Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng cổ tay trong cầu lông mà mọi tay vợt cần biết, để nâng cao trình độ đánh cầu và kỹ năng sử dụng vợt thành thạo. Bật mí tầm quan trọng và một số lỗi sử dụng cổ tay nên tránh. Theo dõi thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây của Thể Thao Thiên Trường.
1. Kỹ thuật sử dụng cổ tay trong cầu lông
1.1. Kỹ thuật đập cầu
Kỹ thuật đập cầu bằng cổ tay tạo ra một cú đánh sức mạnh, tốc độ nhanh, bất ngờ lao thẳng xuống sân khiến đối thủ khó thực hiện đỡ trả cầu.
Các bước thực hiện:
-
Bước 1: Dồn trọng tâm vào chân cùng phía với tay thuận cầm vợt làm trụ, chân còn lại tiến lên trước một chút để tạo đà bật nhảy.
-
Bước 2: Sử dụng lực chân trụ bật lên cao, chân còn lại hỗ trợ lực đẩy cơ thể lên cao. Khi bật nhảy, đưa vợt phía sau mặt vợt song song với mặt đất.
-
Bước 3: Nhắm chuẩn điểm rơi cao nhất của cầu, nâng cao tay cầm vợt sử dụng lực cổ tay đập cầu hướng từ trên xuống dưới và đi chéo từ tay thuận sang tay bên còn lại. Tay còn lại giơ lên để giữ thăng bằng.
Kỹ thuật đập cầu
1.2. Kỹ thuật treo cầu
Treo cầu là kỹ thuật sử dụng cổ tay trong cầu lông yêu cầu người chơi làm chủ được lực đánh và điều chỉnh độ mở mặt vợt chính xác.
Kỹ thuật treo cầu tạo ra đường cầu từ cuối sân nhà điều cầu sang sân trước của đối thủ. Khiến cho đối thủ không thể chủ động đỡ cầu tấn công, tạo thế chủ động cho bạn trong pha cầu tiếp theo.
Các bước thực hiện:
-
Bước 1: Phán đoán và di chuyển chính xác đến vị trí điểm rơi của cầu. Dồn trọng tâm cơ thể xuống chân phía với tay cầm vợt làm chân trụ, đưa vợt ra sau.
-
Bước 2: Thả lỏng cổ tay, nâng vợt từ từ lên cao. Điều chỉnh lực ở cổ tay và khuỷu tay vừa phải thực hiện đánh cầu. Điều cầu vào phần sân phía trước của đối thủ.
-
Bước 3: Tay cầm vợt tiếp tục vung về phía trước sau đó thu tay về thân người. Đồng thời di chuyển về phía giữa sân để sẵn sàng thực hiện cú đánh tiếp theo.
Kỹ thuật treo cầu
1.3. Kỹ thuật bỏ nhỏ
Kỹ thuật sử dụng cổ tay trong cầu lông được sử dụng để tạo đòn đánh bất ngờ, tạo cơ hội ghi điểm tốt là kỹ thuật bỏ nhỏ. Kỹ thuật này sẽ khiến đối thủ rơi vào thế bị động và khó để thực hiện đỡ bóng tốt, hầu như không thể triển khai tấn công.
Các bước thực hiện:
-
Bước 1: Đưa tay cầm vợt ra trước, nâng lên cao. Thả lỏng cán vợt, giữ vợt theo kiểu Thump Grip sao cho mặt vợt hướng xuống dưới.
-
Bước 2: Điều chỉnh cổ tay xoay theo hướng kim đồng hồ, dùng lực cổ tay vừa đủ để điều cầu dễ dàng đi qua lưới và rơi xuống phía dưới.
Kỹ thuật bỏ nhỏ
2. Tầm quan trọng của kỹ thuật sử dụng cổ tay trong cầu lông
Đối với người chơi cầu lông đặc biệt là các vận động viên chuyên nghiệp đều hiểu rằng kỹ thuật sử dụng cổ tay trong cầu lông rất quan trọng. Sử dụng cổ tay thực hiện các cú tấn công quỹ đạo xoáy khó, phức tạp với lực đánh vừa đủ để đưa cầu đến vị trí khó trên sân.
Trên sân thi đấu, trụ lưới phân cách sân cao 1 mét 55 là chướng ngoại vật đối với mọi tay vợt để triển khai mọi cú tấn công và phòng thủ trên sân. Người chơi sử dụng kỹ thuật cổ tay tạo ra những cú đánh mang tính bất ngờ, điểm rơi khó chịu đưa đối thủ vào thế bị động. Tuy nhiên để thực hiện kỹ thuật cổ tay tốt, các tay vợt cần có thời gian luyện tập chăm chỉ, lực cổ tay đủ mạnh và làm chủ được lực đánh của mình để cầu qua lưới với quỹ đạo đúng như dự tính.
Tầm quan trọng của kỹ thuật sử dụng cổ tay
3. Một số lỗi sai khi thực hiện kỹ thuật sử dụng cổ tay trong cầu lông
Sử dụng một tay thi đấu là sai lầm lớn nhất của mà vận động viên cầu lông mắc phải khi thực hiện kỹ thuật sử dụng cổ tay trong cầu lông. Tay không cầm vợt có tác dụng ước lượng điểm rơi cầu và tạo thăng bằng trong các pha bật nhảy đập cầu.
Sử dụng lực cổ tay không đúng: Gồng tay thực hiện những cú đánh cầu với hy vọng lực đánh mạnh hơn là quan niệm sai lầm của nhiều tay vợt. Điều này khiến cho cơ tay của bạn bị gồng cứng, căng mỏi dẫn đến không có sự linh hoạt trong xử lý cầu. Thả lỏng tay và dùng lực cổ tay vừa phải đúng thời điểm đập cầu là cách tốt nhất để điều cầu đi đúng quỹ đạo mà bạn mong muốn.
Trật nhịp là khi bạn phán đoán sai điểm cầu rơi hoặc điểm cao nhất của cầu. Bắt trật nhịp cầu khiến bạn đập cầu quá sớm hoặc quá muộn làm cầu va cạnh vợt hoặc vướng lưới vì lực đánh không đủ. Tốt nhất nên di chuyển khi chưa có cầu để luôn bắt được nhịp.
Lỗi sai khi thực hiện kỹ thuật cổ tay trong cầu lông
Tổng kết
Bài viết “Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng cổ tay trong cầu lông hiệu quả nhất” của Thể Thao Thiên Trường trình bày rõ những kỹ thuật và tầm quan trọng của cổ tay trong thi đấu cầu lông. Hy vọng bạn đọc đã trang bị thêm cho mình hành trang hữu ích trên con đường chinh phục bộ môn cầu lông đầy lý thú và hữu ích này.
Đọc thêm ▾