Chọn MENU
icon cart0

Yoga Therapy là gì? Yoga Therapy mang lại những lợi ích gì?

Yoga therapy là một trong số các trường phái Yoga thu hút nhiều người tham gia tập luyện. Không chỉ giúp cải thiện sức khỏe thể chất, vóc dáng, nó còn được biết đến như một phương pháp trị liệu xoa dịu tinh thần hiệu quả. Vì vậy, trong bài viết hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn để biết yoga therapy là gì nhé!

Nhịp sống hối hả, tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng khiến ngày càng nhiều người tìm đến Yoga, đặc biệt là yoga therapy nhằm giúp tinh thần thư giãn, nâng cao sức khỏe. Vậy yoga therapy là gì? Nó mang lại lợi ích như thế nào? Cách tập chính xác ra sao? Cùng tham khảo bài viết của chúng tôi để có câu trả lời cho những thắc mắc này bạn nhé!

1. Yoga Therapy là gì?

Trong tiếng Phạn, yoga mang ý nghĩa chỉ sự kết hợp. Theo đó Yoga Therapy cũng được coi là một hình thức trị liệu dựa trên sự kết hợp giữa tâm trí và thể xác, con người và vũ trụ, nguồn năng lượng bên trong và bên ngoài... bao gồm các kỹ thuật Yoga như bài tập thở, các tư thế, điều tức và thiền. Tất cả những động tác này đều rất cơ bản với độ kéo giãn nhẹ nhàng, tác động lên các bó cơ, giảm căng các khớp xương, cải thiện các chứng đau khớp, đau cơ, giúp cơ thể săn chắc hơn, ngăn ngừa lão hóa nói chung và thoái hóa xương khớp nói riêng.

Trong Yoga Therapy, hệ thống các bài tập và tư thế được xây dựng dựa trên quy chuẩn phác đồ điều trị riêng biệt cho từng đối tượng người tập. Bên cạnh đó, một ưu điểm khác của phương pháp trị liệu này chính là các tư thế, động tác tương đối đơn giản và không đòi hỏi kỹ thuật quá cao siêu.

Nghiên cứu y học đã chỉ ra, tập luyện Yoga Therapy thường xuyên có khả năng đẩy lùi bệnh tật và giảm cảm giác đau đớn, hỗ trợ điều trị một số bệnh như: đau lưng, đau gối, cổ tử cung, viêm khớp, cao huyết áp, tiểu đường, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt, suy giảm trí nhớ, đau nửa đầu, chứng rối loạn lo âu... và nhiều loại bệnh phổ biến khác.

Yoga Therapy là gì?

Yoga Therapy là gì?

2. Những lợi ích của Yoga Therapy.

Từ những thông tin trên chắc hẳn bạn cũng phần nào hiểu được tác dụng cụ thể của Yoga Therapy là gì. Trên thực tế, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh những hiệu quả của Yoga Therapy trong việc phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến thể chất lẫn tinh thần.

2.1. Tác động tích cực đến sức khỏe nói chung.

Ngoài trị bệnh, các tác dụng khác của Yoga Therapy có thể kể đến như khả năng cải thiện sức khỏe toàn diện thông qua việc tăng cường hoạt động của hệ bài tiết, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp; chấm dứt tình trạng mệt mỏi mãn tính; giảm các triệu chứng bệnh hen suyễn và tác dụng phụ của hóa trị trong điều trị ung thư.

2.2.  Hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp.

Không quá khó để nhận thấy tác dụng của Yoga Therapy trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp. Ngoài ra, đây cũng là một trong những hình thức tập vật lý trị liệu tuyệt vời với người cần hồi phục chức năng vận động hay chống lại những tổn thương của hệ xương. 

Các nghiên cứu còn chỉ ra, Yoga Therapy rất hữu ích và đặc biệt phù hợp với những đối tượng viêm xương khớp hoặc bị gù lưng, cong vẹo cột sống…

2.3. Hỗ trợ điều trị các bệnh lý thần kinh.

Ngoài những tác động tích cực đến thể chất, Yoga Therapy cũng có thể cải thiện các tình trạng bệnh lý thần kinh. Theo đó, trích dẫn từ nhiều tài liệu khoa học cho thấy, Yoga Therapy ảnh hưởng tích cực đối với bệnh nhân mắc chứng PTSD (stress sau sang chấn), tâm thần phân liệt, lạm dụng chất gây nghiện và cả trẻ tự kỷ.

Đặc biệt, Yoga Therapy không chỉ hỗ trợ điều trị các bệnh lý này, với những người khỏe mạnh, nó cũng giúp giải tỏa căng thẳng, ngăn ngừa stress hay trầm cảm, từ đó tinh thần thư thái và dễ chịu hơn.

Những lợi ích của Yoga Therapy

Những lợi ích của Yoga Therapy

3. Những ai nên tập Yoga Therapy?

Tuy Yoga Therapy là một hình thức trị liệu nhưng không có nghĩa chỉ những người mắc bệnh mới được tham gia trường phái yoga này. Thực tế, nó phù hợp với hầu hết mọi ngưới, kể cả người khỏe mạnh có nhu cầu tăng cường sức khỏe.

Bên cạnh đó các đối tượng dưới đây được khuyến khích tập luyện Yoga Therapy thường xuyên:

  • Người mắc các bệnh về xương khớp, chẳng hạn thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, người cần phục hồi khả năng vận động sau chấn thương...
  • Những người cần điều trị các bệnh tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm…
  • Người có nhu cầu cải thiện và nâng cao sức khỏe toàn diện.
  • Người mắc một số bệnh lý liên quan đến tim mạch, hô hấp như hen suyễn, xơ vữa động mạch...

>> Có thể bạn quan tâm: Tập Yoga có tác dụng gì?

Những ai nên tập Yoga Therapy?

Những ai nên tập Yoga Therapy?

4. Cách tập Yoga Therapy như thế nào?

Với Yoga Therapy, mỗi người sẽ được thiết lập chương trình điều trị chủ động và có lộ trình rõ ràng. Những giáo viên Yoga Therapy sẽ thực hiện bước kiểm tra và thiết kế một chuỗi các bài tập chuyên biệt phù hợp với từng đối tượng người tập dựa trên các tiêu chí như:

  • Tình trạng sức khỏe.
  • Các thói quen trong cuộc sống.
  • Lý do khiến người tập muốn thực hành Yoga Therapy (các vấn đề đang gặp phải)
  • Xác định xem đây là hình thức trị liệu chính hay chỉ bổ trợ.
  • Đưa ra phác đồ tập luyện cụ thể để điều trị.

Một liệu trình tập luyện hoàn chỉnh của Yoga Therapy sẽ bao gồm các yếu tố sau:

  • Luyện tập hơi thở.
  • Luyện tập các tư thế(asana).
  • Thiền.
  • Cung cấp các hình ảnh có tính định hướng để tâm trí bình an.
  • Thực hành bài tập tại nhà.

Cách tập Yoga Therapy như thế nào?

Cách tập Yoga Therapy như thế nào?

5. Cần lưu ý gì khi tập Yoga Therapy?

Bất kể mục đích của bạn là gì thì khi tập Yoga Therapy cũng nên lưu ý những điều dưới đây:

5.1. Tập đúng động tác.

Bạn nên tuân theo chỉ dẫn của huấn luyện viên khi tập Yoga Therapy. Nếu tự tập tại nhà cần thực hiện các động tác một cách chính xác để mang lại hiệu quả cao nhất.

5.2. Không bỏ qua bước khởi động trước khi tập.

Nếu không khởi động kỹ trước khi tập thì chúng ta rất dễ gặp phải những chấn thương ngoài ý muốn. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng buổi tập. 

5.3. Tập luyện đều đặn, thường xuyên.

Đây là điều mà bất cứ chuyên gia nào cũng nói với học viên, nhất là khi các bạn tự tập yoga tại nhà.

Lời khuyên dành cho bạn là hãy tạo cho mình một không khí vui tươi và luyện tập thường xuyên để có một kết quả tốt nhất. Tập yoga Therapy là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên trì rất lớn thì mới mong đạt được hiệu quả như mong muốn.

5.4. Về cường độ tập.

Những bạn mới nên tập từ từ thay vì quá sức, tránh gây đau đớn. Lưu ý, nếu thấy các triệu chứng bất thường như: đau ngực, nhịp tim không đều, thở dốc hay chóng mặt thì nên ngưng tập ngay lập tức.

5.5. Thả lỏng cơ thể sau khi tập.

Bạn hãy dành ra 15 phút cuối để thư giãn và cảm nhận sự khoan khoái của cơ thể sau mỗi bài tập.

Khi hoàn thành các động tác co giãn cơ, việc thả lỏng sẽ giúp chúng hồi phục một cách nhanh nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng lưu ý việc làm mát cơ thể để giải phóng quá trình tỏa nhiệt trong lúc tập, nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường.

6. Tổng kết.

Bài viết trên đây đã mang đến cho bạn những kiến thức cùng thông tin cụ thể về loại hình Yoga therapy. Bạn hãy bắt tay vào tập luyện ngay hôm nay để cảm nhận lợi ích mà liệu pháp này mang lại cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, đừng quên xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ chất bạn nhé. Chúc các bạn có nhiều sức khỏe và những trải nghiệm thú vị với Yoga therapy.

Đọc thêm

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)

Ông Phạm Văn Hùng - Tổng Giám đốc Công ty Thể thao Thiên Trường với hơn 14 năm kinh nghiệm trong ngành thể thao, chuyên bán dụng cụ thể dục thể thao và thể hình chất lượng với giá tốt nhất tại Việt Nam. Với hệ thống 6 cửa hàng thể thao tại các thành phố Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nam Định & Đồng Nai sẵn sàng phục vụ khách hàng khắp mọi nơi.

Bình luận
0968650686

DANH SÁCH CỬA HÀNG THỂ THAO THIÊN TRƯỜNG

Thiên Trường tại Hà Nội

Hà Nội

  • 208B Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân
  • 0243 566 7337
  • 0983 080 786 - 0916 131 402
  • info@thethaothientruong.vn

Thiên Trường tại Tp Hồ Chí Minh

Tp. Hồ Chí Minh

  • 34 đường số 2 , Phường 11 , Quận 6
  • 0286 290 1232
  • 094 979 2525 - 0987 190 944
  • Hỗ trợ kỹ thuật: 0916 131 402

Thiên Trường tại Đà Nẵng

Đà Nẵng

  • 657 Trần Cao Vân, Quận Thanh Khê
  • 02363 622 777
  • 0944 086 000

Thiên Trường tại Nam Định

Nam Định

  • 522 Trần Hưng Đạo, P Lộc Vượng
  • 0987 883 956
  • Hỗ trợ kỹ thuật: 0916 131 402

Thiên Trường tại Hải Phòng

Hải Phòng

  • 238 Hàng Kênh, Quận Lê Chân
  • 0968 887 488
  • 079 438 5555
Để lại lời nhắn cho chúng tôi Zalo
Nhắn tin cho chúng tôi qua Facebook