Chấn thương khi chạy bộ rất dễ xảy ra nếu bạn không có sự chuẩn bị tốt, tập luyện sai cách. Cùng Thiên Trường Sport điểm mặt những chấn thương phổ biến ở chân khi chạy bộ qua bài viết dưới đây nhé !
Chạy bộ là hình thức vận động đơn giản và gần gũi với nhiều người, tuy nhiên không ít trường hợp dễ dính phải chấn thương khi chạy bộ. Chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn phần nào tránh được những nguy hiểm nghiêm trọng trong khi chạy. Mọi người cùng tham khảo nhé !
Bong gân mắt cá chân.
Chấn thương này dễ xảy ra khi bạn chạy bộ trên mặt đường gồ ghế hoặc trơn trượt. Đa số khi ngón chân bị quặp vào trong sẽ làm dây chằng ở mắt cá chân bên ngoài bị kéo dãn dẫn đến chấn thương. Hiện tượng này có thể dẫn đến bầm tím, các cơn đau cấp tính.
Hãy nghỉ ngơi khi bị bong gân mắt cá chân
Với trường hợp này bạn cần nghỉ ngơi. Một số ca sẽ phải chụp X-quang để xác định mức độ tổn thương đến đâu. Bạn có thể dùng thuốc chống viêm để hạn chế viêm nhiễm. Rất khó để ngăn được chấn thương này xảy ra, bởi nó thường xảy ra khi bạn mất tập trung và mệt mỏi. Nếu hay bị bong gân, bạn có thể sử dụng thiết bị hỗ trợ mắt cá chân và tập luyện các bài tập cho bàn chân để tăng cường cơ bắp.
- Tham khảo thêm: Tập chạy bộ có tác dụng gì?
Chuột rút khi chạy bộ.
Đây chắc hẳn là hiện tượng khá quen thuộc không chỉ bắt gặp ở chân mà có thể nhiều vùng khác trên cơ thể. Điều này xảy ra thường do bạn chạy quá lâu, quá nhanh khiến các bó cơ không theo kịp nhịp nên một phần cơ sẽ bị co lại - thường gọi là chuột rút.
Tập luyện với cường độ phù hợp để tránh chuột rút
Cách tốt nhất để hạn chế điều này là tập luyện với mức độ phù hợp. Cần nghỉ ngơi đúng lúc, không tập quá sức, không ép cơ thể hoạt động quá nhanh hay đột ngột.
Phỏng rộp da khi chạy bộ.
Phỏng rộp da là vấn đề quá quen thuộc khi chạy bộ nếu bạn mang giày quá chật hoặc đi dép quá lâu. Đây là hiện tưởng chất dịch chảy ra giữa khoảng trống các lớp da, cũng có thể do bị bỏng da gây nên.
Cách đề phòng hiệu quả nhất là nên chọn lựa cho mình đôi giày vừa vặn, có đế mềm để hạn chế ma sát trong quá trình chạy bộ.
Viêm cơ mạc bàn chân.
Cơ mạc bàn chân là một lớp m dày bao phủ xương dưới gót chân, nó trải rộng ra các ngón chân và bao trùm lên toàn bộ bàn chân. Viêm cơ mạc bàn chân là hiện tượng sưng tấy các mô dày ở lòng bàn chân. Khi bị viêm cơ mạc bàn chân, bạn sẽ thấy đau nhức ở gót chân, nhất là khi bước những bước đi đầu tiên vào buổi sáng. Sau đó nó sẽ lan tới các ngón chân, gót chân sưng tấy đỏ.
Viêm cơ mạc bàn chân
Nếu bàn chân của bạn phẳng, vòm chân cao hoặc lúc chạy bộ bàn chân có xu hướng quay vào nhau rất dễ bị viêm cơ mạc bàn chân. Những người bệnh béo phì, tiểu đường cũng dễ bị ảnh hưởng. Hãy tránh đi chân đất trên mặt phẳng cứng. Massage nhẹ nhàng, kéo các ngón chân thẳng ra và giữ yên trong vòng 30 giây rồi lặp lại như thế nhiều lần.
Đau đầu gối khi chạy bộ.
Chấn thương này thường ở hai dạng: hội chứng dải chậu chày hoặc đau xương bánh chè. Tổn thương này dễ gặp khi ngồi gấp đầu gối quá lâu, lên xuống cầu thang hay trong quá trình chạy bộ mang theo những vật dụng quá nặng.
Không lo đau đầu gối khi sử dụng máy chạy bộ điện
Cách phòng tránh trường hợp này là không nên mang theo những vật dụng quá nặng trong lúc chạy bộ. Hạn chế các bài tập chạy zic-zắc hoặc xuống dốc. Với một số trường hợp bannj có thể sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu hay sử dụng thuốc chống viêm để giảm đau.
Nếu bạn yêu thích chạy bộ và không muốn gặp phải những chấn thương khi tập, hãy sắm cho mình một chiếc máy chạy bộ điện đa năng ngay tại nhà. Đây là dòng sản phẩm thiết kế chuyên dụng cho môn chạy bộ để tránh nguy cơ gặp chấn thương. Máy có hệ thống giảm chấn, hạn chế tối đa lực xấu tác động lên khớp xương. Ngoài ra chạy bộ với máy chạy bộ điện còn giúp bạn tránh khỏi những ảnh hưởng từ bên ngoài như tắc đường, khói bụi, thời tiết xấu, tai nạn giao thông...
Hãy tập luyện đúng cách để tránh những chấn thương khi chạy bộ đáng tiếc. Nếu bạn bị tổn thương quá nặng hãy dừng tập luyện chạy bộ ngay trong quá trình điều trị.
Đọc thêm ▾