Nước dừa là đồ uống thanh mát thường được dùng để giải khát và bù điện giải với hương vị thơm ngon tuyệt vời mà nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, vẫn có nhiều lo ngại rằng không biết uống nước dừa nhiều có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Hãy cùng tìm hiểu ngay tại bài viết này.
1. Thành phần dinh dưỡng có trong nước dừa
Nước dừa tươi là chất lỏng đựng bên trong quả dừa, có thể là dừa non hoặc dừa già. Nước dừa có màu trong suốt, khi uống có mùi thơm và tạo cảm giác ngọt thanh rất dễ chịu. Nước dừa ở những trái dừa xanh, non sẽ có nhiều nước hơn so với những quả già. Bên cạnh dùng để giải khát và bù mất nước, nước dừa còn được sử dụng cho người bị huyết áp cao khi tập thể dục.
Thành phần dinh dưỡng có trong nước dừa
Các thành phần chứa trong nước dừa có rất nhiều tác dụng tuyệt vời, trong đó chủ yếu là carbohydrate, kali, natri và magie. Để biết uống nhiều nước dừa có tốt không, bạn phải biết được các chất có trong nước dừa. Trong 240gr nước dừa tươi nguyên chất cung cấp 44 calo có chứa hàm lượng dinh dưỡng như sau:
Thành phần | Giá trị dinh dưỡng |
Carbohydrate | 10,4g |
Protein | 0,5g |
Chất béo | 0 |
Natri | 64mg |
Chất xơ | 3g |
Đường | 6,24 |
Vitamin C | 24mg (10% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày) |
Kali | 404mg (17% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày) |
Mangan | 0,5mg (17% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày) |
Natri | 64mg (11% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày) |
Magie | 15% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày |
Canxi | 6 % nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày |
Bên cạnh những thành phần chính được trình bày ở bảng trên, nước dừa còn bao gồm sắt, photpho, kẽm, đồng và vitamin B...
2. Uống nước dừa có tác dụng gì?
Nước dừa tươi đem lại cho người sử dụng rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe:
- Chống mất nước, bù điện giải.
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, phòng ngừa sỏi thận.
- Kích thích hệ tiêu hóa và đường ruột, khả năng trao đổi chất.
- Bảo vệ tim mạch, hạ huyết áp cho người huyết áp cao.
- Cung cấp năng lượng và tăng cường hệ miễn dịch.
- Giúp xương và răng trở nên chắc khỏe.
- Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
Nước dừa có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe
Nước dừa còn chứa một chất tên cytokinin. Đây là thành phần có tác dụng ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa rất tốt, đồng thời kích thích quá trình phân chia tế bào da. Bởi thế mà dừa còn là thành phần được sử dụng rất nhiều trong sản xuất các dòng mỹ phẩm thiên nhiên. Nếu da bạn bị mụn, nám, tàn nhang hay sần sùi, nhiều nếp nhăn, cytokinin và axit lauric trong nước dừa sẽ ngăn chặn vi khuẩn, chống nấm và giảm viêm hiệu quả.
Đối với phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ, nước dừa không chỉ là nguồn bổ sung năng lượng mà còn tăng nước ối, ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ, lợi tiểu, bổ sung độ ẩm và giảm rạn da. Nước dừa cũng có tác dụng rất tốt cho các gymer: không làm tăng cân, chống chuột rút khi tập luyện, chống oxy hóa, bổ sung axit amin và phục hồi cơ bắp…
Ngoài ra, nước dừa chứa rất ít calo nên những người đang có nhu cầu giảm cân có thể bổ sung thêm lựa chọn này. Uống nước dừa đầy bụng sẽ giảm cơn đói và cảm giác thèm ăn hiệu quả. Triglyceride chuỗi trung bình còn thúc đẩy đốt cháy calo, giảm tích lũy mỡ.
>> Chi tiết: Tác dụng của nước dừa tươi
3. Uống nước dừa nhiều có tốt không?
Với những công dụng được nêu ở trên, uống nước dừa nhiều có tốt không là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Uống nước dừa có nhiều tác dụng tốt là không thể phủ nhận. Tuy nhiên nếu lạm dụng quá mức dễ dẫn đến tác dụng phụ không có lợi.
Uống nước dừa nhiều có tốt không?
Nếu thời tiết nắng nóng, bạn vừa đi ra ngoài về không nên uống nhiều nước dừa giải khát bởi làm tăng khả năng xuất hiện các triệu chứng như đầy bụng, cơ thể ớn lạnh hoặc sốt cao. Hoặc khi chuẩn bị tập thể thao hoặc thi đấu, chân tay sẽ bủn rủn như rũ nước, thiếu sự dẻo dai và khả năng phản xạ cũng bị giảm đi.
Nước dừa chứa nhiều dưỡng chất như kali và glucose, giúp bạn đảm bảo lượng nước ổn định trong cơ thể. Tuy nhiên, nước dừa thậm chí có thể gây tử vong nếu như người dùng tiêu thụ chúng quá mức. Nguyên nhân là do sau khi uống nhiều nước dừa, nồng độ kali trong máu sẽ đột ngột tăng cao, khiến cơ thể suy yếu, choáng váng và chỉ trong vài phút sau đó, bạn có thể sẽ mất dần ý thức và chìm vào hôn mê.
Mặc dù có tác dụng hỗ trợ giảm cân, nhưng nếu bạn uống nhiều nước dừa cũng làm trọng lượng cơ thể tăng lên khá nhanh. Còn đối với người tập luyện hay vận động viên chuyên nghiệp, không nên dùng nước dừa để bù điện giải mà hãy sử dụng nước uống thể thao.
>> Xem thêm: Uống nước dừa có giảm cân không
4. Ai không nên uống nước dừa nhiều?
Các đối tượng không nên uống nhiều nước dừa:
- Những người có tạng thuộc âm: da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp. Khi uống họ sẽ bị nhiễm lạnh và cơ thể yếu hơn.
- Người bị đầy bụng, khó tiêu.
Người bị tiêu chảy không nên uống nước dừa
- Bệnh nhân huyết áp thấp: Huyết áp dễ bị giảm đột ngột do natri bị đào thải, giảm thể tích tuần hoàn, giảm tưới máu dẫn đến huyết áp bị giảm đột ngột.
- Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu: Trong cơ thể đang diễn ra những chuyển hóa, uống nước dừa sẽ làm rối loạn và giảm hiệu quả chuyển hóa. Đồng thời 3 tháng đầu hay bị ốm nghén, nước dừa dễ tác động đến thai nhi.
5. Hướng dẫn cách uống nước dừa hợp lý đạt hiệu quả tốt nhất
Việc lựa chọn đúng thời điểm, liều lượng nước dừa được uống cũng rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng. Bỏ túi ngay những hướng dẫn uống dừa nhiều có tốt không dưới đây để phát huy tối đa tác dụng:
- Lượng nước dừa nên uống: Tối đa 1 - 2 quả dừa/ngày, không nên uống thường xuyên và lạm dụng quá mức.
- Thời điểm uống nước dừa: Buổi sáng hoặc buổi trưa để hấp thu vitamin và khoáng chất tối ưu nhất.
Phụ nữ mang thai: Nên uống vào 3 tháng giữa thai kỳ: tháng 4, 5, 6 với 1 ly/ngày.
Gymer, vận động viên, người luyện tập thể thao: Sau khi tập luyện, ngồi nghỉ và uống nước lọc cho bớt mồ hôi. Sau đó mới uống nước dừa.
Hướng dẫn cách uống nước dừa hiệu quả nhất
6. Lưu ý cần biết khi uống nước dừa nhiều có tốt không
Để đảm bảo nước dừa giữ được hương vị thơm ngon cùng giá trị dinh dưỡng không bị biến đổi, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Không được uống nước dừa vào buổi tối, dễ khiến cơ thể bủn rủn, mỏi cơ, đuối sức nên khó ngủ ngon giấc.
- Sau khi đi nắng về, tập thể thao hay vừa lao động ngoài trời, nên nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi năng lượng trước. Sau đó mới uống nước dừa với lượng vừa phải, không được uống quá nhiều.
- Người có vấn đề về nhu động ruột, để tránh gây ảnh hưởng cho đường ruột, nên tham khảo ý kiến bác sĩ, cân nhắc trong việc nước dừa uống nhiều có tốt không.
Lưu ý cần biết khi uống nước dừa
- Một trái dừa sẽ mất 10 - 12 tháng để trưởng thành hoàn toàn. Dừa nhiều nước nhất là trong giai đoạn 6 - 7 tháng. Nếu muốn dừa đạt lượng nước nhiều nhất, nên tranh thủ giai đoạn này, Bởi khi dừa già đi, lượng nước sẽ giảm đi thay vào đó là phần cùi dừa.
- Nước dừa ngon nhất là khi uống nguyên quả, đặc biệt là sau khi hái. Nếu không uống dừa hái trực tiếp từ trên cây, thì sau khi bổ ra cần uống luôn, không nên để lâu. Đồng thời không nên pha thêm đường.
- Hạn chế cho thêm đá vào nước dừa bởi nước dừa đã có tính hàn.
Bài viết giải đáp cho thắc mắc “Uống nước dừa nhiều có tốt không?” chắc hẳn đã giúp bạn biết được những lợi ích khi uống nước dừa, từ đó biết cách cân đối lượng sử dụng phù hợp để hiệu quả nhất. Hy vọng với những kiến thức bổ ích trên, bạn sẽ luôn duy trì một sức khỏe tốt!
Đọc thêm ▾