Chọn MENU
icon cart0

Sân bóng chày ở Việt Nam có không? Tiềm năng phát triển bóng chày

Bóng chày là môn thể thao nổi tiếng trên thế giới nhưng ở nước ta nó vẫn chưa được phát triển quá mạnh. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sân bóng chày ở Việt Nam cùng lịch sử phát triển của bộ môn này tại Việt Nam nhé.

Sân bóng chày tại Việt Nam có không?

Mặc dù đã được du nhập vào Việt Nam từ nhiều năm trước và cũng được rất nhiều bạn trẻ yêu thích, tìm hiểu nhưng bộ môn bóng chày ở nước ta vẫn chưa được đầu tư phát triển mạnh như những môn thể thao khác. 

Không chỉ thiếu huấn luyện viên mà điều kiện sân bãi để chơi bóng chày trong nước còn rất hạn chế. Cho đến hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ một sân bóng chày chuyên nghiệp nào, những người quan tâm, yêu mến và muốn tập luyện bộ môn này đều phải tự tìm sân tập.Thông thường mọi người sẽ tập bóng chày ở những lồng bóng chày tự động (do tư nhân mở), sân dã chiến, những bãi đấy trống hay tập luyện và thi đấu trên sân bóng đá. 

Sân bóng chày tại Việt Nam

Sân bóng chày tại Việt Nam

Lịch sử và tiềm năng phát triển bóng chày tại Việt Nam

Từ nhiều năm trước bóng chày đã được rất nhiều người Việt Nam biết đến thông qua phim ảnh hay những bộ truyện tranh nổi tiếng của nước ngoài (thường là từ Hàn Quốc, Mỹ, Nhật). Trên thực tế, môn bóng chày đã bắt đầu du nhập vào nước ta từ những năm 90 (thế kỷ XX) thông qua những mối quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế giữa các tập đoàn kinh tế, ngoại giao và những tổ chức quốc tế đến Việt Nam.  

Bắt đầu từ năm 2008, câu lạc bộ bóng chày thiếu niên đã chính thức được thành lập và hoạt động tại Hà Nội với các thành viên là những bạn trẻ đến từ nhiều trường học trên địa bàn thành phố. Thành tích đáng kể nhất là câu lạc bộ bóng chày thiếu niên Hà Nội (Hà Nội Capitals) được tham dự vòng chung kết U14 miền Trung Gameday USA vào tháng 7/2013 tại Chicago (Hoa Kỳ). Đến năm 2015, đội U16 câu lạc bộ bóng chày thiếu niên Hà Nội được tham dự vòng chung kết bóng chày thiếu niên thế giới diễn ra tại thành phố Lafayette (bang Indiana, Hoa Kỳ).  

Môn bóng chày du nhập Việt Nam bắt đầu từ năm 2008

Môn bóng chày du nhập Việt Nam bắt đầu từ năm 2008

Trong khi đó tại khu vực miền Nam, hội bóng chày thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu được thành lập vào năm 2011. Các thành viên trong đội thường xuyên tham gia tập luyện tại sân vận động Phú Thọ với sự hướng dẫn của những huấn luyện viên bóng chày đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…Từ đó đến nay hội này càng ngày càng phát triển với số lượng thành viên tăng lên khá nhiều.

Tại SEA Game 26 tổ chức tại Indonesia, đội bóng chày Việt Nam với 20 vận động viên lần đầu tiên được cử đi tham gia thi đấu dù biết đây không phải là môn thế mạnh. Cũng trong năm 2011 này, đội U12 bóng chày Việt Nam đã trở thành nhà vô địch Đông Nam Á tại giải bóng chày thiếu niên Pony được tổ chức tại Seoul (Hàn Quốc) sau khi chúng ta giành chiến thắng trước Phillipines và Indonesia.

Tháng 4/2021, VBSF (liên đoàn bóng chày và bóng mềm Việt Nam) thành lập để thúc đẩy sự phát triển và mở rộng quy mô môn thể thao này một cách chuyên nghiệp, bài bản và khoa học hơn nữa. Tháng 7/2022, giải vô địch bóng chày toàn quốc được tổ chức lần đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh. Vào tháng 7/2020 vừa qua, giải vô địch bóng chày toàn quốc lần thứ 2 được tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Sự ra đời của giải đấu này là bước ngoặt quan trọng đánh dấu tiềm năng phát triển của môn bóng chày ở Việt Nam.

Tiềm năng phát triển bộ môn bóng chày ở Việt Nam

Tiềm năng phát triển bộ môn bóng chày ở Việt Nam

Hiện nay, phong trào tập luyện và thi đấu bóng chày ở nước ta thu hút sự tham gia của khá nhiều người. Đặc biệt là các em học sinh tại các trường phổ thông cấp 1, cấp 2, cấp 3 ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. 

Chỉ cần cải thiện sân tập theo đúng tiêu chuẩn quốc tế và tập trung đầu tư đúng hướng thì tiềm năng phát triển bóng chày tại Việt Nam là rất lớn.

>> Tham khảo thêm: Cách chơi môn bóng chày cho người mới bắt đầu

Chơi bóng chày cần có dụng cụ nào?

Muốn chơi bóng chày chúng ta cần phải chuẩn bị những dụng cụ sau:

- Găng tay bắt bóng chuyên dụng (baseball gloves): Cầu thủ bắt bóng bắt buộc phải đeo một chiếc găng tay chày chuyên dụng được làm bằng da này để bảo vệ tay khỏi chấn thương, cản lực bóng đi với tốc độ cao và giúp giữ bóng. Cấu tạo bên trong của chiếc găng tay này gồm có một lớp đệm tay, lớp đệm cổ tay, kết nối ngón tay, bản lề và một chiếc (mạng) lưới ở giữa ngón cái và ngón trỏ.   

Găng tay, quả bóng chày, gậy đánh bóng là dụng cụ không thể thiếu đối với môn bóng chày

Găng tay, quả bóng chày, gậy đánh bóng là dụng cụ không thể thiếu đối với môn bóng chày

- Quả bóng chày (baseball vector): Tâm quả bóng được làm từ cao su tiếp đến là nhiều lớp sợi khác nhau, ngoài cùng quả bóng (lớp vỏ) được bọc bởi 2 dải da bò khâu chặt lại với nhau bằng chỉ màu đỏ. Bóng có đường kính khoảng 6,8cm, nặng từ 141,75 - 148,83 gram. Quả bóng chày có 2 loại đó là:

Bóng mềm: dùng trong tập luyện và được làm từ cao su.

Bóng cứng: làm từ gỗ và bọc da ở bên ngoài. Loại bóng này được sử dụng trong thi đấu.

- Gậy bóng chày (baseball bat): Được dùng để đánh vào quả bóng chày sau khi nó được cầu thủ ném bóng phát tới. Gậy bóng chày được làm bằng kim loại mịn hoặc bằng gỗ (gỗ phong hoặc gỗ hồ đào - hickory), có đường kính không vượt quá 7cm (2,75 inch) và chiều dài tối đa là 1,067m (42 inch). Trọng lượng của gậy không quá 1kg.

- Găng tay bóng chày giành cho cầu thủ (batting glove): Loại găng tay này giống với những loại găng tay thông thường, được làm từ vải tổng hợp hoặc nylon. Nó giúp thấm hút mồ hôi, làm người chơi cảm thấy thoải mái hơn khi cầm bóng và không bắt buộc phải đeo găng tay này khi thi đấu. 

- Áo đồng phục bóng chày (baseball uniform): đây là đồng phục của đội bóng, trên đó có in logo của đội.

Áo bóng chày được cầu thủ Mbappe mặc trong trận đấu bóng chày tại Mỹ

Áo bóng chày được cầu thủ Mbappe mặc trong trận đấu bóng chày tại Mỹ

- Mũ lưỡi trai (baseball cap).

- Tất (baseball stirrups).

- Mũ bảo hiểm giành cho người đánh bóng (batting helmet).

- Nẹp bảo vệ khớp tay và chân (shin guard) cho người đánh bóng. 

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn sân bóng chày ở Việt Nam và biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác về môn thể thao này. Hy vọng môn thể thao đầy sức hấp dẫn này sẽ tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai. Bạn muốn thử sức với môn này, chưa biết mua dụng cụ tập luyện ở đâu, hãy đến ngay shop dụng cụ Thể Thao Thiên Trường nhé!

Đọc thêm

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)

Ông Phạm Văn Hùng - Tổng Giám đốc Công ty Thể thao Thiên Trường với hơn 14 năm kinh nghiệm trong ngành thể thao, chuyên bán dụng cụ thể dục thể thao và thể hình chất lượng với giá tốt nhất tại Việt Nam. Với hệ thống 6 cửa hàng thể thao tại các thành phố Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nam Định & Đồng Nai sẵn sàng phục vụ khách hàng khắp mọi nơi.

Bình luận
0968650686

DANH SÁCH CỬA HÀNG THỂ THAO THIÊN TRƯỜNG

Thiên Trường tại Hà Nội

Hà Nội

  • 208B Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân
  • 0243 566 7337
  • 0983 080 786 - 0916 131 402
  • info@thethaothientruong.vn

Thiên Trường tại Tp Hồ Chí Minh

Tp. Hồ Chí Minh

  • 34 đường số 2 , Phường 11 , Quận 6
  • 0286 290 1232
  • 094 979 2525 - 0987 190 944
  • Hỗ trợ kỹ thuật: 0916 131 402

Thiên Trường tại Đà Nẵng

Đà Nẵng

  • 657 Trần Cao Vân, Quận Thanh Khê
  • 02363 622 777
  • 0944 086 000

Thiên Trường tại Nam Định

Nam Định

  • 522 Trần Hưng Đạo, P Lộc Vượng
  • 0987 883 956
  • Hỗ trợ kỹ thuật: 0916 131 402

Thiên Trường tại Hải Phòng

Hải Phòng

  • 238 Hàng Kênh, Quận Lê Chân
  • 0968 887 488
  • 079 438 5555
Để lại lời nhắn cho chúng tôi Zalo
Nhắn tin cho chúng tôi qua Facebook