Nhằm hỗ trợ quá trình làm việc và học tập đạt hiệu quả tốt nhất, giấc ngủ trưa là giải pháp nhiều người lựa chọn để duy trì và tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận lo ngại rằng không biết “Ngủ trưa có mập không?” và ngủ bao lâu là tốt nhất. Hãy cùng tìm đáp án cho câu hỏi trên ở bài viết dưới đây.
1. Ngủ trưa là gì?
Ngủ trưa được hiểu là giấc ngủ ngắn đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của con người, được thực hiện vào thời điểm buổi trưa hoặc đầu giờ chiều. Thời gian ngủ trưa phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là đồng hồ sinh học của mỗi người và quốc gia sinh sống (văn hóa, khí hậu…).
Ngủ trưa giúp đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của con người
Mỗi ngày, con người thường có 2 thời điểm giấc ngủ sâu nhất là từ 2 - 4 giờ sáng và sau đó 10 tiếng. Thời gian ngủ trưa và ngủ đêm thường đối lập nhau, nếu bạn dành nhiều thời gian cho giấc ngủ đêm nay nhiều thì thời gian ngủ trưa của ngày hôm sau sẽ ít hơn và ngược lại.
>> Xem thêm: Tư thế ngủ giảm cân
2. Lợi ích của việc ngủ trưa đối với sức khỏe con người
Ngủ trưa có tốt không? Có nên ngủ trưa không? Ngủ trưa mang lại rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Dưới đây mà một số lợi ích chủ yếu:
Ngủ trưa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người
2.1. Ngủ trưa giúp cải thiện tình trạng thiếu ngủ
Vào ban đêm, nếu bạn đang gặp phải tình trạng khó ngủ, mất ngủ hay ngủ không đủ giấc thì giấc thì ngủ trưa sẽ giúp bạn tỉnh táo vào tập trung làm việc, học tập hơn. Bên cạnh đó cũng hạn chế tối đa hiện tượng ngủ gật, buồn ngủ không đúng thời điểm.
2.2. Giảm nguy cơ tử vong với giấc ngủ trưa đủ giấc
Đối với những bệnh nhân huyết áp hay đường huyết thay đổi thất thường, dành thời gian cho giấc ngủ trưa hỗ trợ bệnh nhân ổn định các chỉ số, tăng cường khả năng trao đổi chất.
Nếu ngủ trưa không đủ giấc, nó còn làm tăng nguy cơ đột quỵ. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng ngủ 30 phút vào buổi trưa làm giảm 37% nguy cơ tử vong so với những người không ngủ.
2.3. Ngủ trưa giúp tăng cường và phục hồi trí nhớ, sức đề kháng
Sau một thời gian hoạt động thể chất và trí não, mỗi chúng ta nên tận dụng thời gian ngủ trưa để nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Khi đó, đầu óc sẽ được thư giãn, tăng cường khả năng ghi nhớ, giảm áp lực do stress. Nếu ngủ từ 45 - 60 phút, khả năng ghi nhớ sẽ tăng hiệu quả lên đến 5 lần.
Đặc biệt, đối với những người thường xuyên tập luyện thể thao, thể hình, cơ bắp của họ sẽ được phục hồi và tăng cơ bắp.
Ngủ trưa giúp tăng cường sức đề kháng
2.4. Ngủ trưa có tác dụng bảo vệ thị lực
Khi chìm vào giấc ngủ trưa, các cơ của mắt sẽ được nghỉ ngơi. Nhờ vậy mà thị lực của bạn được chăm sóc và bảo vệ, ngăn ngừa tình trạng suy giảm chức năng thị giác. Thêm nữa, ngủ trưa cũng giúp giữ ẩm cho mắt nhờ hoạt động tiết ra nước mắt của tuyến lệ.
3. Ngủ trưa có gây mập không?
Ngủ trưa có tăng cân không là thắc mắc của nhiều người bởi cơ thể khi ngủ sẽ ở trạng thái nghỉ ngơi, vì thế mà lượng calo bị tiêu thụ cũng ít hơn so với khi hoạt động. Tuy nhiên bạn không cần lo lắng vì ngủ trưa hợp lý không những không gây béo mà còn hỗ trợ cho những người đang giảm cân một cách hiệu quả.
Leptin là hormone được sinh ra từ các tế bào mỡ nhờ vào việc ngủ trưa. Tác dụng của hormone này rất quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng. Nó làm kéo dài cảm giác no bụng sau khi ăn, giảm hiện tượng thèm ăn và tăng cường hiệu quả quá trình đốt cháy chất béo, tiêu hóa.
Ngoài ra, có một tác nhân dị hóa cơ bắp tên cortisol. Đây là hormone thuộc loại steroid, có tác dụng hạn chế căng thẳng rất tốt. Nhất là với người tập thể hình, nó sẽ ngăn ngừa việc đốt cháy cơ bắp hiệu quả.
>> Quan tâm: Bài tập thể dục trước khi ngủ
Ngủ trưa có mập không?
4. Ngủ trưa thời gian bao lâu là tốt nhất?
Ngủ trưa mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời nhưng nếu ngủ không đúng lúc, ngủ quá nhiều hay quá ít cũng có thể xuất hiện một số tác hại như uể oải thiếu sức sống, trí nhớ suy giảm, mất ngủ vào ban đêm...
Vậy nên ngủ trưa bao lâu để giảm cân? Thời gian ngủ trưa tốt nhất nên trong khoảng từ 20 đến 90 phút. Nếu quá thời gian này, bạn rất dễ bị rơi vào trạng thái ngủ sâu. Dưới đây là gợi ý về tác dụng của các khoảng thời gian ngủ khác nhau, bạn có thể tham khảo để có lựa chọn phù hợp với tính chất công việc hay học tập của bản thân.
- Ngủ trưa 15 - 30 phút: Tăng tập trung, giảm stress.
- Ngủ trưa 60 phút: Cải thiện trí nhớ và khả năng phản xạ.
- Ngủ trưa 90 phút: Kích thích sự sáng tạo và tăng cường trí nhớ.
Thời điểm ngủ trưa thích hợp nhất bắt đầu từ 12 giờ 20 phút.
Thời gian ngủ trưa tốt nhất từ 20 - 90 phút
5. Tư thế tốt nhất cho giấc ngủ trưa hiệu quả
Để có giấc ngủ trưa hiệu quả, bạn không nhất thiết phải ngủ trên giường mới là tốt nhất. Chỉ cần tựa đầu vào ghế hay phía sau để chợp mắt cũng giúp bạn tỉnh táo hơn. Điều quan trọng nhất cần chú ý khi ngủ đó chỉnh là phải giữ cho cơ được giãn và ở trạng thái thả lỏng.
Ngoài ra bạn không được ăn quá no, tiêu thụ thức ăn nhiều dầu mỡ. Tuyệt đối cần chú ý không được ngủ ngay sau khi ăn xong, ít nhất sau khi ăn 10 phút mới nên đi ngủ. Nếu nằm ngủ nên để đầu cao chân thấp và nghiêng về bên phải để giảm áp lực cơ thể đè lên tim. Các tư thế tuyệt đối nên tránh khi ngủ trưa: gục đầu xuống bàn, gối đầu lên tay. Sau khi ngủ dậy nên rửa mặt bằng nước lạnh.
6. Tổng kết
Hy vọng rằng với những thông tin mà Thiên Trường Sport đã chia sẻ ở trên, bạn đã có thể giải đáp được thắc mắc “Ngủ trưa có mập không?” cũng như biết được lợi ích và cách ngủ trưa hiệu quả nhất. Bạn hãy cân đối thời gian ngủ trưa hợp lý để duy trì và nâng cao sức đề kháng của bản thân nhé!
Đọc thêm ▾