Chọn MENU
icon cart0

Đánh cầu lông bị đau lưng: Nguyên nhân và biện pháp xử lý

Đánh cầu lông bị đau lưng không phải tình trạng hiếm gặp bởi các động tác đánh cầu lông tác động khá nhiều đến vùng lưng. Chấn thương này khiến cột sống thắt lưng đau nhức và khó khăn khi vận động. Cùng Thiên Trường Sport tìm hiểu chi tiết nguyên nhân và cách xử lý chấn thương này ngay dưới đây. 

1. Nguyên nhân dẫn đến đánh cầu lông bị đau lưng

Tình trạng người chơi cảm thấy đau nhức ở vùng lưng sau khi chơi cầu lông có thể do một số nguyên nhân sau đây:

  • Động tác đánh cầu lông sai kỹ thuật 

  • Không khởi động kỹ cơ thể trước khi chơi cầu lông khiến lưng bị dãn đột ngột. 

  • Gặp hoặc vặn xoắn lưng quá mức khi thực hiện các động tác đánh cầu lông. 

  • Chơi cầu lông với cường độ liên tục và không nghỉ ngơi hợp lý. 

  • Tái phát các chấn thương cũ ở vùng lưng. 

Đau lưng là chấn thương khá thường gặp khi chơi cầu lông

Đau lưng là chấn thương khá thường gặp khi chơi cầu lông

2. Các biểu hiện đau lưng thường gặp sau khi chơi cầu lông 

Chấn thương ở vùng lưng và cột số do chơi cầu lông thường có một số biểu hiện như:

- Cảm giác đau âm ỉ hoặc đau nhói ở vùng cột sống thắt lưng.

- Cơn đau lưng nặng hơn khi bạn đứng lâu, vận động hoặc đột nhiên ngồi xuống và giảm khi nằm xuống nghỉ ngơi. 

- Tình trạng đau lưng không giảm sau vài ngày hoặc có dấu hiệu đau nhiều hơn, đặc biệt là khi bạn vận động. Ngoài ra, cơn đau có thể lan xuống phần mông, đùi và háng. 

- Lưng bị đơ cứng và khó khăn khi cúi người.

Vùng lưng bị cứng hoặc đau là biểu hiện chấn thương dễ thấy

Vùng lưng bị cứng hoặc đau là biểu hiện chấn thương dễ thấy

3. Cách xử lý tình trạng đau lưng khi chơi cầu lông 

Nếu bạn bị đau lưng sau khi chơi cầu lông thì có thể thử một số cách dưới đây để khắc phục: 

3.1. Với các chấn thương nhẹ 

- Dừng chơi cầu lông đến khi cảm thấy lưng không còn bị đau hay mỏi. 

- Xoa bóp và massage nhẹ nhàng vùng lưng để giúp thư giãn các phần cơ bị thắt. 

- Hạn chế vận động mạnh, ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi ở tư thế thoải mái nhất để giảm áp lực lên vùng lưng và giúp cơ thể phục hồi lại. 

- Chườm lạnh cho vùng lưng bị đau trong khoảng 15 - 20 phút. 

3.2. Với chấn thương nặng 

Trường hợp sau 2 ngày mà tình trạng đau lưng của bạn vẫn không giảm hoặc bị đau nhiều hơn và có dấu hiệu lan xuống mông, đùi thì nên đi bệnh viện để khám ngay. Tốt nhất, hãy chụp x-quang lưng để bác sĩ có thể kiểm tra chính xác nguyên nhân và điều trị dứt điểm. 

Nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng đau lưng không giảm

Nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng đau lưng không giảm

>> Xem thêm: 7 chấn thương khi chơi cầu lông thường gặp và cách xử lý

4. Một số mẹo phòng tránh đánh cầu lông bị đau lưng hiệu quả 

Để hạn chế tình trạng bị đau lưng khi chơi cầu lông, bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây:

4.1. Khởi động kỹ và chọn trang phục phù hợp khi chơi cầu lông 

Các động tác khởi động sẽ giúp bạn làm nóng cơ thể và phòng tránh chấn thương rất hiệu quả khi chơi bất kỳ môn thể thao.  Trước khi chơi cầu lông, bạn nên chú ý khởi động kỹ phần cổ tay, lưng, vai, đầu gối… Chú ý lựa chọn những động tác khởi động đơn giản, không giãn cơ quá mức. 

Ngoài ra, nên chú ý lựa chọn trang phục chơi cầu lông phù hợp. Ưu tiên những loại quần áo thoải mái, có dãn và thấm mồ hôi tốt, giày vừa chân và êm ái. 

Khởi động kỹ để tránh chấn thương khi chơi cầu lông

Khởi động kỹ để tránh chấn thương khi chơi cầu lông

4.2. Nâng cao thể chất 

- Tập luyện thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe, tăng sức bền và giúp cơ thể dễ thích nghi khi bạn chơi thể thao với cường độ cao. 

- Kéo dãn cơ bắp để tăng cường độ linh hoạt và giảm chấn thương do căng cơ. 

- Tập các bài tập giúp tăng sức mạnh cơ lưng, thắt lưng, cơ bụng, cơ xéo… nhằm tăng khả năng bảo vệ cột sống khi thực hiện các động tác đánh cầu lông.

4.3. Dùng băng lưng và băng bó cơ để tránh đau lưng khi chơi cầu lông 

Sử dụng các loại băng lưng giúp giảm áp lực lên cột sống và dây chằng khi người chơi thực hiện động tác xoay người hoặc vung vợt vớt lực mạnh. Bên cạnh đó, phụ kiện này còn có tác dụng giúp ổn định cột sống, giữ ấm cơ bắp, hạn chế vận động sai tư thế để bảo vệ phần cơ lưng khỏi các chấn thương. 

Dùng các loại đai bảo vệ khi chơi cầu lông

Dùng các loại đai bảo vệ khi chơi cầu lông 

Lời kết

Trên đây, Thiên Trường Sport đã giúp bạn tổng hợp chi tiết các nguyên nhân, biểu hiện, cách xử lý và phòng tránh tình trạng đánh cầu lông bị đau lưng. Hy vọng những kiến thức chúng tôi đã chia sẻ có thể giúp bạn có thể bảo vệ tốt cơ thể và hạn chế bị chấn thương khi chơi cầu lông. 

Đọc thêm

Chia sẻ
(0/5, 0 vote)

Ông Phạm Văn Hùng - Tổng Giám đốc Công ty Thể thao Thiên Trường với hơn 14 năm kinh nghiệm trong ngành thể thao, chuyên bán dụng cụ thể dục thể thao và thể hình chất lượng với giá tốt nhất tại Việt Nam. Với hệ thống 6 cửa hàng thể thao tại các thành phố Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nam Định & Đồng Nai sẵn sàng phục vụ khách hàng khắp mọi nơi.

Bình luận
0968650686

DANH SÁCH CỬA HÀNG THỂ THAO THIÊN TRƯỜNG

Thiên Trường tại Hà Nội

Hà Nội

  • 208B Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân
  • 0243 566 7337
  • 0983 080 786 - 0916 131 402
  • info@thethaothientruong.vn

Thiên Trường tại Tp Hồ Chí Minh

Tp. Hồ Chí Minh

  • 34 đường số 2 , Phường 11 , Quận 6
  • 0286 290 1232
  • 094 979 2525 - 0987 190 944
  • Hỗ trợ kỹ thuật: 0916 131 402

Thiên Trường tại Đà Nẵng

Đà Nẵng

  • 657 Trần Cao Vân, Quận Thanh Khê
  • 02363 622 777
  • 0944 086 000

Thiên Trường tại Nam Định

Nam Định

  • 522 Trần Hưng Đạo, P Lộc Vượng
  • 0987 883 956
  • Hỗ trợ kỹ thuật: 0916 131 402

Thiên Trường tại Hải Phòng

Hải Phòng

  • 238 Hàng Kênh, Quận Lê Chân
  • 0968 887 488
  • 079 438 5555
Để lại lời nhắn cho chúng tôi Zalo
Nhắn tin cho chúng tôi qua Facebook