Thường xuyên đạp xe có to bắp chân không là băn khoăn của rất nhiều người khi có ý định tham gia môn thể dục này. Có thể thấy, đạp xe không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, mà còn săn chắc cơ và tăng sức bền. Cùng Thiên Trường Sport tìm hiểu các đẹp xe hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây.
1. Đạp xe đạp có to bắp chân không?
Nếu bạn đang thắc mắc không biết đạp xe có to bắp chân không thì câu trả lời là “KHÔNG”. Thực tế, việc đạp xe thường xuyên sẽ không làm cho bắp chân và đùi của bạn to ra mà trái lại nó còn khiến cho đôi chân của bạn trở nên thon gọn, săn chắc hơn nếu như bạn đạp xe đúng cách.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học thì tập thể dục bằng các bài tập đạp xe sẽ giúp người tập giảm cân hiệu quả, làm săn chắc bắp chân, đùi, mông. Ngoài ra, nó còn có tác động đến lưng, cánh tay, hông và vùng bụng. Tuy nhiên, sẽ hiệu quả nếu như bạn đạp xe đúng cách và được hướng dẫn bởi các chuyên gia.
Đạp xe giúp bắp chân săn chắc và thon gọn hơn
>> Xem thêm: Đạp xe tiêu hao bao nhiêu calo 1 giờ?
2. Cách đạp xe giúp chân thon gọn
Sau đây là hướng dẫn cách đạp xe đúng cách để giúp chân, đùi thon gọn và săn chắc hơn:
2.1. Đạp xe với tốc độ hợp lý
Tốc độ là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc đạp xe. Theo đó, bạn có thể tham khảo gợi ý tốc độ đạp xe hợp lý theo các bước sau:
Bước 1: Đạp xe chậm trong một vài phút để khởi động và thư giãn cơ bắp.
Bước 2: Tăng tốc độ đạp xe đến khi đạt được tốc độ nhanh nhất mà cơ thể vẫn có thể chịu đựng.
Bước 3: Khi cảm thấy cơ thể đã mệt, mồ hôi vã ra, nhịp thở nhanh, gấp thì bạn quay trở lại trạng thái đạp xe chậm để điều chỉnh nhịp tim và thư giãn trước khi kết thúc bài tập.
Lưu ý: Không nên đạp quá nhanh ngay từ đầu hoặc dừng đột ngột khi đang đạp xe ở cường độ cao vì dễ gây ảnh hưởng xấu đến tim. Đạp xe với tốc độ hợp lý không chỉ giúp đánh tan lớp mỡ thừa ở đùi và bắp chân, mà còn rất tốt cho hệ thống tim mạch của người tập.
Đạp xe với tốc độ hợp lý để đạt hiệu quả tốt nhất
2.2. Thời gian đạp xe phù hợp
Khi lần đầu làm quen với bộ môn này không nên tham lam tập quá sức. Bạn chỉ nên đạp xe trong khoảng 30 phút/ngày và sau đó có thể tăng dần thời gian tuỳ theo thể trạng.
Ngoài ra, với chế độ tập thông thường, thời gian lý tưởng để đạp xe là từ 45 - 60 phút mỗi ngày.
2.3. Ăn uống hợp lý
Để bắp chân không bị to sau khi tập thể dục với xe đạp thì bạn cũng nên lựa chọn cho mình một chế độ ăn uống phù hợp. Chế độ ăn uống phù hợp đó là bổ sung nhiều protein để cơ bắp săn chắc và kết hợp ăn thêm rau củ quả với tỷ lệ hợp lý để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.
Ngoài ra, bạn cũng không được ăn các thực phẩm chế biến sẵn, các loại bánh ngọt chứa nhiều đường hay sử dụng nước ngọt, nước uống có ga.
Lựa chọn thực phẩm phù hợp với tỷ lệ hợp lý
2.4. Bổ sung đủ nước
Đạp xe là phương pháp thể dục giảm cân mất rất nhiều năng lượng và nước. Bạn nên bổ sung lượng nước cho cơ thể trong và sau khi tập. Cách tốt nhất là mang theo chai nước trên xe và uống từng ngụm nhỏ khi cơ thể cảm thấy khát, cần phải tiếp nước. Chú ý đảm bảo uống đủ tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, kể cả khi bạn không tập luyện.
3. Lưu ý khi tập thể dục với xe đạp
Có thể thấy, đạp xe đúng kỹ thuật không hề làm to chân mà chỉ giúp chân bạn ngày càng đẹp lên, thon gọn và săn chắc hơn. Theo rất nhiều huấn luyện viên thể dục, khi tham gia bộ môn đạp xe thì bạn cũng cần phải lưu ý thêm một số vấn đề quan trọng sau:
3.1. Chọn xe đạp phù hợp
Lựa chọn xe đạp phù hợp với chiều cao và trọng lượng để có thể điều khiển thoải mái và an toàn nhất. Với nữ, bạn nên ưu tiên những mẫu xe trọng lượng nhẹ và yên xe có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với vóc dáng của bạn. Ví dụ, xe đạp cỡ nhỏ phù hợp cho người cao từ 1,5m - 1,6m, xe cỡ trung bình thích hợp cho chiều cao từ 1,6m - 1,7m và những người trên 1,7m thì nên chọn xe đạp cỡ lớn.
Ngoài ra, tùy theo địa hình phù hợp sẽ đem lại hiệu quả tốt. Bạn có thể chọn một số mẫu xe thông dụng, nhẹ và êm, có thể đạp ở các địa hình bằng phẳng, ít gập ghềnh. Nếu như bạn lựa chọn địa hình đồi núi, nhiều chướng ngại vật, bạn nên lựa chọn mẫu xe đạp địa hình thiết kế riêng phù hợp cho khu vực đó. Bạn cũng có thể tham khảo những mẫu xe đạp tập tại nhà nếu có nhu cầu tập luyện trong nhà.
Chọn loại xe đạp phù hợp với địa hình di chuyển
3.2. Ăn nhẹ và uống nước trước khi đạp xe
Để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, trước khi đạp xe bạn nên ăn uống nhẹ cách lúc tập khoảng 1 tiếng. Lưu ý, không nên ăn quá no để tránh gây ra tình trạng khó tiêu hoặc đau hông.
3.3. Mặc quần áo thoải mái khi đạp xe
Bạn nên chọn các mẫu quần áo thể thao có độ đàn, hồi thấm hút tốt, có khả năng co giãn. Các loại trang phục ôm sát cơ thể gây ra tình trạng bí bách và khó chịu. Trong thời tiết lạnh, chú ý nên mặc trang phục kín, để tránh tình trạng cảm lạnh khi đạp xe ngoài trời.
Mặc quần áo thoải mái nhất khi đạp xe
3.4. Thời điểm đạp xe
Bạn có thể tập bất cứ lúc nào, tuy nhiên lý tưởng nhất là vào buổi sáng, sau khi bạn thức dậy, và buổi chiều sau khi bạn tan làm. Bên cạnh đó, nếu tập vào buổi tối nhưng không nên đạp xe vào quá khuya, ưu tiên tập trước 21 giờ tối. Tốt nhất, hãy đạp xe vào vào một khung giờ cố định, để tạo thói quen trong quá trình tập luyện của mình.
3.5. Không nên đạp xe quá lâu
Càn biết rằng, việc đạp xe liên tục quá lâu có thể gây áp lực cho đùi, lưng, bụng và mông. Do đó, lời khuyên là bạn nên hạn chế thời gian đạp xe tối đa là 1 giờ. Sau 30 phút đạp xe với cường độ cao thì nên nghỉ trong khoảng 30 phút để cơ thể phục hồi.
Đạp xe với cường độ và thời gian hợp lý
3.6. Khởi động cơ thể
Khởi động là bước vô cùng quan trọng nhưng lại thường bị bỏ qua khi chúng ta tập luyện đạp xe. Khởi động đúng cách sẽ giúp cơ thể nóng lên, quen dần với cường độ đạp xe, mang lại hiệu quả tốt nhất cho người tập và đồng thời giảm thiểu tối đa chấn thương có thể xảy ra.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin được chia sẻ bởi Thiên Trường Sport nhằm giúp bạn giải đáp thắc mắc đạp xe có to bắp chân không? và cần phải lưu ý gì khi tập đạp xe? Hy vọng những chia sẻ trên hữu ích và phù hợp cho nhu cầu tìm kiếm của bạn. Xin chào và hẹn gặp lại ở các chủ đề tiếp theo!
Đọc thêm ▾