Có bao giờ bạn tự hỏi “lười tập thể dục phải làm sao” khi đã dành quá nhiều thời gian trong ngày cho việc ngồi, nằm, xem phim, nói chuyện điện thoại... Hy vọng những mẹo nhỏ mà chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn tạo động lực để thay đổi và hình thành thói quen tốt cho mình.
Một trong những nguyên nhân khiến bệnh mạn tính gia tăng đáng báo động trong thời gian gần đây là do lười vận động, vậy lười tập thể dục phải làm sao?
1. Tác hại của lười tập thể dục.
Lười vận động có thể gây nguy hiểm gấp đôi béo phì. Ngoài ra, nó còn là nguồn cơn của các hệ lụy nghiêm trọng như:
1.1. Nguy cơ trầm cảm.
Thường xuyên tập thể dục mang đến hiệu quả cải thiện sức khỏe, phòng tránh trầm cảm. Điều này là do trong quá trình tập luyện, cơ thể sẽ giải phóng endorphin - một loại hormone dẫn đến cảm giác hạnh phúc. Ngoài ra, việc vận động cơ thể còn giúp xây dựng sự tự tin về thể chất, giảm căng thẳng, kích thích điều tiết hormone não, ổn định toàn bộ hệ thống trong cơ thể. Tuy nhiên khi lười tập thể dục bạn không thể đạt được những kết quả này.
1.2. Gia tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương.
Những bài tập với tạ có thể giúp bảo vệ xương khi bước vào tuổi trung niên, ngược lại, đối tượng không thực hiện các bài tập này sẽ tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương. Việc tập thể dục thúc đẩy sự lắng đọng của muối khoáng, sản xuất sợi collagen và calcitonin (hormone ức chế sự mất xương). Lười tập thể dục làm suy yếu xương hoặc mất khoáng chất trong xương, giảm lượng sợi collagen, từ đó gây loãng xương (bệnh có khối lượng xương thấp và suy giảm mô xương).
Lười tập thể dục gia tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương
1.3. Suy giảm tuổi thọ.
Năm 2012, một loạt nghiên cứu được đăng tải trên Lancet cho biết, cứ 10 người tử vong sớm thì 1 người trong số đó là do không tập thể dục. Nguy hiểm hơn, theo thống kê của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mỗi năm có gần 250.000 ca tử vong do lười vận động. Để hạn chế điều này, bạn nên tập thể dục 3 ngày/tuần từ 30 – 60 phút/ngày.
1.4. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Tập thể dục cũng chính là cơ hội tập luyện cho trái tim của bạn. Bạn đã bao giờ gặp tình trạng thở dồn dập khi đột nhiên di chuyển nhanh hay bước lên vài bậc thang? Tình trạng này xảy ra do tim không thể xử lý được. Cùng với đó, huyết áp của bạn cũng tăng lên, dẫn đến xơ vữa mạch máu, tăng nguy cơ đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.
1.5. Thừa cân, béo phì.
Khi thức ăn nạp vào cơ thể, đường trong máu không được tiêu thụ qua các bài tập thể dục hoặc các hoạt động khác nên sẽ lưu trữ dưới dạng glycogen trong các tế bào cơ và gan, sau cùng biến thành mỡ thừa.
Chính vì thế, nếu không tập thể dục trong thời gian dài có thể gây béo phì. Từ đó làm tăng nguy cơ phát triển bệnh động mạch vành, đái tháo đường, sỏi mật, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư vú, cổ tử cung, nội mạc tử cung và ung thư gan ở phụ nữ; ung thư tuyến tiền liệt, đại tràng và trực tràng ở nam giới.
Lười tập thể dục gia tăng nguy cơ thừa cân, béo phì
1.6. Một số bệnh ung thư.
Tập thể dục mang đến các tác dụng như giảm mức hormone, chẳng hạn insulin, estrogen (hormone có thể kích thích ung thư phát triển) và các yếu tố có liên quan đến sự phát triển ung thư như ung thư vú, đại tràng; giúp ngăn ngừa béo phì nên giảm tác hại của bệnh, đặc biệt là sự phát triển kháng insulin; giảm viêm; cải thiện chức năng hệ miễn dịch; thay đổi sự trao đổi chất của axit mật, giảm tiếp xúc với những chất gây ung thư trong đường tiêu hóa… Do đó, tập thể dục đều đặn sẽ giúp bạn phòng ngừa ung thư.
1.7. Tiểu đường type 2.
Chế độ ăn uống quá nhiều đường có thể khiến đường huyết tăng đột biến, điều này rất nguy hiểm. Do đó cơ thể buộc phải giải phóng insulin để đường huyết xuống mức an toàn bằng cách ép lượng đường dư thừa vào cơ và gan.
Nếu tình trạng này xảy ra quá thường xuyên, các thụ thể insulin sẽ bị trì trệ và ngừng phản ứng, gây bệnh đái tháo đường. Cơ thể không tự cân bằng lượng đường trong máu, dẫn đến tổn thương mô, mất thị lực và các nguy cơ khác. Nếu tập thể dục thường xuyên, lượng đường trong cơ thể sẽ được tiêu thụ bớt, làm các thụ thể insulin nhạy bén hơn, cải thiện độ nhạy insulin.
>> Tham khảo thêm: Lợi ích của tập thể dục mỗi ngày.
2. Lười tập thể dục phải làm sao?
Có thể thấy, tình trạng lười vận động đã đặt con người vào trạng thái nguy hiểm tới sức khỏe một cách trầm trọng và dần trở thành mối đe dọa lớn với nhân loại trong tương lai.
Vậy làm sao để chống lại sự lười biếng khi tập thể dục, đặc biệt ở những người trẻ?
2.1. Không lạm dụng mạng xã hội.
Facebook, Twitter và rất nhiều mạng xã hội khác là nơi xả streess lý tưởng của giới trẻ, tuy nhiên nó lại ngốn khá nhiều thời gian nếu bạn sử dụng quá thường xuyên.
Đây chắc hẳn là lý do lớn nhất khiến cơ thể rơi vào tình trạng lười biếng không muốn làm gì. Vì vậy, để loại bỏ sự lười biếng, tốt hơn hết hãy tập thói quen sử dụng mạng xã hội trong thời gian nhất định, đảm bảo bạn sẽ thấy hiệu quả tích cực.
2.2. Tìm 1 người bạn đồng hành.
Nếu bạn đang tìm kiếm động lực để tập thể thao thì chắc chắn sẽ ngạc nhiên với kết quả của những nghiên cứu về việc tìm bạn đồng hành. Theo nghiên cứu này, việc tập luyện với một người bạn sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.
Một nửa số người tham gia khảo sát được yêu cầu tìm 1 người bạn để luyện tập chung, nửa còn lại vẫn tập một mình như thông thường. Kết quả, những người tập luyện theo cặp mang đến hiệu quả tốt hơn số còn lại. Như vậy, khi có người tập cùng, bạn sẽ yên tâm dốc hết sức mình và đem lại hiệu quả cao hơn so với việc tập luyện một mình.
Tìm 1 người bạn đồng hành cùng tập thể dục
2.3. Chọn bài tập phù hợp với bản thân.
Chỉ khi cảm thấy hứng thú với từng bài tập thì bạn mới có thể gắn bó lâu dài. Hơn nữa, nên chọn những bài phù hợp với bản thân, không cố tập nặng để “đốt cháy giai đoạn” mà hãy kiên trì thực hiện mỗi động tác.
Thay vì lựa chọn chế độ luyện tập chung chung hoặc bắt chước những gì bạn bè làm, bạn hãy hướng tới những môn thể thao yêu thích hoặc đa dạng hóa các bài tập. Có rất nhiều sự lựa chọn như cardio, gym, yoga, boxing... Tuy nhiên quan trọng hơn cả là chế độ tập luyện thích hợp với mục tiêu và thể trạng cá nhân.
2.4. Tập trung vào chất lượng.
Thay vì tập quá nhiều cho đến khi “mệt lả”, bạn hãy cần tập đúng tư thế và số lần tập. Ngoài ra cũng nên chú trọng mục tiêu rèn luyện cơ thể, vận động tối đam tránh lượn lờ” ở phòng tập hàng giờ liền nhưng không đem lại bất kỳ hiệu quả nào.
2.5. Xây dựng kế hoạch tập luyện mỗi ngày và kiên trì thực hiện.
Mỗi khi làm bất cứ việc gì cũng đều phải có kế hoạch rõ ràng để thực hiện, trong đó bao gồm cả việc tập thể dục. Do đó, bạn hãy lên lịch tập luyện cụ thể cho bản thân bằng cách tham khảo trên mạng hoặc tuân thủ hướng dẫn của huấn luyện viên (PT). Bên cạnh đó việc tập thói quen thực hiện đầy đủ mỗi ngày, đừng cố tìm lí do để lười biếng hay trì hoãn việc tập thể dục là điều cần thiết.
Xây dựng kế hoạch tập luyện mỗi ngày và kiên trì thực hiện
2.6. Lên danh sách nhạc yêu thích khi tập.
Nghe nhạc khi tập gym sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn. Chính vì vậy hãy sưu tầm danh sách những bản nhạc sôi nổi, năng động, phù hợp với từng bài tập gym của mình. Cách nàng cũng mang đến hiệu quả tăng hứng thú để bạn tập trung hơn trong suốt quá trình tập luyện.
>> Quan tâm: Tập thể dục thời gian nào là tốt nhất?
3. Kết luận.
Đến đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho việc lười tập thể dục phải làm sao. Trong đó quyết tâm của bạn chính là yếu tố quyết định nhất. Hãy tự hỏi mình các câu hỏi như: Bạn có thực sự muốn thay đổi để sống 1 cuộc sống khỏe mạnh hơn? Khi muốn một đạt được mục tiêu nào đó, chắc chắn bạn sẽ nỗ lực cao nhất để đạt được, thậm chí còn bất ngờ về khả năng của mình.
Đọc thêm ▾