Bạn đang thắc mắc insulin là gì mà mọi người hay nhắc đến khi bàn luận về bệnh tiểu đường hay việc phát triển cơ bắp? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn khái niệm này nhé !
Trong kiến thức sinh học, Insulin là một trong những chất rất quan trọng đối với cơ thể con người, nhất là đối với bệnh nhân mắc tiểu đường hay người có nguy cơ cao mắc bệnh. Ngoài ra, Insulin còn được nhắc đến với hiệu quả phát triển cơ bắp cho người tập Gym. Bạn đã biết Insulin là gì và vai trò của nói trong việc xây dụng cơ bắp hay chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Thiên Trường tham khảo những thông tin cụ thể sau đây nhé !
1. Insulin là gì?
Insulin là một loại hormone chuyển hóa glucose (đường) từ máu vào các tế bào cơ, thực hiện chức năng kiểm soát lượng đường trong máu. Loại hormone Insulin này cũng được coi là một dạng Protein được sản sinh ra từ tuyến tụy. Chúng được tiết ra khi cơ thể hấp thụ các loại Carbs (tinh bột), Protein (chất đạm). Không giống như Protein xây dựng cơ bắp thông thường, Insulin là loại Protein đóng vai trò như hormone tăng trưởng.
Insulin là gì?
2. Vai trò của Insulin đối với cơ bắp.
Cấu tạo insulin được hình thành từ 1 chuỗi amino axit (axit amin) liên kết với nhau. Cách sắp xếp các amino axit trong chuỗi Protein này khá đặc biệt nên nó giống như một hệ thống báo hiệu hơn là giúp xây dựng cơ bắp. Hàm lượng insulin bắt nguồn từ tuyến tụy sẽ đi vào máu, di chuyển tới các mô khác nhau. Nhiệm vụ của Insulin là phát tín hiệu cho các tế bào cơ bắp cho phép glucose, amino axit, creatine thâm nhập vào trong cơ bắp.
Ngoài ra, thành phần insulin còn phát tín hiệu đến các tế bào cơ, làm gia tăng các phản ứng sinh hóa trong cơ bắp cũng như tổng hợp Protein trong cơ thể. Insulin còn giúp kích thích các cơ phát triển hơn, giảm tình trạng mất cơ bắp.
Thêm vào đó, lượng insulin trong cơ thể còn giúp các mạch máu thư giãn, nở ra, cung cấp lượng máu đến các nhóm cơ nhiều hơn. Khi lưu lượng máu gia tăng, insulin sẽ giúp cơ bắp nhận được nhiều dưỡng chất glucose và amino axit hơn. Việc nạp nhiều thực phẩm giàu glucose sẽ đẩy mạnh lượng insulin để các múi cơ to tròn, căng cứng hơn, hiện rõ các gân mạch máu hơn.
3. Insulin có tốt hay không?
Với những phân tích vai trò của insulin đối với cơ bắp thì hẳn bạn đã biết điểm tốt của loại hormone này rồi. Nhưng bên cạnh đó, insulin cũng tồn tại một số hạn chế liên quan đến chất béo. Theo chuyên gia, khi tuyến tụy tiết ra insulin thì cơ thể sẽ nhận được thông báo vừa được ăn. Khi đó, insulin sẽ thực hiện nhiệm vụ làm chậm hoặc giảm quá trình đốt cháy mỡ béo để dự trữ trong cơ thể. Điều này sẽ khiến các tế bào chất béo tăng lên, tăng khả năng tích lũy mỡ.
Sự kết hợp tăng khả năng hấp thụ glucose và chất béo sẽ khiến cơ thể tích tụ mỡ nhiều hơn và hạn chế việc đốt cháy. Chính vì thế, lượng insulin trong cơ thể tăng lên đồng nghĩa lượng mỡ thừa tích tụ trong cơ thể cũng tăng. Điều này thực sự không tốt cho sức khỏe của bạn, gây ra những bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Insulin có tốt hay không?
4. Cách kiểm soát lượng Insulin trong cơ thể.
Việc giữ chỉ số insulin trong cơ thể ổn định sẽ giúp cơ thể của bạn khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tiểu đường cũng như xây dựng cơ bắp chắc khỏe. Trên thực tế, nhiều bạn không biết làm sao để làm chủ được mức insulin trong cơ thể của mình. Vậy nên, ở phần tiếp theo của bài viết này, chúng tôi xin hướng dẫn cho bạn cách kiếm soát chỉ số insulin như sau:
4.1. Xác định chỉ số GI.
GI là viết tắt của từ tiếng anh Glycemic index, là khái niệm của chỉ số đường huyết của thực phẩm, phản ánh tốc độ tiêu hóa trong cơ thể để đi vào trong máu.
Nếu thực phẩm có GI cao sẽ hấp thụ nhanh vào máu và lượng insulin sẽ tăng lên nhanh chóng. Thực phẩm có GI thấp thì sẽ hấp thụ từ từ nên lượng glucose đi vào trong máu chậm hơn và insulin sẽ ở mức thấp hơn. Việc xác định thực phẩm chứa lượng GI ra sao sẽ giúp bạn có chế độ ăn hợp lý để điều chỉnh lượng insulin thích hợp.
Xác định chỉ số GI
4.2. Thường xuyên nạp đường có chỉ số GI thấp.
Sử dụng các loại đường có chỉ số GI thấp trong các bữa ăn hàng ngày sẽ giúp bạn duy trì được lượng insulin thấp và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống trong ngày đồng thời duy trì quá trình đốt chất béo.
Thời điểm tốt nhất để nạp đường có chỉ số GI thấp là trước khi tập luyện thể hình. Các nghiên cứu khoa học đã khẳng định, khi nạp GI cao vào lúc này thì năng lượng sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt dù buổi tập chưa kết thúc. Không những vậy, thực phẩm có GI cao còn ngăn chặn khả năng đốt cháy chất béo khi tập luyện. Hơn nữa, việc giữ mức insulin thấp sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ, chống lão hóa tốt hơn.
4.3. Nạp đường có GI cao đúng thời điểm.
Thực phẩm đường có chỉ số GI cao cũng rất tốt cho sức khỏe nếu như bạn sử dụng đúng thời điểm. Theo chuyên gia sức khỏe, có 2 thời điểm chính cho bạn nạp đường có chỉ số GI cao. Cụ thể là:
- Ngay sau khi thức dậy.
Thời điểm sau khi thức dậy vào buổi sáng, lượng glycogen trong cơ bắp đã tiêu hao gần hết. Bạn cần nạp 20-40g đường cao GI để đẩy lượng insulin trong cơ thể lên cao, giúp tổng hợp glycogen nhanh để ngăn chặn sự phá vỡ mô cơ.
- Sau khi tập luyện 30 phút.
Đây cũng là thời điểm rất thích hợp cho bạn bổ sung đường có GI cao. Bạn nên nạp 30-80g đường loại này cùng 40g bột Protein để lượng insulin tăng lên và các chất dinh dưỡng sẽ đến cơ bắp nhiều hơn nhằm phục hồi cơ bắp, ngăn chặn thoái hóa cơ.
4.4. Kết hợp sử dụng Protein với lượng thích hợp.
Một vài nghiên cứu khoa học chứng minh, khi sử dụng đường có chỉ số GI cao kết hợp với loại Protein hấp thụ nhanh (Whey Protein) thì mức insulin trong cơ thể sẽ cao hơn so với việc chỉ dùng đường GI cao. Chắc hẳn điều này gây lo lắng cho bạn về mức độ insulin cao sẽ cản trở việc đốt cháy chất béo. Tuy nhiên, hàm lượng insulin cao trong trường hợp này chủ yếu là do BCAA nên nó không cản trở quá trình đốt cháy chất béo trong thời gian dài. Ngược lại nó lại hỗ trợ giảm cân, ngăn chặn cảm giác thèm ăn hiệu quả.
Tham khảo thêm: Không tập Gym có nên uống Whey Protein?
4.5. Bổ sung Insulin bằng thực phẩm chức năng.
Khi cơ thể đang suy giảm insulin thì bạn sử dụng các biện pháp nâng mức độ này lên để ổn định cơ thể. Sử dụng thực phẩm bổ sung Alpha Lipoic Acid và Cinnulin PE là cách giúp tăng mức độ insulin cho bạn. Hãy sử dụng chúng để tăng cường hoạt động của insulin, giúp cơ bắp phục hồi và tăng trưởng tốt hơn.
5. Các thực phẩm có lượng insulin cao và thấp.
Theo phân tích của chuyên gia, các loại trái cây có nhiều chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa và đường fructose trong các loại quả không được sử dụng làm nhiên liệu cho cơ bắp. Chính bởi vậy, hầu hết các loại trái cây có chỉ số GI thấp. Trong khi đó, các loại carb (tinh bột) có tác dụng tiêu hóa nhanh, đưa được glucose vào máu nhanh hơn nên chúng có chỉ số GI cao.
Dựa theo nhận định trên, chúng ta sẽ lựa chọn được các thực phẩm có lượng insulin cao và thấp cụ thể như sau:
- Các thực phẩm có chỉ số GI thấp gồm có:
+ Cháo yến mạch.
+ Bánh mì nguyên cám.
+ Mầm lúa mì.
+ Gạo nếp, ngô nếp...
+ Khoai lang.
+ Gạo lứt.
+ Các loại đậu.
+ Các loại trái cây.
Có thể bạn quan tâm: Thực đơn giảm béo bằng gạo lứt.
Thực phẩm có chỉ số GI thấp
- Các thực phẩm có chỉ số GI cao gồm có:
+ Đường cát trắng.
+ Khoai tây trắng.
+ Soda thông thường.
+ Các loại mì ống thông thường.
+ Bánh mì trắng.
+ Ngũ cốc nhiều đường.
+ Đồ uống nước ngọt có ga.
6. Lời kết.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải thích rõ cho bạn hiểu insulin là gì và vai trò của insulin đối với cơ bắp con người. Hy vọng những kiến thức chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn ! Cảm ơn đã quan tâm theo dõi bài viết này ! Hãy thường xuyên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật những chủ đề mới nhất nhé !
Đọc thêm ▾