Trong quá trình lựa chọn thực phẩm giảm cân, bạn cần biết đậu phụ bao nhiêu calo để phục vụ việc tính toán và thiết lập chế độ ăn phù hợp. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này cũng như chia sẻ 1 số cách giảm cân từ đậu hũ. Cùng tìm hiểu nhé!
Đậu phụ bao nhiêu calo? Đây là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và vóc dáng nên được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chính xác hàm lượng calo có trong thực phẩm này. Ngay bây giờ hãy cùng Thiên Trường Sport khám phá câu trả lời và tìm hiểu nhiều thông tin thú vị về đậu phụ nhé!
1. Đậu phụ bao nhiêu calo?
Đậu phụ (đậu hũ) là món ăn dân dã, quen thuộc với thành phần chính là đậu nành, thường có hình dáng phổ biến đó là hình vuông, hình chữ nhật dài…
Nguyên liệu làm nên đậu phụ chứa hàm lượng lớn chất xơ, protein... nhưng không bao gồm chất béo, từ đó giúp bạn no lâu hơn và hạn chế nạp thêm vào cơ thể những năng lượng dư thừa.
Như đã nói ở trên, đậu hũ có rất nhiều loại khác nhau cùng cách chế biến đa dạng. Do đó để trả lời câu hỏi đậu phụ chứa bao nhiêu calo thì cần dựa theo từng loại. Dưới đây là hàm lượng calo có trong mỗi 100gr đậu phụ bạn có thể tham khảo:
- Đậu phụ thường: loại đậu phụ “nguyên chất”, được sử dụng phổ biến sẽ chứa khoảng 61 calo.
- Đậu phụ chiên: Hàm lượng calo tương đối lớn, lên tới 271 calo, chủ yếu là chất béo.
- Đậu phụ đông lạnh: Đậu phụ bảo quản đông lạnh (hoặc làm khô) cũng chứa tới 471 calo.
- Đậu phụ Osaka: Loại đậu được sử dụng phổ biến trong quá trình giảm cân vì chỉ chứa 77 calo.
- Đậu phụ lên men: Chứa 116 calo khi kết hợp với các món muối chua.
- Đậu phụ luộc: Khoảng 95 calo, chủ yếu là chất xơ.
- Đậu phụ sốt cà chua: Khoảng 197 calo, đa số là chất béo.
>> Tham khảo: Uống sữa đậu nành có mập không?
Đậu phụ bao nhiêu calo?
2. Thành phần dinh dưỡng trong đậu phụ.
Ngoài câu hỏi đậu hũ bao nhiêu calo thì thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm này cũng được nhiều người quan tâm. Theo nghiên cứu, cứ 100gr đậu phụ tươi có chứa khoảng 6.55gr protein, 3.69gr chất béo có lợi và chỉ 1.8 gr carbohydrate. Chính vì thế nó trở thành một trong số những thực phẩm mang lại lợi ích hàng đầu cho cơ thể con người.
Đậu nành (1 trong 5 loại ngũ cốc tốt nhất) - thành phần chính trong đậu phụ giúp thực phẩm này được thừa hưởng những dưỡng chất quý báu. Thậm chí tại các nước phương Tây, người ta còn giảm mức cholesterol xấu bằng cách sử dụng đậu phụ thay thế các loại bánh mì ăn hàng ngày.
Ngoài ra, đậu phụ còn chứa phytoestrogen với cấu tạo tương tự như estrogen - nội tiết tố trong cơ thể chị em phụ nữ. Đây chính là lý giải cho việc các bác sĩ thường khuyên chị em nên ăn đậu để cân bằng nội tiết, phòng ngừa ung thư vú hiệu quả.
Bên cạnh đó một số khoáng chất như magie, natri, kẽm, selen, đồng, photpho… ở đậu phụ mang đến lợi ích thiết yếu trong việc phát triển các tế bào cơ. Do đó những người chơi thể thao, tập Gym thường được các chuyên gia khuyến khích ăn đậu phụ để giúp phát triển cơ bắp hiệu quả.
Thành phần dinh dưỡng trong đậu phụ
3. Một số câu hỏi liên quan đến đậu phụ.
Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến đậu phụ mà chúng tôi đã tổng hợp lại. Bạn có thể tham khảo để cập nhật thêm những kiến thức nếu áp dụng cách giảm cân với thực phẩm này!
3.1. Ăn đậu hũ có béo không?
Như phân tích thành phần dinh dưỡng trong đậu phụ ở trên, có thể thấy chất béo ở thực phẩm này không đáng kể, đa phần là chất béo tốt.
Do đó ngay cả khi bạn đang thừa cân thì cũng không cần quá lo lắng về việc đậu hũ có bao nhiêu calo bởi ngoài chất béo tốt, các thành phần khác như protein, canxi… sẽ chuyển hóa thành cơ, không tích tụ thành mỡ dưới da.
Dưới sự hỗ trợ của acid amin trong đậu hũ, quá trình trao đổi chất cũng diễn ra nhanh hơn. Từ đó, những chất thải dư thừa hàng ngày được loại bỏ, duy trì cân nặng ổn định.
Ngoài ra, với lượng chất xơ dồi dào nên khi ăn đậu bạn sẽ nhanh no hơn, không nạp vào cơ thể nhiều thực phẩm khác.
Mặc dù vậy, nếu bạn chế biến đậu phụ với nhiều dầu mỡ như đậu hũ rán, nhồi thịt, nhúng lẩu… thì vẫn có nguy cơ tăng cân.
Tóm lại, khi ăn đậu phụ đúng cách sẽ hỗ trợ đốt cháy mỡ thừa nhanh chóng đặc biệt là ở vùng bụng.
>> Tham khảo: Cách ăn đậu hũ giảm cân đơn giản nhất.
Ăn đậu hũ có béo không?
3.2. Đối tượng nào không nên ăn đậu phụ?
Đậu phụ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn không nên vì thế mà ăn nhiều hoặc lạm dụng thực phẩm này. Đặc biệt, những đối tượng sau đây cần tránh sử dụng đậu hũ:
- Người mắc chứng viêm dạ dày: Đậu hũ chứa lượng protein cao, khi tiêu thụ nhiều sẽ kích thích điều tiết acid dạ dày làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, không những thế còn ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt.
- Bệnh nhân có chức năng thận kém: Protein trong đậu hũ sẽ gây hại cho thận, vì vậy nếu như bạn đang gặp vấn đề về thận thì cần hạn chế ăn.
- Những người mắc bệnh gout: Các đối tượng này cần tránh ăn nhiều đạm, trong khi đó đậu hũ lại giàu đạm. Do đó nếu bạn ăn đậu thường xuyên sẽ khiến axit uric trong máu tăng cao làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
- Bệnh nhân suy tuyến giáp: Hàm lượng isoflavone trong đậu hũ tương đối cao giúp chống lại ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú. Mặc dù vậy nó cũng chính là tác nhân cản trở sản xuất hoc-môn tuyến giáp làm bệnh ngày càng nặng. Do đó tốt hơn hết bệnh nhân suy tuyến giáp không nên ăn đậu hũ.
- Người thiếu máu hoặc mắc bệnh về tiêu hóa: Lượng protein trong đậu hũ sẽ cản trở quá trình hấp thu sắt, vì vậy có thể khiến bệnh thiếu máu của bạn trầm trọng hơn. Ngoài ra khi ăn đậu hũ còn làm tăng tình trạng đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa.
- Người thiếu i-ốt: Đậu hũ làm giảm hấp thụ i ốt, vì thế nếu bạn thiếu i ốt thì hãy “tránh xa” thực phẩm này.
Đối tượng nào không nên ăn đậu phụ?
3.3. Thực phẩm nào không nên ăn kèm với đậu phụ.
Khi chế biến đậu phụ thành các món ăn, bạn cần tránh kết hợp với các thực phẩm sau:
- Trứng gà: Cả đậu phụ và trứng gà đều rất giàu protein, khi chế biến chung sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, không tốt cho sức khỏe.
- Mật ong: Hai thực phẩm này kết hợp với nhau dễ sinh ra phản ứng giữa Enzym có trong mật ong và chất khoáng từ đậu phụ, từ đó dễ gây tình trạng tiêu chảy.
- Cải bó xôi: Như chúng ta đã biết, cải bó xôi là một trong những loại rau xanh chứa nhiều diệp lục, sắt, Axit oxalic. Đậu phụ lại bao gồm thành phần Protein, chất béo, canxi dồi dào. Chính vì lẽ đó, hợp nhất 2 thực phẩm này sẽ làm lãng phí canxi.
- Sữa bò: Khi ăn chung sữa bò và đậu phụ giá trị dinh dưỡng của cả hai thực phẩm đều bị suy giảm, ảnh hưởng tới sự hấp thu canxi của cơ thể.
- Hành: Nhiều người có thói quen cho hành vào món đậu phụ sốt cà chua. Tuy nhiên hành có chứa lượng lớn axit oxalic. Chất này kết hợp với Canxi có trong đậu phụ sẽ hình thành Calci oxalate gây cản trợ sự hấp thụ Canxi. Lâu ngày cơ thể thiếu canxi trầm trọng.
Thực phẩm không nên ăn kèm với đậu phụ
3.4. Ăn nhiều đậu phụ có tốt không?
Ăn quá nhiều đậu phụ cũng có thể gây hại cho sức khỏe, là nguyên nhân gây ra các bệnh sau đây:
- Suy giảm chức năng thận: Ở người cao tuổi, khả năng bài tiết chất thải của thận giảm, do vậy nếu ăn nhiều đậu phụ, tiêu thụ lượng protein thực vật lớn sẽ làm tăng gánh nặng lên bộ phận này vì chúng phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ các chất thải. Về lâu dài chức năng thận sẽ suy giảm.
- Gia tăng tình trạng khó tiêu: Đậu phụ chứa lượng protein dồi dào, khi ăn quá nhiều không chỉ cản trở cơ thể hấp thu sắt và protein mà còn dẫn đến chứng khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy và một số triệu chứng khác.
- Gia tăng tình trạng xơ vữa động mạch:Trong đậu phụ cũng chứa các chất methionine. Chất này có thể được chuyển đổi sang cysteine dưới tác động của enzym. Homocysteine lại làm tổn thương tế bào nội mô ở thành động mạch, gây lắng đọng cholesterol và chất béo trung tính dẫn đến xơ vữa động mạch.
- Thiếu hụt iot: Chất saponin trong đậu nành có khả năng thúc đẩy bài tiết i-ốt trong cơ thể con người. Vì thế nếu tiêu thụ đậu phụ quá nhiều sẽ dẫn đến thiếu hụt iốt.
- Gia tăng rối loạn tình dục ở nam giới: Theo nhà dinh dưỡng học Ấn Độ, ăn quá nhiều đậu phụ có thể gây tình trạng rối loạn tình dục ở nam giới như làm thay đổi lượng testosterone, giảm ham muốn , giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
4. Một số món ăn giảm cân bằng đậu phụ.
Ngoài món đậu phụ luộc quen thuộc, bạn có thể chế biến nhiều món khác nhau như dưới đây để tránh nhàm chán khi giảm cân bằng thực phẩm này:
4.1. Đậu phụ non sốt sa tế.
Nguyên liệu:
- Đậu phụ non.
- Thịt lợn.
- Nấm hương, mộc nhĩ.
- Sa tế.
Cách làm:
- Cắt đậu phụ non thành từng miếng nhỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn thịt, ngâm nấm và mộc nhĩ cho nở ra.
- Cho dầu ô liu vào chảo nóng, sau đó bỏ thịt băm vào xào cùng và nêm gia vị vừa miệng.
- Thêm nấm hương và mộc nhĩ, đảo đều tay cho chín rồi thêm sa tế.
- Bày đậu non ra đĩa/tô, đổ sốt thịt lên trên. Lưu ý: Bạn không nên đảo để tránh làm vỡ đậu.
Đậu phụ non sốt sa tế
4.2. Canh kim chi đậu phụ.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Kim chi.
- Đậu phụ.
- Thịt ba chỉ.
Cách làm:
- Làm nóng xoong/nồi sau đó cho dầu ăn để xào chín thịt ba chỉ, nêm gia vị vừa ăn.
- Cho nước sôi vào đun cùng thịt, thêm kim chi.
- Đợi nước sôi trở lại thì thêm đậu phụ và tắt bếp.
Canh kim chi đậu phụ
4.3. Làm Salad từ đậu phụ.
Chuẩn bị:
- Dưa leo.
- Đậu phụ trắng.
- Cà chua bi.
- Xà lách.
- Chanh, đường, gia vị.
Cách làm:
- Rửa sạch đậu phụ rồi đem chần qua nước sôi
- Dưa chuột, cà chua rửa sạch sau đó thái lát mỏng thành từng miếng vừa ăn.
- Pha nước trộn salad: 1 đường:1 chanh: 3 nước lọc.
- Cho tất cả các nguyên liệu vào 1 tô lớn, rưới hỗn hợp nước sốt lên trên và trộn đều, tránh làm nát đậu.
Salad đậu phụ
5. Tổng kết.
Bài viết của chúng tôi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc đậu phụ bao nhiêu calo hay đậu hũ có bao nhiêu calo. Đây là thực phẩm bình dân nhưng lại mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt với những bạn đang có nhu cầu cải thiện vóc dáng, cân nặng. Chính vì thế bạn hãy bắt tay vào thực hành các món ăn mà chúng tôi vừa chia sẻ để nhận được tối đa các tác dụng của đậu phụ nhé!
Đọc thêm ▾