
-
Găng tay boxing: Găng tay giúp giảm chấn thương khớp tay và tăng lực đấm. Chọn găng tay có lớp đệm dày, vừa vặn với tay để tránh tuột và đảm bảo an toàn.
-
Băng đa: Băng đa quấn tay là dây vải quấn quanh các khớp và cổ tay, hỗ trợ trong luyện tập và thi đấu. Băng đa giúp ôm khít phần khớp ngón tay, hạn chế bong gân, gãy xương và đau cổ tay.
Quấn băng đa đúng cách: Băng đa là dụng cụ hỗ trợ quan trọng trong tập luyện đấm bao cát. Quấn băng đa chính xác giúp bảo vệ tối đa khớp tay và cổ tay. Đấm bao cát bằng tay trần rất nguy hiểm, vì nó làm tăng nguy cơ bong gân, gãy cổ tay, và vỡ xương khớp tay. Đảm bảo quấn băng đa bao trọn bàn tay và các khớp trên tay. Tránh quấn quá chặt hoặc quá lỏng sẽ ảnh hưởng đến lưu thông máu, giảm tác dụng bảo vệ bàn tay.
Quấn băng đa đúng cách
Đấm đúng kỹ thuật: Đây là một lưu ý quan trọng khi tập luyện với bao cát. Cú đấm sai kỹ thuật không chỉ gây chấn thương ngay lập tức mà còn có thể trở thành thói quen khó sửa về lâu dài. Trong quá trình tập, chú ý kiểm soát sức mạnh và lực đấm. Nên tập nhiều kỹ thuật đấm khác nhau để đa dạng bài tập và kiểm soát linh hoạt hơn khi thi đấu.
Đấm đúng kỹ thuật
Tổng kết
Bài viết trên của Thể Thao Thiên Trường đã lý giải cho bạn đọc biết được nguyên nhân tại sao đấm bao cát bị đau cổ tay và cách phòng tránh tình trạng này. Hy vọng bạn đọc có thể tham khảo thật kỹ để nắm được những kiến thức cần thiết trong tập luyện với bao đấm cát một cách an toàn và hiệu quả.
Ngoài ra, chúng tôi còn là đơn vị chuyên cung cấp bao cát đấm bốc chính hãng đến từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Quý khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ hotline 0968650686 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Đọc thêm ▾