Yoga là bộ môn không còn xa lạ với nhiều bạn và hiện nay thu hút được số người tham gia tập luyện khá lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ Yoga là gì và các trường phái yoga phổ biến nhất hiện nay. Để giúp bạn hiểu rõ hơn những vấn đề này, hãy cùng Thiên Trường Sport tìm hiểu dưới đây.
1. Yoga là gì?
Yoga theo nguồn gốc chữ tiếng Phạn (Ấn Độ) có nghĩa là kết hợp. Yoga là sự kết hợp giữa tâm trí và thể xác, kết hợp giữa tâm trí với vũ trụ, kết hợp cái hữu hình với cái vô hình, cái hữu hạn với vô hạn. Tập Yoga là phương pháp rèn luyện giúp con người khỏe mạnh về cả tâm hồn lẫn thể xác, đẩy lùi bệnh tật. Đồng thời, phát triển trí tuệ và đạt tới sự bình an, hạnh phúc.
Yoga có nguồn gốc từ Ấn Độ vào khoảng 5000 năm trước và ngày nay xuất hiện rộng rãi ở hầu hết quốc gia trên thế giới. Yoga hiện nay có rất nhiều trường phái với những quan điểm khác nhau nhưng đều dựa trên những Asana được nghiên cứu từ hình dáng những con vật hay đồ vật. Ví dụ Asana rắn hổ mang, chúng ta thấy con rắn hổ mang có cột sống mềm dẻo và khỏe mạnh vì thế khi thực hiện Asana rắn hổ mang với mục đích giúp cột sống được cải thiện và tinh thần dũng mạnh.
Tập yoga là giúp thư giãn tinh thần hiệu quả
2. Lợi ích của việc tập yoga là gì?
Qua nhiều nghiên cứu trên mọi phương diện, các nhà khoa học đã khẳng định tập luyện Yoga mang lại những tác dụng hữu ích cho sức khỏe con người. Cụ thể, lợi ích của tập Yoga như sau:
- Giảm cân: Tập yoga yêu cầu toàn bộ các bó cơ của cơ thể phải hoạt động tối đa công suất để hoàn thành những tư thế khó. Các bài tập Yoga giúp đẩy nhanh quá trình tiêu thụ năng lượng dư thừa và đốt mỡ nhanh chóng. Với 30 phút tập Yoga có thể tiêu hao đến 400 calo. Đây là bộ môn giúp tăng cơ, điều chỉnh lại chỉ số 3 vòng trên cơ thể vô cùng hiệu quả.
- Đẩy lùi mọi bệnh tật: Yoga còn được biết đến là phương pháp kéo dài tuổi thọ đáng kể. Những tư thế đơn giản của Yoga kết hợp cách hít thở riêng giúp người tập điều khiển được cơ thể linh hoạt. Đồng thời, điều hòa huyết áp, cải thiện chức năng não, phổi, hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa đốt sống, bệnh về xương, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, phổi…
- Giữ gìn sắc đẹp: Tập yoga giúp giữ cơ thể săn chắc và không chảy xệ. Những tư thế của Yoga giúp các bó cơ trên toàn cơ thể luôn được vận động, tái tạo và từ đó tạo sự đàn hồi cho da, giúp cơ thể dẻo dai.
- Mang lại sự cân bằng và tịnh tâm: Yoga có rất nhiều bài tập thiền, tập thở đòi hỏi cơ thể cần sự tập trung cao, tĩnh tâm để cảm nhận những âm thanh thư giãn và lắng nghe cơ thể quên đi những muộn phiền. Khi bạn tập thiền hoặc chú tâm vào kiểm soát nhịp thở sẽ khiến cơ thể được thăng hoa, nâng cao trí tuệ và đồng thời cảm thấy thư thái hơn bao giờ hết.
Yoga là phương pháp giảm cân rất hiệu quả
3. Phân biệt các thể loại Yoga
Sau khi đã hiểu rõ yoga là gì, hãy cùng Thiên Trường khám phá một số trường phái yoga phổ biến nhất hiện nay:
3.1. Hatha Yoga
Hatha Yoga là một trường phái Yoga phù hợp với người mới bắt đầu tập hoặc dành cho những ai rèn luyện Yoga đã thành thạo thư giãn. Hatha Yoga bao gồm tất cả những tư thế với kỹ thuật thở. Mục tiêu của Hatha là phát triển sự dẻo dai, cân bằng cơ thể, giúp người tập phục hồi và thư giãn hiệu quả.
3.2. Vinyasa Yoga
Theo tiếng Ấn Độ, từ "Vinyasa" có nghĩa là "kết nối". Vinyasa Yoga là thể loại Yoga kết nối giữa hơi thở và chuyển động, tạo thành chuỗi động tác chuyển tiếp nhẹ nhàng. Bạn có thể kết hợp chuỗi động tác từ chào mặt trời, chiến binh, uốn cong lưng và duỗi cơ ở tư thế ngồi. Tùy thuộc vào mỗi cấp độ, Vinyasa Yoga có thể ở mức nhẹ nhàng hoặc mạnh mẽ. Do đó, nếu mới tập hãy bắt đầu với chuỗi động tác đơn giản, nhẹ nhàng sau đó mới trải nghiệm những bài tập khó, nâng cao hơn.
Tư thế Vinyasa Yoga
3.3. Power Yoga
Power Yoga hay còn gọi là Cardio Yoga hoặc Boot Camp Yoga, đây là loại hình rèn luyện thể lực nổi bật trong Yoga, có khả năng đốt cháy tối đa mỡ thừa, đồng thời làm săn chắc các khối trên cơ thể. Tuy nhiên, hình thức này không dành cho người mới tập. Vì thế hãy trải qua những lớp cơ bản trước khi trải nghiệm Power Yoga nhé.
3.4. Iyengar Yoga
Iyengar Yoga là trường phái xây dựng dựa trên sự đồng nhất. Tập luyện Iyengar Yoga sẽ giúp xây dựng sức mạnh, linh hoạt cho cơ thể. Nếu bạn đang muốn phục hồi sau chấn thương hoặc bị vấn đề về xương khớp và mong muốn tham gia một môn nhịp điệu chậm rãi nhưng đầy thách thức với những tư thế kết hợp thông minh thì Iyengar Yoga là sự lựa chọn hoàn hảo tốt nhất.
Những tư thế trong loại hình này được giữ lâu hơn, sau mỗi nhịp thở lại ép động tác sâu thêm một chút. Huấn luyện viên sẽ sử dụng nhiều dụng cụ hỗ trợ như gối Yoga, chăn, gạch... trong quá trình tập để bạn thực hiện đúng kỹ thuật. Thường tập Iyengar Yoga cần người hướng dẫn chi tiết, tỉ mỉ và nó không phù hợp ở những lớp học đông người.
Tư thế Iyengar Yoga
3.5. Gentle Yoga
Gentle Yoga là sự kết hợp của những tư thế đơn giản và chậm, nhưng tác động sâu sắc đến hệ xương và cơ. Gentle Yoga là hình thức tập luyện nhẹ nhàng, thư giãn và cơ bản cho người mới bắt đầu. Những người tập lâu năm để bảo vệ cơ thể tránh những chấn thương liên quan đến xương khớp.
3.6. Yoga Balance
Yoga Balance là lớp học Yoga đòi hỏi sự tập trung vào những động tác giữ cân bằng cơ thể. Loại hình này khó, phù hợp cho những người đã có kinh nghiệm tập luyện. Yoga Balance có tác dụng củng cố cơ bắp, tăng cường sức mạnh và mang lại sự cân bằng cho cả thể chất lẫn tinh thần.
Tư thế Yoga Balance
3.7. Ashtanga Yoga
Ashtanga Yoga đòi hỏi người tập phải thực hiện các tư thế yoga (asana) liên tục. Loại hình này cũng tập trung vào kỹ thuật thở để tâm trí tập trung và kiểm soát sự điều hoà hơi thở.
3.8. Sivananda Yoga
Sivananda yoga được thiết kế dựa trên 5 nguyên tắc gồm tập thở đùng cách, tập thể dục đúng cách, thư giãn, ăn uống phù hợp, tư duy tích cực và thiền.
Tư thế Sivananda Yoga
3.9. Bikram Yoga
Bikram Yoga còn gọi là yoga nóng, người tập sẽ cần ngồi trong phòng có nhiệt độ khoảng 40 độ. Do đó, bạn phải cân nhắc cẩn thận nếu muốn tập Bikram yoga, ví dụ như tiểu đường hoặc tăng huyết áp thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.
3.10. Kundalini Yoga
Đây là một loại hình yoga thiên về tập luyện tinh thần, tập trung vào hơi thở và thiền. Kundalini yoga giúp bạn sử dụng tư thế và hơi thở để có thể giải phóng năng lượng.
Tư thế Kundalini Yoga
>> Tham khảo thêm: 10 tư thế Yoga cơ bản và dễ thực hiện nhất cho người mới
4. Những vật dụng cần chuẩn bị để tập Yoga
Để bắt đầu tập yoga, bạn cần chuẩn bị một vài thứ cơ bản như:
- Phòng tập: Nên chọn địa điểm tập yoga có không gian thoải mái và yên tĩnh để dễ dàng tập trung khi tập.
- Quần áo thoải mái: Lựa chọn quần áo yoga thoải mái, co dãn tốt và thoáng khí để dễ dàng vận động và điều chỉnh tư thế trong các bài tập.
- Nước uống: Chuẩn bị một chai nước để có thể kịp thời bổ sung cho cơ thể khi cần, tránh tình trạng cơ thể bị mất nước do đổ mồ hôi khi tập và dễ dàng tập trung hơn.
- Thảm tập: Sử dụng một tấm thảm tập yoga riêng để đảm bảo yếu tố vệ sinh và thoải mái khi tập.
- Khăn mặt: Một chiếc khăn mặt cũng là dụng cụ rất cần thiết khi tập yoga để lau sạch mồ hôi, tránh khiến thảm tập yoga bị trơn trượt.
Tập yoga với các dụng cụ cơ bản
5. Các bài tập Yoga phổ biến
Sau đây là một số bài tập yoga phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
- Malasana: Tư thế tập yoga kiểu ngồi, thả lỏng lưng dưới, mở hông và kết hợp với kỹ thuật hít thở.
- Chaturanga Dandasana: Đây là một tư thế yoga giúp cải thiện sức khỏe cực kỳ hiệu quả nhưng cũng cần tập luyện đúng cách để tránh chấn thương.
- Tam giác mở rộng: Tư thế này là cách tuyệt vời để giải phóng lưng dưới và đồng thời mở rộng cơ thể với dáng đứng cổ điển khá dễ thực hiện.
- Cao Lunge: Tư thế này giúp mở rộng hông và kết hợp hít thở nhịp nhàng để giúp cơ thể thư giãn và đem lại sự linh hoạt hơn cho đôi chân.
- Supported Bridge Pose: Với tư thế này, phần lưng cần uốn cong và vai làm trụ để tiếp xúc với sàn, giúp cột sống thư giãn hơn.
Tư thế yoga cơ bản giúp thư giãn cơ thể
6. Một số câu hỏi thắc mắc khi tập Yoga
Tập yoga có giảm được cân hay không?
Kiên trì tập yoga đúng cách là phương pháp tuyệt vời để giúp bạn giảm cân và có được vóc dáng cân đối. Khi tập yoga, các cơ sẽ được kéo giãn và vận động rất nhiều, giúp đốt cháy mỡ thừa hiệu quả.
Cách đảm bảo an toàn khi tập yoga?
Trước khi tập yoga, bạn nên khởi động kỹ để làm nóng cơ, giúp cơ mềm dẻo hơn và phòng tránh chấn thương. Ngoài ra, nên chọn thảm yoga có độ bám sàn tốt để tăng khả năng giữ thăng bằng và sử dụng trang phục thoải mái, gọn gàng để thoải mái vận động.
Cách lựa chọn loại yoga phù hợp là gì?
Trước tiên, hãy xác định mục đích tập yoga bạn đang hướng đến là gì, ví dụ như thư giãn, phục hồi cơ thể hay giảm cân,... Tuy theo mục đích mà bạn nên chọn những bài tập yoga phù hợp.
Nên chọn loại hình yoga phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất
Tập yoga lúc nào tốt nhất?
Tập Yoga vào thời gian phù hợp sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn. Theo đó, thời gian lý tưởng nhất để tập yoga đó là vào buổi sáng sớm hoặc tối muộn. Ngoài ra, nên tập yoga trong không gian yên tĩnh và trong lành để dễ tập trung.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ của Thiên Trường Sport nhằm giải đáp thắc mắc Yoga là gì và những kiến thức cần biết khi mới tập Yoga. Hy vọng với những thông tin ở trên thì bạn đã có những hiểu biết sâu sắc hơn về bộ môn Yoga. Trường hợp cần mua dụng cụ tập yoga, hãy liên hệ 0968650686 để được tư vấn.
Đọc thêm ▾