Nhiều người nghĩ bị thoát vị đĩa đệm nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động. Đây là quan điểm sai lầm, bởi điều này sẽ làm cơ mất đi tính linh hoạt và khiến bệnh trầm trọng hơn. Vậy thoát vị đĩa đệm nên tập gì vẫn luôn là một câu hỏi không ít người còn băn khoăn.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, để điều trị thoát vị đĩa đệm có hiệu quả cao, người bệnh cần kết hợp tập luyện thể thao song song với quá trình điều trị. Dưới đây là một số bài tập hỗ trợ bệnh thoát vị đĩa đệm được tốt hơn, làm giảm các cơn đau buốt, nhức mỏi giúp người bệnh thoải mái.
Bơi lội giúp đẩy lùi bệnh thoát vị đĩa đệm.
Bơi lội là môn thể thao được nhiều người lựa chọn để nâng cao sức khỏe, đặc biệt là trong những ngày hè nóng bức. Đây không chỉ là bài tập tăng cường sức dẻo dai cho cơ thể mà bơi lội chữa thoát vị đĩa đệm rất hiệu quả. Bơi môi trường nước rất an toàn, hạn chế chấn thương và giảm áp lực, ma sát đối với các nhân nhày đĩa đệm, tạo áp suất âm giúp đĩa đệm về đúng vị trí.
Khi bơi, thể tích khoang phổi lớn hơn để giúp trao đổi khí, oxy được cung cấp nhiều hơn. Lúc này tim sẽ tăng cường co bóp đẩy máu lên những khi vực bị viêm nhằm giảm cảm giác đau nhức. Bên cạnh đó, bơi lội còn có nhiều lợi ích tuyệt với khác như giảm cân, đẹp da, xua tan mệt mỏi...
Yoga trị liệu thoát vị đĩa đệm.
Nhiều chuyên gia đã khẳng định việc luyện tập yoga rất tốt cho những bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp, người thường xuyên bị đau thắt lưng. Yoga không chỉ có tác dụng kéo giãn cơ, kích thích lưu thông máu, giảm nhức mỏi mà còn giúp hệ xương khớp khỏe mạnh. Nhiều tư thế yoga có thể tăng cường nhóm cơ vùng bụng và cơ lưng. Đây là 2 nhóm cơ quan trọng trong hệ thống cơ bắp của cột sống, giúp cơ thể có tư thế thẳng và chuyển động đúng.
Tuy nhiên, không phát tất cả những bài tập yoga đều áp dụng được cho người bị thoát vị đĩa đệm. Do đó, bạn cần nắm rõ những lưu ý sau để việc tập luyện diễn ra thuận lợi:
- Trước khi bắt đầu tập yoga hay bất cứ môn thể thao nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình phù hợp với hình thức rèn luyện này không.
- Khi bắt đâu, nên khởi động kỹ, tập từ từ để cơ thể thích nghi dần với nhuoj điệu. Trong quá trình tập tránh các tư thế cúi người, xoay người hoặc với tay quá mức.
- Không nên tập quá sức, khi tập yoga cần có huấn luyện viên chỉ dẫn đúng động tác.
Thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ?
Thông thường mọi người vẫn nghĩ chạy bộ không tốt cho sức khỏe người bị thoát vị đĩa đệm. Nhưng thực tế đã chứng mình, chạy bộ chỉ tác động một lực rất nhỏ lên cột sống, thậm chí không bằng việc chúng ta ngồi quá lâu trong một thời gian dài.
Lợi ích chạy bộ đối với người bình thường không còn xa lạ và đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cũng mang lại kết quả cao trong điều trị. Đây là hình thức vận động giúp rèn luyện sự dẻo dai, cải thiện sự linh hoạt ở các cơ tay, cơ chân. Hơn nữa, chạy bộ còn giúp giãn các đĩa đệm nhằm tránh áp lực lên dây thần kinh, nhờ đó hạn chế những cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, cần có một số lưa ý với những người thoát vị đĩa đệm khi chạy bộ:
- Không nên chạy quá 3km một ngày, tất nhiên điều này còn phù thuộc vào tình trạng sức khỏe mỗi người. Hạn chế những động tác cúi gập vặn người đột ngột.
- Mỗi lần nên tập luyện 30-45 phút, kết hợp nghỉ ngơi thư giãn hợp lý để hạn chế những cơn đau xương khớp.
- Muốn đạt kết quả cao trong chữa trị thoát vị đĩa đệm, ngoài chạy bộ cần lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
- Xem thêm: máy chạy bộ đa năng
Trên đây là một số gợi ý về vấn đề người bị thoát vị đĩa đệm nên tập gì? Điều quan trọng nhất vẫn là việc bạn bố trí việc tập luyện như thế nào phù hợp với sức khỏe của mình. Chúc bạn sớm thành công!
Đọc thêm ▾