Kundalini Yoga là 1 thể loại khá đặc biệt trong bộ môn Yoga. Vậy bạn đã biết, Kundalini Yoga là gì và bài tập nào phù hợp để áp dụng cho loại hình này chưa? Hãy cùng đi tìm hiểu kỹ về Kundalini Yoga qua bài viết chi tiết dưới đây cùng với Thiên Trường Sport bạn nhé !
Theo các giáo viên Yoga, Kundalini Yoga là thể loại Yoga thiên về nhận thức, giúp bồi đắp thêm tinh thần, niềm tin về bản thân và cả cuộc sống cho người tập. Loại hình Yoga này khá nổi tiếng tại nhiều quốc gia trên thế giới nhưng tại Việt Nam thì nó vẫn còn khá mới mẻ và thực tế thì nhiều người chưa hiểu rõ về nó. Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ Kundalini Yoga là gì và cách tập Kundalini Yoga chuẩn, hôm nay Thiên Trường xin chia sẻ các vấn đề này qua bài viết ở dưới đây. Mọi người cùng tìm hiểu để rõ hơn về loại hình Kundalini Yoga này nhé !
1. Kundalini Yoga là gì?
Kundalini trong Tiếng Phạn có nghĩa là "vòng tròn" và danh từ là "con rắn". Ý nghĩa của từ Kundalini có nghĩa là một năng lượng tâm linh, hay còn được hiểu là sinh lực nằm ở đáy cột sống, hay một con rắn cuộn tròn. Việc thực hành Kundalini Yoga được coi là cách khơi dậy Kundalini Shakti đang từ tư thế cuộn tròn thông qua sáu luân xa nằm dọc theo cột sống và qua luân xa thứ bảy.
Kundalini Yoga là một trường phái Yoga, thường tập trung vào hơi thở (Pranayma) và các bài tập trọng tâm (Core work). Nguồn gốc của tên gọi Kundalini là bắt nguồn từ việc đánh thức năng lượng, dẫn đến việc giải thoát tâm linh. Loại hình Yoga này có tác dụng phát triển trí óc, nhận thức và ý thức của con người thông qua việc thực hành thường xuyên thiền định, điều tức, các thế asana và đọc thần chú. Mỗi động tác trong Kundalini Yoga sẽ có các kỹ thuật thở khác nhau, giúp tăng cường tác dụng của các tư thế Yoga.
Kundalini Yoga
Loại hình Kundalini Yoga tập trung vào tinh thần và vào thiền nhiều hơn các loại hình Yoga khác. Hầu hết các từ thế Yoga của Kundalini tập trung vào hít thở, thiền và cử chỉ tay. Bởi vậy, các bài tập Kundalini Yoga chủ yếu được thực hiện trong tư thế ngồi.
Theo các giáo viên dạy Yoga, Kundalini Yoga là sự pha trộn giữa Bhakti Yoga (Yoga của sự thành tâm kết hợp tụng niệm), Raja Yoga (Yoga của sự kiểm soát tinh thần và thể chất), Shakti Yoga (Yoga của sức mạnh và năng lượng). Các bài tập Kundalini Yoga sẽ giúp người tập khai thác được tiềm năng sáng tạo của bản thân tối nhất và giải thoát bản thân khỏi Karma (tác động của các hành động trong quá khứ) và qua đó, giúp người tập nhận ra mục đích sống của họ.
- Tham khảo thêm: Power Yoga là gì?
2. Lợi ích khi tập Kundalini Yoga là gì?
Trường phái Kundalini Yoga đem lại rất nhiều lợi ích và tác dụng thiết thực đối với sức khỏe của người tập. Các tư thế Kundalini Yoga giúp cho bạn khỏe mạnh hơn cả về thể xác lẫn tinh thần. Để hiểu rõ hơn các lợi ích khi tập Kundalini Yoga, hãy cùng Thiên Trường điểm qua những tác dụng cụ thể của nó nhé. Cụ thể gồm:
2.1. Giúp làm dịu tâm trí của bạn.
Các bài tập Kundalini Yoga tập trung nhiều vào ý thức và nhận thức, nên nó có tác dụng làm dịu đi những suy nghĩ của bản thân, khiến bạn không còn sợ hãi, bế tắc và bất an nữa. Hơi thở và thần chú linh thiêng của Kundalini Yoga có tác dụng làm dịu tâm trí của chúng ta cực kỳ hiệu quả. Hơi thở chậm lại và đều đặn giúp xóa tan các dòng suy nghĩ lăng xăng trong đầu, khiến bạn cảm thấy thật thư thái, dễ chịu. Mọi tâm trí trong đầu bạn, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được. Khi tập Kundalini Yoga, bạn chắc chắn sẽ cảm nhận được dòng âm thanh êm dịu đang chuyển động trong cơ thể, tạo cảm giác yên bình trong tâm hồn, buông bỏ mọi xúc cảm tiêu cực và suy nghĩ hỗn loạn trong tâm trí bạn.
2.2. Kundalini Yoga đem đến sự tự tin.
Tập luyện các động tác Kundalini Yoga, bạn sẽ phải đối mặt những hạn chế của bản thân và phải vượt qua giới hạn đó. Khi vượt qua những thử thách trong quá trình tập Kundalini Yoga, bạn sẽ cảm thấy mình thật xứng đáng và bạn cảm nhận rằng cuộc sống dường như dễ thở hơn, các vấn đề trong cuộc sống sẽ dễ dàng được giải quyết hơn.
Kundalini Yoga đã kích thích sự tự tin từ bên trong cơ thể bạn. Bạn sẽ cảm thấy mình có thể vượt qua được những mặc cảm, tự ti về bản thân và các giới hạn của bản thân không còn là điều đáng lo ngại. Kundalini Yoga mang đến cho bạn niềm tin và sự tự tin về chính bản thân mình, giúp bạn biến những giấc mơ thành hiện thực nhờ sự tự tin và niềm tin sâu sắc với chính bản thân mình.
Lợi ích của Kundalini Yoga
2.3. Xây dựng sức mạnh, khả năng phục hồi.
Các tư thế Kundalini Yoga giúp dòng chảy năng lượng dọc cột sống đến các bộ phận khác trên cơ thể hoạt động tốt hơn. Các động tác nhẹ nhàng, được thực hiện chậm rãi giúp cơ thể của bạn trở nên dẻo dai hơn, năng lượng sẽ truyền đến tất cả các bộ phận trên cơ thể con người và giúp bạn cảm thấy khoan thai, dễ chịu. Bạn sẽ cảm nhận được dòng năng lượng truyền đến từng bộ phận trên cơ thể, giúp tăng cường sức mạnh cho cơ thể. Không những vậy, Kundalini Yoga còn giúp bạn xua tan những căng thẳng, mệt mỏi và phòng ngừa các bệnh lý về tinh thần như stress, trầm cảm...
3. Cách thở trong Kundalini Yoga chuẩn nhất.
Kundalini Yoga là "Yoga nhận thức" và để tập luyện các bài tập đạt hiệu quả cao thì bạn cần biết nắm rõ các kỹ thuật thở khi tập Kundalini Yoga. Trong loại hình Kundalini Yoga, kỹ thuật thở đơn giản là thở mũi xen kẽ (lỗ mũi trái, lỗ mũi phải) và đây là kỹ thuật thở thường được sử dụng nhất. Trong trường hợp bạn bị ngạt mũi, thì cách thở ra bằng lỗ mũi cực đơn giản. Với cách thở này, bạn sẽ làm sạch được mũi, giúp thông khí và làm sạch phổi rất hiệu quả, đồng thời giúp đánh thức năng lượng Kundalini tốt nhất.
Cách thở khi tập Kundalini Yoga
4. Các động tác cơ bản của Kundalini Yoga.
Các động tác cơ bản của Kundalini Yoga rất đơn giản, chỉ yêu cầu sự tập trung, thở đúng và thực hiện các thao tác chuyển động linh hoạt, chậm rãi. Các tư thế Yoga này bạn có thể tập luyện tại nhà trong một không gian yên tĩnh, rộng rãi và thoáng đãng. Dưới đây là một số động tác cơ bản của Kundalini Yoga mà bạn có thể áp dụng cho mình tại nhà. Mọi người có thể tham khảo để tập cho mình nhé !
4.1. Tư thế hoa sen - Padmasana.
Padmasan hay tư thế hoa sen (Lotus Pose) là một tư thế cơ bản thường được khởi đầu trong bất kỳ lớp học Yoga nào. Bạn có thể dễ dàng thực hiện được động tác này khi lưng thẳng, tâm trí bình tĩnh, tập trung vào hơi thở và với các động tác cực kỳ nhẹ nhàng. Hướng dẫn tập tư thế hoa sen như sau:
- Bạn ngồi chéo chân lên thảm tập Yoga, sao cho lòng bàn chân hướng lên trần nhà. Tư thế này mọi người hay gọi là tư thế kiết già trong bộ môn thiền.
- Giữ lưng thẳng, đầu, cổ thẳng và mắt hướng về phía trước.
- 2 tay đặt lên 2 bên đầu gối. Ngón tay phải chạm vào ngón tay cái.
- Mắt bạn nhắm lại và bắt đầu tập trung vào hơi thở.
Tư thế Lotus Pose
Với tư thế hoa sen này, cơ thể của bạn sẽ cải thiện được hệ tiêu hóa rất hiệu quả và đồng thời giúp giảm căng cơ, kiểm soát huyết áp, thư giãn tâm trí. Ngoài ra, tư thế Padmasana này còn giúp giảm đau, giảm khó chịu cho phụ nữ đang mang thai, phụ nữ sau sinh và phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt.
4.2. Tư thế cái cây - Vrksasana.
Vrksasana hay tư thế cái cây (Tree Pose) là một bài tập Yoga khá cơ bản, nhưng đối với người mới tập thì sẽ hơi khó khăn một chút và sau khi đã thành tạo thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn. Để thực hiện được động tác thiền với tư thế 1 chân, bạn cần tập trung hết sức và cố giữ thăng bằng cơ thể. Hướng dẫn cách thực hiện tư thế cái cây này như sau:
- Bạn bắt đầu với tư thế đứng thẳng, khoảng cách 2 chân mở rộng bằng vai và 2 tay dang sang 2 bên.
- Sau đó, uốn cong 1 chân với đầu gối hướng sang một bên, rồi đặt lòng bàn chân len đùi đối diện. Lúc này 2 tay của bạn có thể đặt trước ngực hoặc giơ 2 tay lên cao, để 2 lòng bàn tay áp vào nhau.
- Giữ tư thế này thăng bằng tốt nhất cho đến khi mỏi thì dừng lại. Chú ý tập hít vào thở ra sao cho đúng.
Tư thế cái cây
Tác dụng của bài tập Vrksasana này là giúp làm săn chắc đùi, mắt cá chân và cột sống, đồng thời tạo sự linh hoạt cho vùng háng, đùi bên trong, ngực và vai, cải thiện kỹ thuật giữ thăng bằng, giúp giảm đau thần kinh tọa...
4.3. Tư thế Cat-Cow Pose.
Tư thế Cat-Cow Pose là sự kết hợp giữa 2 động tác Cat Pose và Cow Pose. Sở dĩ kết hợp 2 động tác cùng nhau vì kết thúc của động tác này là mở đầu của động tác kia, chúng tạo nên một động tác hoàn chỉnh với các thao tác nhịp nhàng. Cách thực hiện tư thế Cat-Cow Pose chuẩn như sau:
- Bạn quỳ trên thảm tập bằng cẳng chân và 2 tay.
- Khi hít vào, bạn làm tư thế con bò, nhấc đầu và ngực về phía trần nhà, để bụng thả lỏng xuống.
- Khi thở ra, bạn làm tư thế như một con mèo, duỗi lưng lên và hướng cằm về phía ngực.
Tư thế Cat-Cow Pose
4.4. Tư thế bất động - Savasana.
Lợi ích của tư thế Savasana này là làm dịu não, giúp giảm căng thẳng, trầm cảm nhẹ và giúp thư giãn cơ thể, giảm đau đầu, mệt mỏi, giúp hạ huyết áp. Đây là một trong những động tác cơ bản của loại hình Yoga tự nhiên, tư thế này thường được áp dụng giữa các phiên tập luyện hoặc sau khi hoàn thành một chuối các động tác. Hướng dẫn cách thực hiện tư thế bất động như sau:
- Bạn nằm ngửa lên thảm tập, 2 cánh tay duỗi sang 2 bên tự nhiên nhất, đôi chân duỗi thẳng và 2 bàn chân cách nhau một khoảng rộng hơn hông.
- Thả lỏng người để toàn bộ cơ thể được thư giãn và học cách hít thở sâu.
Tư thế bất động
4.5. Tư thế rắn hổ mang - Bhujangasana.
Tác dụng của tư thế rắn hổ mang này là massage lưng, làm săn chăc cơ bắp cánh tay và làm giảm đau lưng. Với bài tập rắn hổ mang, cột sống của bạn trở nên khỏe hơn, cải thiện được phổi, vai, bụng và đồng thời kích thích các cơ quan bụng, giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi, làm dịu các cơn đau thần kinh tọa, điều trị hen suyễn... Cách thực hiện bài tập tư thế rắn hổ mang này như sau:
- Bạn nằm sấp lên thảm tập Yoga, để bàn chân duỗi thẳng hướng về phía sau, chống tay và nâng phần phía trên lên.
- Sử dụng lực chống đỡ của 2 cánh tay để nâng phần thân trên lên, tạo thành hình vòm và nâng đầu lên trần nhà. Thực hiện cách hít thở sao cho đúng cách.
Tư thế rắn hổ mang
5. Lời kết.
Như vậy, với bài viết trên đây của Thiên Trường Sport thì chắc hẳn các bạn đã hiểu Kundalini Yoga là gì rồi đúng không nào? Loại hình Yoga thiên về nhận thức này đem lại rất nhiều tác dụng đối với mọi người cả về sức khỏe thể xác lẫn tinh thần. Chính vì vậy, các bạn nên trải nghiệm loại hình Kundalini Yoga này để cảm nhận sự thay đổi tích cực ở bản thân bạn nhé. Thiên Trường Sport xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi và hẹn gặp các bạn ở các bài viết sau nhé. Xin chào !
- Tham khảo thêm: Ashtanga Yoga là gì?
Đọc thêm ▾