Chọn MENU
icon cart0

Tác hại của hoa đậu biếc khi sử dụng sai cách bạn cần nắm rõ

Hiện nay, hoa đậu biếc là sản phẩm được sử dụng nhiều trong các loại bánh, nước uống… với nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên, tác hại của hoa đậu biếc thì không phải ai cũng biết. Do vậy, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn một khía cạnh khác về loại hoa này, cùng theo dõi bạn nhé! 

1. Hoa đậu biếc là gì?

Trong Đông Y, hoa đậu biếc là một loại thảo mộc với tác dụng an thần, làm giảm tình trạng căng thẳng và cải thiện trí nhớ. Bên cạnh đó, loại hoa này cũng có một số tác dụng phụ không mong muốn, nên bạn cần nắm được cách pha đúng. 

Hoa đậu biếc là gì?

Hoa đậu biếc là gì?

2. Phần không sử dụng được của hoa đậu biếc 

Trong phần rễ và cây của hoa đậu biếc có một lượng chất độc nhất định. Được sử dụng đề điều chế thuốc xổ, trị côn trùng đốt, hay rắn cắn… Nếu ăn phải hạt hoa đậu biếc, cũng có thể gây ra tình trạng buồn nôn.

Hoa đậu biếc thì không có độc, nhưng một số đối tượng sử dụng vẫn phải cân nhắc, cũng như chú ý trong cách pha chế. 

3. Đối tượng không nên sử dụng hoa đậu biếc

Một số người không nên sử dụng hoa đậu biếc làm nước uống hay thực phẩm.

3.1. Phụ nữ mang thai

Trong hoa đậu biếc chứa hoạt chất anthocyanin. Làm ức chế sự kết tụ tiểu cầu, làm tăng lưu thông máu, và thúc đẩy co bóp tử cung. Do vậy, đối với bất cứ chế phẩm nào từ hoa đậu biếc, thì đối tượng này cũng không nên sử dụng.

Phụ nữ mang thai không nên sử dụng hoa đậu biếc

Phụ nữ mang thai không nên sử dụng hoa đậu biếc

3.2. Thời kỳ kinh nguyệt

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong hoa đậu biếc có hoạt chất chống đông máu. Do vậy, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt khi sử dụng sẽ làm kéo dài kỳ kinh, khiến cơ thể mệt mỏi hơn. 

3.3. Người bệnh tim mạch, tiểu đường

Với những đối tượng bị tim mạch hay tiểu đường, thì không nên dùng bởi khả năng chống đông máu. Đó là một trong số tác hại hoa đậu biếc đối với những đối tượng này.

Trong một nghiên cứu đã chứng minh, trong hoa đậu biếc có chứa thành phần anthocyanins làm tăng insulin.

Do vậy, những đối tượng này khi sử dụng các chế phẩm từ đậu biếc, hãy hỏi ý kiến của bác sỹ.

3.4. Người dễ bị dị ứng

Trong hoa đậu biếc, có chứa phấn hoa, đối với những người dễ bị dị ứng, thì tác nhân phấn hoa là một tác nhân lớn, gây ra những vết mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu... và các biểu hiện khác của tình trạng dị ứng. 

Người dễ bị dị ứng không nên sử dụng hoa đậu biếc

Người dễ bị dị ứng không nên sử dụng hoa đậu biếc

3.5. Người chuẩn bị phẫu thuật

Các chế phẩm từ hoa đậu biếc như trà, hay nguyên liệu làm bánh... đều không có lợi trong việc làm lành và hỗ trợ điều trị vết thương.

3.6. Người đang sử dụng thuốc chống đông máu

Với khả năng chống đông máu của hoa đậu biếc đã kể trên, thì bạn không nên sử dụng hoa đậu biếc trong thời kỳ sử dụng các loại thuốc chống đông máu.

4. Đối tượng cần cẩn trọng khi sử dụng hoa đậu biếc 

Bên cạnh một số đối tượng cần tránh sử dụng hoa đậu biếc, thì cũng có một số trường hợp cần phải cẩn trọng trong quá trình sử dụng. 

4.1. Trẻ nhỏ 

Trẻ còn nhỏ, có thể chưa nhận biết được các thành phần của cây hoa đậu biếc, và vô tình ăn phải những bộ phận gây độc. Việc ăn trúng hạt của cây đậu biếc, có thể gây ra tình trạng buồn nôn, chóng mặt và tiêu chảy. 

Cần chú ý khi cho trẻ nhỏ sử dụng hoa đậu biếc

Cần chú ý khi cho trẻ nhỏ sử dụng hoa đậu biếc

4.2. Phụ nữ tiền mãn kinh 

Do vấn đề về nội tiết tố và kinh nguyệt  không ổn định, những đối tượng này nên cân nhắc khi sử dụng hoa đậu biếc. 

5. Hoa đậu biếc có tác hại gì khi dùng sai cách 

Nếu bạn sử dụng chúng sai cách, sẽ bị một số tác dụng phụ không mong muốn. 

5.1. Uống quá liều lượng

Mỗi lần pha, bạn chỉ nên dùng 4 bông, và mỗi ngày tối đa là một ly trà. Bởi nếu uống nhiều hơn, lượng caffeine trong hoa đậu biếc có thể khiến cho cơ thể trở nên bồn chồn, nhịp tim nhanh, lo lắng, khó tiêu. Đây là câu trả lời cho câu hỏi uống hoa đậu biếc nhiều có tác hại gì không?

5.2. Sử dụng trà đã hãm quá lâu 

Việc hãm quá lâu, trên 3 giờ đồng hồ, khiến cho các chất chống oxy hóa của hoa đậu biếc bị mất đi. Vi khuẩn bắt đầu sinh sôi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Đặc biệt là không sử dụng hoa đậu biếc để qua đêm, gây ra ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

5.3 Dùng nước nguội hoặc quá nóng hãm trà

Nhiệt độ lý tưởng để pha trà hoa đậu biếc là 75-90 độ. Bởi nếu nhiệt độ quá cao, có thể ảnh hưởng đến hương vị và thành phần tốt có trong hoa đậu biếc, tác động không tốt đến cả răng lợi. 

Việc sử dụng nước quá nguội, lại không thể tận dụng được hết dưỡng chất có trong trà hoa, và cũng mất đi hương vị hấp dẫn.

Không dùng nước nguội hãm trà hoa đậu biếc

Không dùng nước nguội hãm trà hoa đậu biếc

6. Cách phòng tránh tác dụng phụ của hoa đậu biếc 

Do vậy, khi sử dụng các sản phẩm đến từ hoa đậu biếc, bạn đọc cần lưu ý một số vấn đề như sau: 

  • Chỉ sử dụng hoa đậu biếc, không dùng thân hay hạt để chế biến.
  • Sử dụng một lượng vừa đủ trong ngày, tránh lạm dụng quá nhiều. 
  • Pha chế trong nhiệt độ đúng chuẩn, không quá nóng hoặc quá nguội.
  • Có thể phơi hoặc sấy hoa tươi thành hoa khô để bảo quản tốt hơn. Nếu như hoa khô, thì để trong lọ kín, nơi khô ráo và thoáng mát. 
  • Cân nhắc đề độ tuổi người dùng, cũng như bệnh lý nền, để cân nhắc việc có nên sử dụng hay không? 

7. Gợi ý một số cách chế biến từ hoa đậu biếc

Dưới đây là một số gợi ý về cách chế biến một số món ăn, thức uống từ hoa đậu biếc. 

7.1. Trà hoa đậu biếc mật ong

Đây là công thức giải nhiệt cho những ngày nắng nóng.

Cách thực hiện:

  • Đun sôi nước trong ấm.
  • Đổ nước sôi vào cốc, thả thêm hoa đậu biếc, ngâm trong khoảng 4 phút.
  • Sau đó vớt bã hoa ra. 
  • Thêm vào vài viên đá, và thêm 1 thìa mật ong gia giảm cho vừa vị.
  • Bạn có thể vắt chanh tùy theo sở thích.

Trà hoa đậu biếc mật ong

Trà hoa đậu biếc mật ong

7.2. Cocktail hoa đậu biếc

Là một thức uống tuyệt vời cho một buổi tối, rất đẹp và ngon miệng. 

Cách thực hiện:

  • Đun sôi nước, ngâm hoa đậu biếc trong vòng 4 phút.
  • Để nguội trà, và đổ vào khay làm đá, để trong ngăn làm đá 4 tiếng đồng hồ.
  • Nghiền đá trà hoa đậu biếc, và nghiền đá viên thành hai phần khác nhau.
  • Đổ thành hai lớp trong một chiếc cốc thủy tinh.
  • Thêm vào cốc 10ml nước chanh tươi.
  • Thêm 60ml rượu vodka, 170ml bia tươi.
  • Và cuối cùng là thưởng thức. 

Cocktail hoa đậu biếc

Cocktail hoa đậu biếc

7.3. Trà matcha hoa đậu biếc

Matcha là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng, khi kết hợp với hoa đậu biếc giúp tăng hương vị và màu sắc cho thức uống này.

Cách thực hiện:

  • Ngâm hoa đậy biếc trong 60ml nước nóng.
  • Đánh tan đường trắng trong một ly nước nóng khác.
  • Sau đó cho vào cốc đường bột matcha, khuấy đều thành một hỗn hợp đồng nhất. 
  • Sau đó đổ hỗn hợp matcha vào cốc trà hoa đậu biếc. 
  • Thả thêm vài viên đá và thưởng thức.

Trà matcha hoa đậu biếc

Trà matcha hoa đậu biếc

8. Tổng kết

Trên đây, Thiên Trường Sport đã chỉ ra cho bạn đọc về vấn đề tác hại của hoa đậu biếc đối với từng trường hợp cụ thể để trả lời cho câu hỏi hoa đậu biếc có hại không

Nó đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu như chế biến sai cách hay lạm dụng, thì có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến người dùng. Do vậy, bạn đọc cần lưu ý, để sử dụng loại hoa này một cách thông minh và hiệu quả nhất.

Đọc thêm

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)

Cửa hàng dụng cụ thể thao Thiên Trường chuyên bán dụng cụ thể dục thể thao và thể hình giá rẻ nhất Việt Nam. Đặt mua dụng cụ thể thao ☎ 0968 650 686

Bình luận
09686 50686

DANH SÁCH CỬA HÀNG THỂ THAO THIÊN TRƯỜNG

Thiên Trường tại Hà Nội

Hà Nội

  • 208D Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân
  • 0243 566 7337
  • 0983 080 786 - 0916 131 402
  • info@thethaothientruong.vn

Thiên Trường tại Tp Hồ Chí Minh

Tp. Hồ Chí Minh

  • 323 Trần Văn Kiểu, Quận 6
  • 0286 290 1232
  • 094 979 2525 - 0987 190 944
  • Hỗ trợ kỹ thuật: 0916 131 402

Thiên Trường tại Đà Nẵng

Đà Nẵng

  • 657 Trần Cao Vân, Quận Thanh Khê
  • 02363 622 777
  • 0944 086 000

Thiên Trường tại Nam Định

Nam Định

  • 522 Trần Hưng Đạo, P Lộc Vượng
  • 0987 883 956
  • Hỗ trợ kỹ thuật: 0916 131 402

Thiên Trường tại Hải Phòng

Hải Phòng

  • 238 Hàng Kênh, Quận Lê Chân
  • 0968 887 488
  • 079 438 5555
Để lại lời nhắn cho chúng tôi Zalo
Nhắn tin cho chúng tôi qua Facebook