Maltodextrin là gì chắc hẳn vẫn còn xa lạ với nhiều người. Thực tế nó rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về maltodextrin và những lưu ý khi sử dụng bạn nhé!
Có thể bạn đã từng sử dụng nhưng chưa hiểu rõ maltodextrin là gì. Nói dễ hiểu, Maltodextrin chỉ một loại carb nhân tạo được làm từ tinh bột. Liệu chất này có an toàn cho người sử dụng hay không? Nên dùng như thế nào để đảm bảo hiệu quả? Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc này.
1. Maltodextrin là gì?
Maltodextrin là loại tinh bột màu trắng, được làm từ lúa mì, khoai tây, gạo… Nó được thêm vào một số thực phẩm, món ăn để tăng hương vị hoặc tăng hạn sử dụng.
Các nhà sản xuất tạo ra Maltodextrin nhờ quá trình thủy phân tinh bột 1 phần bằng nước, axit, enzym. Từ đó chúng bị phá vỡ thành các mảnh nhỏ hơn. Kết quả thu được tinh bột có màu trắng, vị dịu hoặc hơi ngọt, tan được trong nước.
Đây là chất phụ gia rất phổ biến trong thành phần của rất nhiều loại thực phẩm, không riêng gì thực phẩm bổ sung.
Maltodextrin là gì?
2. Maltodextrin có tốt không?
Theo FDA (Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc Hoa Kỳ), khi ăn với lượng vừa đủ thì Maltodextrin có thể xem là chất phụ gia tốt. Tuy nhiên nếu lạm dụng hoặc ăn quá nhiều sản phẩm có chứa chất này thì bữa ăn sẽ trở nên mất cân bằng do chứa nhiều đường, ít chất xơ, thực phẩm đã qua chế biến.
Về bản chất Maltodextrin cũng là 1 loại Carbohydrate, theo đó không nên chiếm quá 45% - 65% tổng lượng calo nạp vào cơ thể. Ngoài ra, chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích sử dụng carbohydrate giàu chất xơ, tránh làm lượng đường trong máu tăng lên đột ngột. Maltodextrin lại có chỉ số đường huyết cao. Do vậy đây là nguyên nhân gây tăng cân, mắc tiểu đường và nhiều bệnh nguy hiểm khác. Do vậy, bạn chỉ nên bổ sung đủ lượng Maltodextrin cơ thể cần.
3. Những lợi ích của Maltodextrin.
Mặc dù tiềm ẩn những nguy cơ bất an toàn cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng đúng cách, Maltodextrin vẫn mang lại 1 số lợi ích sau đây:
3.1. Cung cấp năng lượng nhanh chóng khi tập gym/chơi thể thao.
Sử dụng Maltodextrin rất hiệu quả trong việc cung cấp năng lượng nhanh chóng khi thi đấu, tập luyện thể thao. Mass, Whey, sữa tăng cân… là những sản phẩm có chứa Maltodextrin giúp bổ sung năng lượng tức thì.
Một số nghiên cứu còn khẳng định, chất phụ gia này cũng giúp duy trì sức mạnh trong quá trình tập luyện.
3.2. Ngăn ngừa ung thư trực tràng.
Nghiên cứu gần đây cho thấy Fibersol - 2 (Tên gọi khác của Maltodextrin kháng tiêu hóa) chứa hoạt tính chống ung thư, ngăn khối u phát triển mà không gây tác dụng phụ tiêu cực nào.
3.3. Tốt cho hệ tiêu hóa.
Sử dụng Maltodextrin kháng tiêu hóa còn có thể tác động đến tiêu hóa tổng thể. Nó giúp cải thiện chức năng ruột như thời gian vận chuyển trong đại tràng, phân có tính nhất quán hơn.
3.4. Tăng đường huyết.
Như vừa đề cập ở trên, lạm dụng Maltodextrin sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh. Cũng chính vì vậy, người bị tụt đường huyết mãn tính có thể sử dụng Maltodextrin để cải thiện tình trạng này. Đây là phương pháp hiệu quả mà không tốn quá nhiều chi phí.
Những lợi ích của Maltodextrin
4. Cách dùng Maltodextrin an toàn, hiệu quả.
Như chúng tôi đã nói, Maltodextrin cũng tương tự như các loại đường và Carbohydrate. Do vậy nó không thể thiếu trong các chế độ ăn lành mạnh hay giảm cân. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn nên sử dụng quá nhiều hay dùng làm món chính.
Đặc biệt, với bệnh nhân tiểu đường hoặc những người đang trong quá trình giảm cân nên hạn chế tối đa. Hãy tính toán lượng Maltodextrin vừa đủ so với nhu cầu cơ thể và cân bằng với chất xơ, protein trong chế độ ăn. Khi đó, nó có thể trở thành nguồn cung cấp năng lượng rất tốt khi lao động nặng nhọc hoặc tập luyện thể thao.
>> Xem thêm: Vai trò của Carb với cơ thể con người.
5. Khi nào nên tránh sử dụng Maltodextrin?
Tất cả mọi người đều nên sử dụng hàm lượng Maltodextrin vừa phải. Ngoài ra, 1 số trường hợp dưới đây nên tránh Maltodextrin.
5.1. Người mắc bệnh tiểu đường hoặc kháng Insulin.
Đối tượng này cần tránh tất cả các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn sử dụng. Lưu ý chỉ bổ sung lượng nhỏ và tính vào Carbohydrate nên tiêu thụ trong ngày theo nhu cầu cơ thể. Tốt hơn hết, hãy thường xuyên kiểm tra đường huyết khi thêm Maltodextrin vào chế độ ăn.
5.2. Người có nguy cơ mắc rối loạn tự miễn hoặc rối loạn tiêu hóa.
Thêm 1 lý do để hạn chế bổ sung loại tinh bột này là để giữ cho vi khuẩn đường ruột của bạn khỏe mạnh. Theo 1 nghiên cứu thực hiện vào năm 2012, Maltodextrin có khả năng thay đổi thành phần vi khuẩn trong đường ruột, khiến bạn dễ mắc bệnh hơn. Nghiên cứu khác tương tự cũng cho thấy loại tinh bột này làm tăng sự phát triển của vi khuẩn như E. coli, liên quan đến rối loạn tự miễn.
5.3. Người dị ứng với Maltodextrin.
Maltodextrin bao gồm 1 số thành phần phụ gia có thể gây dị ứng không dung nạp. Điều này gia tăng tình trạng khó thở, kích ứng, phát ban, hen suyễn, chuột rút…
Khi nào nên tránh sử dụng Maltodextrin?
6. Các lựa chọn thay thế cho Maltodextrin.
Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp cần tránh sử dụng Maltodextrin thì chúng tôi xin gợi ý một số lựa chọn thay thế khác như:
- Bột sắn thay thế khá tốt nếu bạn không muốn sử dụng Maltodextrin.
- Một số loại phụ gia khác như Guar gum, pectin cũng là những dạng carb từ trái cây, rau, hạt, tinh bột khoai mì, tinh bột nghệ.
- Các loại phụ gia thay thế Maltodextrin giúp tạo ngọt cho sản phẩm còn có sorbitol, erythritol, stevia.
7. Tổng kết.
Như vậy chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu đầy đủ về Maltodextrin là gì cùng những lợi ích, hạn chế của loại tinh bột này. Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường cần tránh sử dụng để ngăn chặn nguy cơ rủi ro cho sức khỏe có thể gặp phải. Hãy sử dụng Maltodextrin một cách chừng mực để đem lại lợi ích tối đa cho cơ thể bạn nhé!
Đọc thêm ▾