Chắc chắn phần lớn trong chúng ta đã biết tới stress là gì hoặc nghe nói nhiều đến nó. Thực tế đây là một tình trạng tâm lý căng thẳng, uất ức làm cho người bị mệt mỏi và hao tổn tâm sức, suy nghĩ nặng nề. Vấn đề này từ lâu gây nhiều phiền toái và tác động lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vậy làm thế nào để hạn chế vướng phải tình trạng stress? Bạn có thể tham khảo những thông tin bên dưới.
1. Stress là gì? Cách hiểu đúng về stress.
1.1. Khái niệm stress.
Stress là tên tiếng Anh mang nghĩa là căng thẳng, một trạng thái tiêu cực của tâm lý liên quan đến bất kỳ vấn đề nào trong cuộc sống. Bạn đôi khi thấy người xung quanh than phiền “Sao hôm nay thấy áp lực quá”, “Cứ nghĩ đến chuyện đó là chẳng muốn ăn, muốn ngủ”, “Chẳng muốn làm gì hết. Chỉ muốn quăng hết mọi thứ đi”... Đó là biểu hiện cơ bản được thể hiện ra bên ngoài khi có những bức bối, căng thẳng trong tâm lý của người đó, một dấu hiệu của stress. Khi căng thẳng làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, đến hoạt động của cuộc sống thì khi đó tình trạng cảnh báo ở mức nguy hại, yêu cầu bạn phải có hưởng điều chỉnh và dùng phương pháp trị liệu.
Stress là gì?
1.2. Phân loại stress.
Thực tế, các nhà tâm lý học cho rằng, stress có 2 dạng phân loại dựa trên mức độ bản thân nó. Về cơ bản, nó được chia làm 2 loại là stress loại nhẹ và stress loại nặng.
- Mức độ nhẹ là ảnh hưởng tích cực cho đến ảnh hưởng tiêu cực nhẹ. Nếu như nó ở mức nhỏ, không đáng kể thì có những mặt lợi ích và có thể tốt cho sức khỏe. Căng thẳng tích cực giúp cải thiện hiệu suất của não bộ và hoạt động sống, đóng một yếu tố trong động lực, tạo thích nghi và phản ứng với môi trường sống.
- Mức độ nặng là ảnh hưởng tiêu cực đến rất tiêu cực trong cuộc sống. Người ta thường đề cập đến căng thẳng quá mức có thể dẫn đến tổn hại cho cơ thể. Căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim, loét dạ dày và các bệnh tâm thần như trầm cảm và cũng làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh đã có từ trước. Nguy hiểm hơn, có những căng thẳng nặng nề, kéo dài và không làm chủ được bản thân sẽ dẫn đến tự hành hạ bản thân, thậm chí tìm đến cái chết coi đó như một sự giải thoát bản thân.
1.3. Các biến thể phân loại khác.
Hans Selye (năm 1974) đã đề xuất 4 biến thể của tình trạng stress. Trên một trục, ông định vị căng thẳng tốt (eustress) và căng thẳng xấu (distress). Trục kia là căng thẳng quá mức (hyperstress) căng thẳng tột độ (hypostress). Selye ủng hộ việc cân bằng những điều này, mục tiêu cuối cùng là cân bằng một cách hoàn hảo và có nhiều cảm giác hưng phấn nhất có thể.
Một số nghiên cứu phân chia thành 3 loại:
- Stress cấp tính.
Stress cấp tính xảy ra với tất cả mọi người. Đó là phản ứng tức thì của cơ thể trước một tình huống mới và thử thách. Đó là loại căng thẳng mà bạn có thể cảm thấy khi thoát khỏi một tai nạn xe hơi trong gang tấc… Stress cấp tính cũng có thể xuất phát từ điều gì đó mà bạn thực sự thích thú. Đó là cảm giác hơi đáng sợ nhưng cũng rất hồi hộp như khi bạn đi tàu lượn siêu tốc hoặc chơi nhảy dù. Những căng thẳng cấp tính này thường không gây hại, thậm chí tốt cho bạn. Các tình huống căng thẳng giúp cơ thể và não bộ của bạn luyện tập để phát triển phản ứng tốt nhất với các tình huống căng thẳng nếu gặp trong tương lai. Căng thẳng cấp tính nghiêm trọng là một câu chuyện khác, chẳng hạn như khi bạn phải đối mặt với một tình huống nguy hiểm đến tính mạng, có thể dẫn đến rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) hoặc các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.
- Stress cấp tính từng đợt.
Stress cấp tính theo đợt là khi bạn thường xuyên có các đợt căng thẳng cấp tính. Điều này có thể xảy ra nếu bạn thường xuyên lo lắng về những điều bạn nghi ngờ có thể xảy ra. Bạn có thể cảm thấy cuộc sống của mình thật hỗn loạn và dường như đi từ khủng hoảng này sang khủng hoảng khác. Một số ngành nghề chẳng hạn như thực thi pháp luật, lính cứu hỏa cũng có thể dẫn đến các tình huống căng thẳng cao độ thường xuyên vì làm theo ca, theo trường hợp hoặc khi có các vụ xảy ra. Cũng như stress cấp tính nghiêm trọng, stress cấp tính theo từng đợt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.
- Stress mãn tính.
Khi bạn có mức độ căng thẳng cao trong một thời gian dài, bạn bị căng thẳng mãn tính. Tình trạng căng thẳng kéo dài như thế này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Stress mãn tính cũng có thể dẫn đến các bệnh thường xuyên như đau đầu, khó chịu ở dạ dày và khó ngủ. Có được những hiểu biết về các loại căng thẳng khác nhau và cách nhận biết giúp chúng ta phòng ngừa và hạn chế được mức độ nguy hại của nó.
2. Ảnh hưởng của stress đối với cuộc sống.
2.1. Stress và bệnh lý.
Có mối liên hệ giữa căng thẳng và các vấn đề bệnh lý. Các lý thuyết về mối liên hệ giữa căng thẳng và bệnh tật cho thấy rằng cả căng thẳng cấp tính và mãn tính đều có thể gây ra bệnh tật. Theo những lý thuyết này, stress tiêu cực đều có thể dẫn đến những thay đổi trong hành vi và sinh lý. Thay đổi hành vi có thể là hút thuốc và thói quen ăn uống, hoạt động thể chất. Những thay đổi sinh lý có thể là những thay đổi trong hoạt hóa giao cảm hoặc hoạt hóa vỏ thượng thận tuyến yên vùng dưới đồi và chức năng miễn dịch.
Căng thẳng trở nên tiêu cực khi một người đối mặt với những thách thức liên tục mà không có sự giảm bớt hoặc thư giãn. Stress tiếp tục mà không thuyên giảm có thể dẫn đến một tình trạng gọi là đau khổ - một phản ứng căng thẳng tiêu cực. Đau khổ có thể làm xáo trộn sự cân bằng bên trong cơ thể, dẫn đến các triệu chứng thể chất như đau đầu, đau bụng, huyết áp tăng, đau ngực, rối loạn chức năng tình dục và khó ngủ. Các vấn đề về tình cảm cũng có thể là do đau khổ. Những vấn đề này bao gồm trầm cảm, các cơn hoảng sợ hoặc các dạng lo lắng khác.
Nghiên cứu cho thấy stress có thể làm trầm trọng thêm một số triệu chứng bệnh tật. Căng thẳng có liên quan đến nguyên nhân gây tử vong hàng đầu: bệnh tim, ung thư, bệnh phổi, xơ gan và tự tử. Bên cạnh đó, stress có thể làm cho người bệnh dễ mắc các bệnh về thể chất như cảm lạnh thông thường. Nó có thể làm bạn thay đổi công việc, dẫn đến mất ngủ, khó ngủ. Căng thẳng cũng trở nên có hại khi mọi người tham gia vào việc sử dụng chất kích thích, bạo lực, các hành vi vi phạm luật pháp và đạo đức để cố gắng giảm bớt căng thẳng. Những hành vi này bao gồm nghiện rượu, nghiện thuốc lá, ma túy, cờ bạc, tình dục, cướp bóc, hạ sát người xung quanh.
Ảnh hưởng của stress đối với cuộc sống
2.2. Stress và quan hệ xã hội.
Một người buồn bực chẳng thể nào hòa đồng và vui vẻ với mọi người dù là bất kỳ ai. Khi đó, trạng thái cơ thể người đó chẳng muốn tham gia vào hoạt động tập thể nào, chỉ muốn một mình, yên tĩnh. Khi ai đó bị stress, nhiều thách thức có thể nảy sinh, trước mặt là khó khăn về giao tiếp. Chẳng hạn với mối quan hệ công sở, khi bạn bị stress sẽ rất dễ nóng nảy, cáu bẳn với đồng nghiệp; với mối quan hệ tình cảm có thể thờ ơ với người yêu, lạnh nhạt với vợ con, chồng con; với mối quan hệ bạn bè có thể hờ hững, không hứng thú cho những buổi gặp mặt tán gẫu nữa.
Tuỳ vào mức độ căng thẳng và thời gian bị stress, người bị có những hành động và suy nghĩ cực đoan và gây ra những điều đáng tiếc trong cộng đồng xã hội. Ở nước ngoài chúng ta đã biết rất nhiều đến các vụ xả súng hay giết người hàng loạt vì áp lực và lên cơn điên (một trạng thái quá khích không làm chủ được bản thân, có mầm mống từ những căng thẳng). Người stress nặng có thể không kiểm soát được bản thân và ra tay tàn độc với chính người thân cũng như người xung quanh, hoặc chính bản thân mình. Họ không làm chủ được cảm xúc và hành động trong vô thức, có thể gây ra những hậu quả nặng nề.
3. Cách phòng ngừa trạng thái stress.
3.1. Không dùng chất kích thích.
Tránh hoặc ít nhất là giảm tiêu thụ nicotine và bất kỳ đồ uống nào có chứa caffeine và cồn. Caffeine và nicotine là chất kích thích và do đó sẽ làm tăng mức độ stress của bạn. Rượu là một chất gây trầm cảm nếu uống với số lượng lớn. Do đó, sử dụng rượu như một cách để giảm bớt căng thẳng là điều sai lầm. Thay vào đó, bạn hãy dùng nước lọc, trà thảo mộc hoặc nước trái cây tự nhiên pha loãng và cố gắng giữ cho mình đủ nước sẽ giúp cơ nước bớt căng thẳng.
Bạn cũng nên tránh hoặc giảm lượng đường, có trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn, có thể gây ra tình trạng suy giảm năng lượng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và cáu kỉnh, hãy cố gắng ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và bổ dưỡng.
Không dùng chất kích thích
3.2. Hoạt động thể chất.
Tập thể dục có thể được sử dụng như một biện pháp thay thế để chuyển hóa các hormone căng thẳng quá mức và phục hồi cơ thể và tâm trí của bạn về trạng thái bình tĩnh, thoải mái hơn. Khi bạn cảm thấy căng thẳng và áp lực, hãy đi bộ trong khu vực có không khí trong lành. Cố gắng kết hợp một số hoạt động thể chất vào thói quen hàng ngày trước hoặc sau khi làm việc hoặc vào giờ ăn trưa. Hoạt động thể chất thường xuyên cũng sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.
Tham khảo thêm: Lợi ích của tập thể dục mỗi ngày.
Hoạt động thể chất
3.3. Ngủ nhiều hơn.
Thiếu ngủ là một nguyên nhân đáng kể gây ra stress. Tuy nhiên, căng thẳng cũng làm gián đoạn giấc ngủ của chúng ta khi suy nghĩ quay cuồng trong đầu, khiến chúng ta không đủ thư giãn để đi vào giấc ngủ.
Đảm bảo rằng phòng ngủ của bạn yên tĩnh, tránh caffeine vào buổi tối, cũng như rượu bia quá mức bởi sẽ dẫn đến giấc ngủ bị xáo trộn. Ngừng làm bất kỳ công việc trí óc nào vài giờ trước khi đi ngủ để não có thời gian thư thái trở lại. Hãy thử ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc đọc một cuốn sách thư giãn, nhẹ nhàng trong vài phút giảm mệt mỏi cho đôi mắt và giúp bạn quên đi những điều khiến bạn lo lắng.
Ngủ nhiều hơn
3.4. Nói chuyện với ai đó.
Chỉ nói chuyện với ai đó về cảm giác của bạn đang có cũng có thể hữu ích vì khi được chia sẻ sẽ giúp bạn nhẹ lòng hơn. Trò chuyện có thể mang lại hiệu quả bằng cách đánh lạc hướng khỏi những suy nghĩ căng thẳng hoặc giải tỏa một số stress tích tụ. Trò chuyện với một người bạn, đồng nghiệp hay một chuyên gia tâm lý có thể giúp bạn tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề.
Nói chuyện với ai đó
3.5. Nghỉ ngơi nếu mệt mỏi.
Nếu bạn cảm thấy không khỏe hãy dành thời gian nghỉ ngơi ngắn giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Bạn có thể chọn hình thức thư giãn như đi một chuyến du lịch đâu đó, ghé thăm một homestay hay về quê thăm bà con họ hàng...
4. Một số thắc mắc liên quan đến stress.
4.1. Ai dễ bị stress nhất?
Căng thẳng có nhiều dạng và ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và mọi tầng lớp xã hội. Không có tiêu chuẩn nào áp dụng để dự đoán mức độ căng thẳng ở cá nhân. Mức độ căng thẳng trong cuộc sống của chúng ta phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như sức khỏe thể chất, các mối quan hệ giữa các cá nhân. Những người ngủ không đủ giấc hoặc thể chất không khỏe cũng bị giảm khả năng xử lý áp lực và căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày cao hơn. Một số yếu tố gây căng thẳng có liên quan đặc biệt đến các nhóm tuổi hoặc giai đoạn cuộc sống nhất định. Trẻ em, thanh thiếu niên, những người mới kết hôn, cha mẹ đang đi làm nuôi con nhỏ, cha mẹ đơn thân và người già là những ví dụ về những nhóm thường phải đối mặt với stress dễ dàng.
4.2. Stress có phải là một vấn đề sức khỏe tâm thần không?
Chịu áp lực là một phần bình thường của cuộc sống. Nó có thể giúp bạn hành động, cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn và đạt được kết quả. Nhưng nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng lấn át, cảm giác này có thể bắt đầu trở thành vấn đề đối với bạn. Căng thẳng không phải là một chẩn đoán tâm thần, nhưng nó liên quan chặt chẽ đến sức khỏe tâm thần của bạn theo hai cách quan trọng.
Căng thẳng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và làm cho các vấn đề hiện tại trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ, nếu bạn thường xuyên phải vật lộn để kiểm soát cảm giác căng thẳng, từ đó có thể phát triển một vấn đề sức khỏe tâm thần như lo lắng hoặc trầm cảm hay như làm việc không hiệu quả, nói trước quên sau...
Các vấn đề về sức khỏe tâm thần có thể gây ra căng thẳng. Khi bạn bị mắc một bệnh lý nào đó trên hệ thần kinh trung ương có thể gây ra tình trạng căng thẳng, bồn chồn, có thể là bệnh lý thực thể thần kinh hoặc bệnh lý tâm lý. Bạn đối mặt với các triệu chứng hàng ngày của vấn đề sức khỏe tâm thần của mình, cũng như có khả năng phải sử dụng nhiều loại thuốc trở thành sự lo âu thường trực, thấy bi quan từ sức khỏe đến tâm lý. Điều này giống như một vòng luẩn quẩn và không thấy được căng thẳng sẽ kết thúc.
4.3. Tại sao stress lại ảnh hưởng đến thể chất?
Bạn có thể nhận thấy rằng những manh mối đầu tiên về việc bị căng thẳng là các dấu hiệu thể chất, chẳng hạn như mệt mỏi, đau đầu hoặc đau bụng. Có thể có nhiều lý do cho điều này, chẳng hạn như khi cảm thấy căng thẳng, chúng ta thường khó ngủ hoặc ăn không ngon. Chế độ ăn uống kém và thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của chúng ta. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy căng thẳng hơn về mặt cảm xúc. Ngoài ra, khi cảm thấy lo lắng, cơ thể sẽ tiết ra các hormone gọi là cortisol và adrenaline. Đây là cách tự động của cơ thể để chuẩn bị đối phó với một mối đe dọa, được gọi là phản ứng chiến đấu đóng băng giúp điều hòa cảm xúc bên trong cơ thể. Nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng thì có thể bạn đang sản sinh ra mức độ cao của các hormone này, khiến bạn cảm thấy không khỏe và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.
Vậy nên việc xây dựng một thói quen ăn uống, sinh hoạt và làm việc khoa học, lành mạnh sẽ giúp bạn hạn chế các stress tiêu cực. Suy nghĩ tích cực, lạc quan cũng là hướng bạn nên làm để sống vui khỏe hơn. Hi vọng những thông tin của Thiên Trường Sport sẽ giúp bạn tránh được tình trạng stress cho bản thân. Chúc bạn sức khỏe !
Đọc thêm ▾