Không chỉ được xem như một loại nước giải khát, tác dụng của nước dừa còn hỗ trợ giảm huyết áp, cấp nước cho làn da… Để giúp bạn tìm hiểu rõ hơn, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những công dụng của nước dừa. Đừng bỏ lỡ nhé!
Vị ngọt nhẹ, mùi thơm đặc trưng và những tác dụng của nước dừa khiến thức uống này ngày càng được nhiều người ưa thích. Vậy bạn đã biết những lợi ích cụ thể của nước dừa hay chưa? Uống nhiều có tốt không? Cần lưu ý gì khi uống? Nếu bạn vẫn chưa biết câu trả lời, hãy cùng tham khảo thông tin dưới đây của chúng tôi.
1. Tác dụng của nước dừa tươi.
Nước dừa hỗ trợ điều trị một số bệnh và là cách bồi bổ sức khỏe tự nhiên. Các công dụng nước dừa có thể kể đến như:
1.1. Cung cấp một số chất dinh dưỡng thiết yếu.
Trong nước dừa tươi có chứa tới 94% nước và rất ít chất béo. Để 1 trái dừa non chuyển thành dừa già cần từ 6 - 7 tháng. Khi đó, hầu hết lượng nước dừa sẽ chuyển từ dạng lỏng thành thịt trắng hay còn gọi là thịt dừa.
Cứ mỗi trái dừa non trung bình sẽ cho khoảng 0,5 - 1 ly nước dừa. Mỗi ly (khoảng 240ml) sẽ chứa 46 calo cùng các thành phần dinh dưỡng như sau:
- Vitamin C: Chiếm 10%/ khẩu phần ăn mỗi ngày.
- Magie: Chiếm 15%/khẩu phần ăn mỗi ngày.
- Mangan: Chiếm 17% khẩu phần ăn mỗi ngày.
- Kali: Chiếm 17%/ khẩu phần ăn mỗi ngày.
- Natri: Chiếm 11%/khẩu phần ăn mỗi ngày.
- Canxi: 6% khẩu/phần ăn mỗi ngày.
- Carbs: 9gr.
- Chất xơ: 3gr.
- Protein: 2gr.
Nước dừa tươi cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu
1.2. Giúp hồi phục năng lượng sau khi chơi thể thao.
Nước dừa chứa các chất điện giải như kali, magiê, natri và canxi. Các chất này giúp duy trì cân bằng nồng độ chất lỏng trong cơ thể, bù lại lượng nước và chất điện giải bị mất đi trong khi tập thể dục.
Theo các chuyên gia, khả năng bù nước và các chất điện giải sau khi tập thể dục của nước dừa tốt hơn hẳn so với các loại đồ uống khác. Tuy nhiên, kết quả về tác dụng của loại nước này với hệ tiêu hóa như buồn nôn, đầy hơi, khó chịu dạ dày trong các nghiên cứu lại trái ngược nhau.
1.3. Hạn chế nguy cơ mất nước.
Đây là thức uống chứa hàm lượng kali và các khoáng chất dồi dào giúp điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Trên thực tế, nó đã được dùng để cấp nước mỗi khi bạn bị bệnh lỵ, dịch tả, tiêu chảy, cúm và sự cân bằng chất điện phân.
Mỗi ngày uống một ly nước dừa sẽ giúp giảm nguy cơ bất thường của đường tiêu hóa, chấm dứt tình trạng nhiệt miệng và phục cơ thể nhanh chóng sau khi mất nước.
1.4. Có lợi cho hệ tim mạch.
Theo các chuyên gia sức khỏe, những người mắc bệnh huyết áp cao thường có mức độ kali thấp. Chính vì thế, thường xuyên uống nước dừa có thể mang đến hiệu quả trong việc điều hòa huyết áp nhờ chứa nồng độ kali và axit lauric cao.
Tương tự, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra, nước dừa có thể giúp tăng cholesterol tốt (HDL), đồng thời trở thành loại đồ uống tuyệt vời trong việc điều trị và duy trì sức khỏe tim mạch.
Nước dừa tươi tốt cho hệ tim mạch
1.5. Kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Một số nghiên cứu thực hiện trên động vật cho thấy, công dụng của nước dừa làm giảm lượng đường trong máu cùng nồng độ hemoglobin A1c và các dấu hiệu mất cân bằng oxy hóa. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện ở người.
Như đã nói ở trên, trong mỗi 240ml nước dừa có chứa 3 gam chất xơ, 6 gam carb dễ tiêu hóa, do vậy nó phù hợp để đưa vào thực đơn ăn uống cho người mắc bệnh tiểu đường. Không những thế, hàm lượng lớn magie còn có thể làm tăng độ nhạy insulin, đồng thời giảm lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, tiền tiểu đường.
1.6. Tăng cường hệ miễn dịch.
Chứa ít calo và chất béo nhưng nước dừa lại giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác, bao gồm acidlauric, chloride, và sắt, kali, magie, canxi, natri, và Photpho. Thực tế, lượng kali trong nước dừa nhiều gấp 2 lần lượng kali ở chuối.
Những tác dụng này sẽ giúp cân bằng sức khỏe cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh cùng hệ miễn dịch, tăng khả năng hấp thụ và cân bằng các chất lỏng trong cơ thể.
1.7. Mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa.
Axit lauric trong nước dừa khi đi vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành monolaurin giúp kháng vi-rút, kháng khuẩn, chống giun đường ruột, ký sinh trùng và nhiễm trùng đường tiêu hóa ở cả trẻ em và người lớn.
Ngoài ra, nước dừa còn được xem như loại thuốc kháng sinh và là một phương thuốc tự nhiên cho những vấn đề về đường ruột đơn giản. Bạn có thể trộn một thìa cà phê dầu oliu vào một cốc nước dừa và uống hàng ngày (tối thiểu ba ngày/ tuần).
Mỗi ngày nên uống 2 cốc nước dừa với các trường hợp bị táo bón, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa thông thường khác.
Uống nước dừa tươi tốt cho hệ tiêu hóa
1.8. Ngăn ngừa sỏi thận.
Nước dừa có tác dụng gì đối với việc ngăn ngừa hình thành sỏi thận? Việc cung cấp đủ chất lỏng, trong đó bao gồm nước dừa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Lý do là vì nó có tác dụng ngăn chặn tinh thể kết dính gây sỏi tại thận cùng các bộ phận khác ở đường tiết niệu. Các tinh thể này được hình thành chủ yếu từ canxi, oxalate và các hợp chất khác.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nước dừa giúp làm giảm sản xuất gốc tự do để đáp ứng nồng độ oxalate cao trong nước tiểu. Tuy nhiên, để chứng minh hiệu quả của nước dừa trong ngăn ngừa bệnh sỏi thận vẫn cần thông qua nhiều nghiên cứu hơn nữa.
1.9. Làm giảm huyết áp.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, tác dụng của nước dừa tươi giúp cải thiện huyết áp tâm thu. Hàm lượng kali trong nước dừa được chứng minh là giúp giảm huyết áp ở bệnh nhân có huyết áp cao và trung bình. Ngoài ra, thức uống này còn có khả năng ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông.
1.10. Hỗ trợ giảm cân.
Nếu đang nỗ lực giảm cân, nước dừa là một trong những loại nước tốt nhất dành cho bạn. Nó chứa ít calo mà vẫn cung cấp các chất dinh dưỡng lại rất ngon, giúp cơ thể khỏe và đẹp. Nước dừa cũng cung cấp nhiều oxy hơn cho cơ thể để thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Khi quá trình trao đổi chất hoạt động hiệu quả sẽ điều hòa lượng đường trong máu, từ đó giúp bạn kiểm soát các cơn thèm ăn, giảm cân dễ dàng.
>> Xem thêm: Cách uống nước dừa giảm cân hiệu quả.
2. Khi nào không nên uống nước dừa?
Mặc dù mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên bạn không nên uống nước dừa trong các trường hợp dưới đây để tránh “lợi bất cập hại”.
2.1. Trước khi ngủ.
Thành phần nước dừa chứa nhiều nước, kali khiến bạn dễ bị căng bụng, do đó nếu uống trước khi đi ngủ sẽ gây lợi tiểu (đi tiểu nhiều trong đêm), ảnh hưởng không tốt tới giấc ngủ. Ngủ không sâu giấc càng khiến bạn thêm mệt mỏi, nhợt nhạt.
Không những thế, uống nước dừa trước khi đi ngủ còn khiến cơ thể rã rời, dễ cảm lạnh, kiệt sức...
Không nên uống nước dừa tươi trước khi đi ngủ
2.2. Sau khi đi nắng.
Nhiều người có thói quen uống nước dừa sau khi đi nắng để giải khát. Tuy nhiên, trong trường hợp này uống nước dừa dễ xuất hiện các triệu chứng như đầy bụng, ớn lạnh, dễ gây bủn rủn, chân tay.
2.3. Người bị cảm lạnh, hen suyễn.
Những người bị hen suyễn, cảm lạnh đi kèm với các triệu chứng đau đầu, nghẹt mũi, ớn lạnh không nên uống nước dừa để tránh gây hạ đường huyết.
2.4. Mẹ bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Nước dừa mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu ở ba tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, trong ba tháng đầu bạn không nên uống nhiều nước dừa vì dễ gây lạnh bụng, ngộ độc thai nhi, ảnh hưởng sức khỏe của cả mẹ và bé.
Mẹ bầu trong 3 tháng đầu không nên uống nước dừa
2.5. Người huyết áp thấp.
Người huyết áp cao được khuyến khích sử dụng nước dừa. Tuy nhiên, khi bạn mắc chứng huyết áp thấp thì không nên uống thường xuyên. Thành phần nước dừa chứa nhiều kali, tính hàn cao sẽ khiến huyết áp hạ xuống thấp và bạn có thể bị bủn rủn chân tay, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn…
3. Mỗi ngày nên uống bao nhiêu ml nước dừa?
Liều lượng hợp lý mà mỗi người nên sử dụng hàng ngày phụ thuộc vào mục đích và thể trạng của từng người. Với những người khỏe mạnh, sức khỏe tốt, không trong giai đoạn điều trị bất cứ bệnh lý nào thì có thể uống dừa mỗi ngày.
Để tránh nhiễm độc Kali, liều lượng nước dừa khuyến cáo mỗi ngày trong khoảng 0.3 – 0.5 l. Ngoài ra, cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về liều lượng sử dựng an toàn, tránh các rủi ro không mong muốn.
4. Tổng kết.
Trên đây là những tác dụng của nước dừa với sức khỏe, vóc dáng. Có thể thấy đây thức uống này rất bổ dưỡng, tuy nhiên không vì thế mà bạn sử dụng quá nhiều hoặc lạm dụng. Thay vào đó có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và sớm sở hữu vóc dáng thon gọn.
Đọc thêm ▾