Chọn MENU
icon cart0

[SỰ THẬT] Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Ăn có độc không?

Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Ăn có độc không và ảnh hưởng đến sức khỏe không? Hãy cùng tìm kiếm đáp án trả lời cho câu hỏi dưới đây và biết cách chọn mua, bảo quản khoai lang tốt nhất để không bị mọc mầm.  

Khoai lang mọc mầm có ăn được không?

Khoai lang là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến tại nước ta và cung cấp đa dạng nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Mọi người khi mua nhiều khoai lang, sau một thời gian chưa dùng đến sẽ thấy hiện tượng mọc mầm, dần phát triển thành một chùm dây nhỏ màu tím.  

Ăn khoai lang mọc mầm có sao không?

Khoai lang mọc mầm là hiện tượng thường xuất hiện do môi trường ẩm ướt hoặc mua để quá lâu, không bảo quản cẩn thận. Với nghi vấn khoai lang mọc mầm có ăn được không? Khoai lang tím mọc mầm có ăn được không? Củ khoai lang mọc mầm có ăn được không? Câu trả lời từ các chuyên gia dinh dưỡng là bạn vẫn hoàn toàn ăn được khi cắt bỏ phần mầm đi. Ngay cả những sợi dây mọc màu tím cũng có thể dùng làm rau nhưng thông thường. 

Khoai lang mọc mầm có ăn được không

Khoai lang mọc mầm có ăn được không?

Trên thực tế, nhiều người không dùng khoai lang khi đã mọc mầm bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Giá trị dinh dưỡng có trong khoai lang mọc mầm cũng không còn đảm bảo thành phần được giữ nguyên như trước do mầm phát triển đã lấy đi nhiều chất dinh dưỡng. Hơn nữa khi ăn, mùi vị cũng có sự thay đổi. 

Nhiều nơi hiện nay còn trồng khoai lang nhằm mục đích cho củ mọc mầm để lấy thân và lá làm rau chế biến. Vị rau mầm từ củ khoai lang rất giống với rau chân vịt. Nhiều quốc gia hiện nay còn dùng lá khoai lang làm trà, điều trị kích ứng da, vết côn trùng cắn. 

>> Có thể bạn quan tâm: Khoai lang bao nhiêu calo?

Khoai lang mọc mầm có độc không?

Theo nghiên cứu, phần mầm trong khoai lang mọc thêm ra không chứa bất cứ độc tố nào trong đó. Tuy nhiên, trong quá trình mầm phát triển có thể nhiễm nấm mốc xuất hiện các đốm nâu đen, ăn vào rất dễ bị ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe: đau bụng, chóng mặt, nôn mửa… Nhất là với những đối tượng có hệ tiêu hóa nhạy cảm như trẻ em, người cao tuổi.

Sau một thời gian mua về, để chống lại tác động từ con bọ hà, khoai lang sẽ tự động tiết ra một loại độc tố tên Terpenes. Muốn tránh độc tố từ mầm thì trước khi chế biến khoai lang, người dùng cần chú ý gọt sạch mầm sau đó dành 10 - 15 phút ngâm nước muối cho sạch hơn. Các vết đốm đen trên khoai có vị đắng nên nếu dùng chế biến, món ăn chắc chắn bị hỏng. 

Ăn khoai lang mọc mầm có sao không

Khoai lang mọc mầm có độc không?

Nguyên nhân khoai lang mọc mầm là do đâu?

Hiện tượng khoai lang mọc mầm có ăn được không xuất phát từ nguyên nhân chính là điều kiện môi trường:

- Nhiệt độ bảo quản dao động mức 21 độ C và thời tiết khô ráo thoáng mát: Khoai lang giữ được 1 - 2 tuần sau đó củ bắt đầu mọc mầm theo quy trình phát triển của tự nhiên. 

- Nhiệt độ cao trên mức 21 độ C, khoai lang dễ bị mọc mầm hơn. 

- Nhiệt độ bảo quản từ 12 - 14 độ C, khoai lang không bị mọc mầm.

Môi trường bảo quản và thời tiết chính là 2 yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến mức độ mọc mầm của khoai lang, thậm chí nếu không cẩn thận còn khiến tác động tới cả tình trạng sức khỏe. 

Vết đốm đen trên củ khoai lang tồn tại chất độc có tên ipomeamarone và làm cho khi ăn bị đắng hơn. Quá trình chế biến cũng không làm cho loại độc này bị hủy đi, ngấm dần chắc chắn làm cho sức khỏe bị ảnh hưởng tiêu cực khá nghiêm trọng. Bên cạnh đó, trong củ khoai còn chứa chất tên glycoalkaloid gây hại cho tinh thần, hệ tiêu hóa, thần kinh và cảnh báo nguy cơ tử vong khi dần tích trữ chất này. 

Củ khoai lang mọc mầm do điều kiện bảo quản

Hiện tượng khoai lang mọc mầm là do điều kiện bảo quản 

Hướng dẫn bảo quản khoai lang không sợ mọc mầm

Muốn bảo quản khoai lang tốt phòng ngừa mọc mầm, bạn phải lựa chọn kỹ lưỡng ngay từ khâu mua hàng. Cách chọn được khoai lang tươi, chất lượng tốt:

- Củ còn tươi không bị bong tróc vỏ, bề mặt bên ngoài không bị thâm hay có vết nứt, dập nát. 

- Kích thước khoai vừa phải không lấy củ to hay nhỏ quá.

- Nếu thấy khoai lang xuất hiện vết bị sâu ăn hoặc có các đốm nâu, chắc chắn khi chế biến dễ bị bở, xơ, không còn vị bùi. 

Bạn không nên vì ham giá rẻ mà dự trữ quá nhiều khoai lang trong nhà không dùng hết. Đặt chung trong cùng một điều kiện môi trường nên khi 1 củ mọc mầm thì theo cùng là các củ còn lại cũng dần mọc, nếu không ăn sẽ gây lãng phí. Vì vậy nên mua với lượng vừa phải đủ dùng cho bản thân và gia đình. 

Giải pháp chi tiết bảo quản khoai lang không bị mọc mầm:

- Không bảo quản khoai lang trong túi nilon dễ gây ẩm mốc, mọc mầm. Vị trí đặt khoai tránh nơi ẩm thấp. Thời gian trung bình bảo quản tốt nhất là trong 7 - 10 ngày. 

- Cần lưu ý, với quy trình bảo quản khoai lang đúng cách tuyệt đối không nên để thực phẩm này trong tủ lạnh. Nhiệt độ thấp làm cho hàm lượng các chất bị biến đổi, làm cho bên ngoài bề mặt bị khô và nhăn nheo.

Còn nếu muốn kích thích khoai lang mọc mầm, bạn chỉ cần đặt thực phẩm này trong độ ẩm 80% và nhiệt độ 21 độ C. Ngoài ra, nếu đặt nửa dưới củ khoai lang ngập nước trong một chiếc hũ, rễ và mầm sẽ nhú lên sau 1 tháng. 

Bảo quản khoai lang tốt không lo mọc mầm

Bảo quản tốt khoai lang sẽ không bị mọc mầm

Cảnh báo các loại rau củ không ăn khi mọc mầm

Khoai lang mọc mầm vẫn có thể ăn được hòa toàn nếu biết cách chế biến phù hợp và đảm bảo. Tuy nhiên vẫn có nhiều loại rau củ mọc mầm không ăn được vì chứa độc tố có hại. Bạn nên cân nhắc về cảnh báo các loại rau củ không ăn khi mọc mầm:

- Khoai tây: Hàm lượng Solanine cao gấp 50 lần so với khoai không bị mọc mầm, vượt quá tiêu chuẩn dinh dưỡng cho phép. 

- Hạt đậu phộng: Khi mọc mầm làm người ăn bị tăng nguy cơ ung thư. Đặc biệt độc tố aflatoxin được WHO cảnh báo về khả năng gây ung thư gan.

- Gừng mọc mầm: Giá trị dinh dưỡng bị giảm đi. Loại bị mốc chứa safrole dễ làm tổn thương gan. 

- Củ sắn: Không chỉ gây ngộ độc mà nếu không được cấp cứu kịp thời còn có thể bị tử vong. Khi chế biến để đảm bảo an toàn thì trước đó bạn hãy cắt bỏ 2 phần bên đầu và ngâm sắn trong nước vo gạo tối thiểu 1 giờ đồng hồ. 

Với thắc mắc “Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Ăn có độc không?” bên trên, chúng tôi mong rằng qua bài viết đã giúp bạn biết được cách bảo quản thực phẩm này như thế nào tốt nhất đảm bảo sức khỏe. Cùng xem thêm nhiều thông tin hữu ích từ Thể thao Thiên Trường trang bị thêm cho mình nhiều kiến thức nhé!

Đọc thêm

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)

Cửa hàng dụng cụ thể thao Thiên Trường chuyên bán dụng cụ thể dục thể thao và thể hình giá rẻ nhất Việt Nam. Đặt mua dụng cụ thể thao ☎ 0968 650 686

Bình luận
09686 50686

DANH SÁCH CỬA HÀNG THỂ THAO THIÊN TRƯỜNG

Thiên Trường tại Hà Nội

Hà Nội

  • 208D Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân
  • 0243 566 7337
  • 0983 080 786 - 0916 131 402
  • info@thethaothientruong.vn

Thiên Trường tại Tp Hồ Chí Minh

Tp. Hồ Chí Minh

  • 323 Trần Văn Kiểu, Quận 6
  • 0286 290 1232
  • 094 979 2525 - 0987 190 944
  • Hỗ trợ kỹ thuật: 0916 131 402

Thiên Trường tại Đà Nẵng

Đà Nẵng

  • 657 Trần Cao Vân, Quận Thanh Khê
  • 02363 622 777
  • 0944 086 000

Thiên Trường tại Nam Định

Nam Định

  • 522 Trần Hưng Đạo, P Lộc Vượng
  • 0987 883 956
  • Hỗ trợ kỹ thuật: 0916 131 402

Thiên Trường tại Hải Phòng

Hải Phòng

  • 238 Hàng Kênh, Quận Lê Chân
  • 0968 887 488
  • 079 438 5555
Để lại lời nhắn cho chúng tôi Zalo
Nhắn tin cho chúng tôi qua Facebook