Chọn MENU
icon cart0

[Chia sẻ] Cách lặn dưới nước đúng kỹ thuật từ các HLV !

Học cách lặn dưới nước đồng nghĩa với việc bạn đang trang bị cho mình kỹ năng sinh tồn cơ bản trong môi trường nước. Vậy làm thế nào để lặn được lâu nhất? Những kỹ thuật lặn nước cơ bản bao gồm những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Thuần thục cách lặn dưới nước chưa bao giờ là kỹ năng dễ dàng. Đặc biệt với các bạn mới bắt đầu tham gia bộ môn này đòi hỏi phải thật sự cẩn trọng và nắm chắc kỹ thuật để đảm an toàn và đem đến những trải nghiệm tuyệt vời. Cách lặn không bị nổi là gì? Kỹ thuật lặn nước như thế nào? 

1. Tìm hiểu chung về lặn nước.

Lặn được hiểu đó là hình thức nhấn chìm cơ thể xuống dưới nước có chủ đích, như lẩn mất trong chiều sâu và không còn thấy hiện trên bề mặt nước. Nó trở thành một trong những phương pháp hữu ích giúp con người dễ dàng di chuyển trong môi trường nước. Ngoài ra lặn còn mang lại nhiều lợi ích khác trong cuộc sống con người và có tính ứng dụng cao.

Tìm hiểu chung về lặn nước

Tìm hiểu chung về lặn nước

2. Những kỹ thuật lặn nước.

Để học cách lặn dưới nước nhanh nhất, bạn cần nắm rõ những kỹ thuật cơ bản. Thành thạo những kỹ thuật này sẽ giúp cho bạn lặn tốt hơn dưới môi trường nước. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn nên học tại nhà dưới sự giám sát của người giàu kinh nghiệm.

2.1. Các bước chuẩn bị.

Tương tự như bơi lội, lặn là một kỹ năng quan trọng đòi hỏi bạn cần có sự chuẩn bị nghiêm túc trước khi thực hiện. Vậy để mang lại hiệu quả tốt nhất khi học lặn bạn cần chuẩn bị những gì?

Khả năng bơi thành thạo.

Bạn chỉ có thể học lặn sau khi đã biết bơi, do đó  cần tự tin khi xuống nước và thành thạo các kỹ thuật bơi. Điều này cũng giúp đảm bảo an toàn trong môi trường nước. Dù là trong hồ bơi, hồ tự nhiên hay biển, bạn cũng cần phải biết bơi, có thể bơi đến nơi an toàn để tự bảo vệ mình nếu gặp tình huống trở ngại. 

Khi lặn biển, tốt hơn hết bạn nên tập luyện với chân vịt - dụng cụ bơi không thể thiếu cho những ai muốn lặn. Dụng cụ này sẽ giúp bạn dễ dàng bơi lội dưới nước, từ đó tiết kiệm năng lượng cho hành trình khám phá đáy đại dương.

Trang bị đầy đủ những kiến thức lặn biển.

Có rất nhiều nguyên tắc bạn phải nắm rõ khi xuống nước. Thêm vào đó không phải thợ lặn nào cũng có thể bình tĩnh xử lý tình huống xấu dưới nước trước khi được trải nghiệm, rèn luyện thông qua các chương trình đào tạo. Do vậy, việc trang bị những kiến thức nền tảng bằng cách tham gia một khóa học lặn biển là điều nên làm ngay từ những ngày đầu. Nắm được một số nguyên tắc chính xác bạn sẽ tích lũy cho mình kinh nghiệm hữu ích.

Trang bị đầy đủ những kiến thức lặn biển

Trang bị đầy đủ những kiến thức lặn biển

Không lơ là trong khâu chuẩn bị thiết bị.

Trong những ngày đầu học cách lặn không bị nổi, bạn cần chuẩn bị: Đồ bơi, kính bơi tốt, mũ trùm đầu (mũ bơi), nút tai chân vịt. Bên cạnh đó đừng quên ống thở - thiết bị cung cấp không khí cho bạn khi ở dưới nước.

Nếu như kỹ năng và kiến ​​thức có thể được cải thiện dần dần và bạn dễ dàng học cách quản lý chúng nhưng thiết bị không cho phép làm điều đó. Do đó cần có sự chuẩn bị tốt nhất để hành trình lặn dưới nước trở nên tuyệt vời hơn. Tiếp theo, hãy dành thời gian làm quen với các thiết bị để tự nâng cao khả năng của mình. Ngoài ra, đừng quên bảo dưỡng thiết bị thường xuyên, nhanh chóng phát hiện sớm những vấn đề tồn đọng của sản phẩm.

Giữ tinh thần thật thoải mái.

Bí kíp giúp bạn tận hưởng trọn vẹn môi trường xung quanh là sự đơn giản hóa quá trình vận hành và giữ tinh thần thư thái. Đừng quá lo lắng hay hoảng sợ nếu bạn đã có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho 3 bước trên. Lặn biển giúp bản thân có cơ hội trải nghiệm, nâng cao khả năng khám phá vì bạn sẽ tìm thấy nhiều khu vực lặn khác nhau, được gặp gỡ giao lưu với những người chung chí hướng, bắt đầu những cuộc phiêu lưu và khám phá thế giới mới. Vì vậy một tinh thần sảng khoái ngay từ đầu sẽ khiến bạn luôn vui vẻ trong suốt hành trình lặn.

2.2. Cách lặn không bị nổi.

Sau bước chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi lặn, chắc hẳn bạn đã tự tin hơn để bắt đầu khóa học. Một trong những kỹ thuật lặn cơ bản là khả năng nín thở dưới nước. Càng nín thở được lâu bạn càng lặn xa hơn. 

Tuy nhiên để nín thở lâu, bạn cần nắm được các phản xạ của cơ thể. Bên cạnh đó cần vượt qua giới hạn hay sự lo lắng của bản thân khi ở môi trường nước. Dưới đây là một số kỹ thuật lặn bạn cần học:

Luyện tập cách hít thở.

Phương pháp hữu hiệu để rèn luyện hơi thở thông qua các bài tập về tim mạch được nhiều người áp dụng. Khi lặn dưới nước, bạn hít vào bằng miệng và kết hợp cả mũi miệng để thở ra. Trước khi lặn, hãy há to miệng để hơi tràn vào phổi sau đó ngụp đầu xuống, từ từ thở ra bằng mũi.

Để tăng thời gian bơi cũng như sức bền, nên giữ nhịp thở đều đặn khi ở dưới nước. Thường xuyên luyện tập kỹ thuật này sẽ giúp bạn ngụp lâu hơn.

Luyện tập cách hít thở

Luyện tập cách hít thở

Kéo dài thời gian dưới nước.

Như đã nói ở trên, bạn cần làm quen với môi trường nước rồi mới bắt đầu học kỹ thuật lặn cơ bản. Người lặn cần thả lỏng cơ thể và giữ hơi thở nhịp nhàng, đều đặn. Nên đặt mục tiêu khoảng thời gian lâu nhất bạn ở dưới nước làm động lực cố gắng.

Nín thở dưới nước.

Đây là kỹ thuật vô cùng quan trọng nhằm giúp bạn duy trì thời gian trong môi trường nước. Thời gian và quãng đường lặn sẽ tăng lên khi bạn nín thở càng lâu, tuy nhiên cần nắm rõ các phản xạ cơ thể để thực hiện kỹ thuật này. Bên cạnh đó cần cố gắng vượt qua mức giới hạn của bản thân và loại bỏ sự lo lắng, đồng thời kiểm soát tốt cơ thể khi ở dưới nước.

Một người bình thường có thể nít thở từ 2-3 phút và con số này còn tăng lên khi bạn luyện tập các phương pháp nín thở. Mẹo nhỏ cho bạn: Cố gắng thở hết không khí trong phổi ra bên ngoài khi lặn xuống và gạt bỏ những căng thẳng.

Điều chỉnh độ chìm cơ thể và khả năng di chuyển trong nước.

Để điều chỉnh cơ thể chìm nổi, bạn có thể sử dụng các bộ dụng cụ lặn và tùy chỉnh mỗi bộ phận theo ý muốn của mình. Cách sử dụng từng bộ lặn không giống nhau, do đó nên luyện tập để sử dụng chúng một cách thành thạo, tránh gặp rắc rối khi ở dưới nước.

Bắt đầu lặn xuống nước, hãy rướn người ngược xuống dưới để thân người nằm thẳng với thân cắm trước. Tiếp đến bạn thực hiện các động tác tay để rẽ nước nhưng bên tay phải rẽ rộng hơn. Đạp chân theo đúng hướng tới. Để điều khiển hướng đi của cơ thể,  hãy sử dụng chân. Lặn càng sâu, áp lực nước càng tăng và bạn cần dùng đến nhiều khí hơn, từ đó tăng thời gian lặn lâu hơn.

Điều chỉnh độ chìm cơ thể và khả năng di chuyển trong nước

Điều chỉnh độ chìm cơ thể và khả năng di chuyển trong nước

Kỹ thuật thông tai.

Hiểu đơn giản, kỹ thuật thông tai có thể hiểu là kỹ thuật bịt mũi và thở ra. Đa số những người lặn sẽ áp dụng kỹ thuật thông tai Valsalva hoặc Frenzel. Bạn có thể gặp khó khăn khi luyện tập kỹ thuật này song sau khi thành thạo sẽ rất hữu ích. Trong trường hợp cảm thấy khó thông khí bạn không nên cố gắng vẫy vùng mà hãy để cơ thể ngoi lên mặt nước. Bởi khi dùng bình khí lặn xuống độ sâu lớn, áp lực nước sẽ tăng khiến cơ thể mất kiểm soát, dễ ngất xỉu.

3. Làm thế nào để lặn lâu nhất?

Sau khi đã thành thạo các kỹ năng lặn, nếu muốn cải thiện thời gian lặn lâu hơn, bạn có thể áp dụng bước sau:

3.1. Tập cách thở.

– Trước khi lặn: Để khí độc thoát ra ngoài bằng cách thở mạnh một hơi sau đó hít vào và tiểu thiệt khép chặn lại.

– Trong khi lặn: Không mở tiểu thiệt cho đến khi cảm thấy khó chịu thì hạ chúng xuống đồng thời ngậm chặt miệng. Tiếp đến dùng mũi thở nhẹ sau đó tiếp tục khép tiểu thiệt lại. Nếu thấy ngột ngạt tiếp tục lặp lại các bước trên. Khi hết hơi cần ngoi đầu lên mặt nước và không cố gắng quá.

3.2. Tập luyện thực tế.

Bạn có thể luyện tập trên bờ trước bằng cách chuẩn bị thau nước sạch và ngâm đầu xuống. Nín thở trong khi úp mặt vào nước và mở mắt từng chút một. Sau đó bạn nâng cao kỹ thuật, dùng lưỡi áp lên hàm ếch để khép tiểu thiệt. Giữ nguyên động tác càng lâu càng tốt cho đến khi cảm thấy ngột ngạt thì từ từ thở ra bằng mũi.

Trong lần đầu tiên bạn nên theo dõi thời gian luyện tập và khi đã quen dần thì tăng lên. Để tạo thói quen và không bối rối lúc lặn thực tế bạn hãy kiên trì tập luyện một cách điều độ nhằm đạt hiệu quả tốt nhất. Tuyệt đối không thở bằng miệng khi  lặn.

4. Tổng kết.

Với các thông tin về cách lặn dưới nước an toàn ở trên hy vọng đã giúp bạn tích lũy thêm kiến thức hữu ích cho mình. Lặn biển hay các môn thể thao dưới nước không hề đơn giản. Chính vì lẽ đó bạn nên thận trọng tuyệt đối khi tham gia và trang bị cho mình tất cả các kỹ năng quan trọng cần thiết mà Thiên Trường Sport đã chia sẻ! 

Chúc các bạn sẽ có thêm nhiều trải nghiệm hữu ích cùng những khoảnh khắc tuyệt vời khi khám phá đại dương trong chuyến phiêu lưu của mình!

Đọc thêm

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)

Thiên Trường Sport hơn 14 năm kinh nghiệm trong ngành thể thao, chuyên bán dụng cụ thể dục thể thao và thể hình chất lượng với giá tốt nhất tại Việt Nam. Với hệ thống 6 cửa hàng thể thao tại các thành phố Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nam Định & Đồng Nai. Thiên Trường Sport chuyên cung cấp dụng cụ thể thao cho các đại lý bán lẻ trên toàn quốc. Là địa chỉ tin cậy cho các trường học, học viện quân sự & các tổ chức doanh nghiệp lựa chọn cung cấp thiết bị thao rèn luyện sức khỏe và thi đấu chuyên nghiệp. Hơn 14 năm nghiên cứu và phát triển trong ngành thể thao, chúng tôi gặt hái được nhiều thành công và lan tỏa nhiều kiến thức có giá trị lớn đến cộng đồng. Năm 2022, Thiên Trường Sport tự hào nhận "giải thường top 10 thương hiệu Châu Á năm 2022". Thiên Trường ngày càng nhận được sự yêu mến và tin tưởng khi là đơn vị cung cấp thiết bị dạy học & thiết bị thể thao của các đơn vị, tổ chức trong nước như: Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự, Trường Đại Học Hải Phòng, ĐH Kinh Tế Quốc Dân, Trường ĐH thể dục thể thao Bắc Ninh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Giang, Công An tỉnh Lâm Đồng, nhà thi đấu đa năng tỉnh Bình Phước, trường mầm non quận Cầu Giấy, công ty Honda Việt Nam tỉnh Hà Nam, Bệnh viện TW Quân Đội 108... và nhiều đơn vị khác, xem chi tiết tại: https://www.thethaothientruong.vn/du-an-da-trien-khai/ Liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất! Đặt mua dụng cụ thể thao ☎ 0968 650 686 Email: info@thethaothientruong.vn

Bình luận
0968650686

DANH SÁCH CỬA HÀNG THỂ THAO THIÊN TRƯỜNG

Thiên Trường tại Hà Nội

Hà Nội

  • 208D Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân
  • 0243 566 7337
  • 0983 080 786 - 0916 131 402
  • info@thethaothientruong.vn

Thiên Trường tại Tp Hồ Chí Minh

Tp. Hồ Chí Minh

  • 323 Trần Văn Kiểu, Quận 6
  • 0286 290 1232
  • 094 979 2525 - 0987 190 944
  • Hỗ trợ kỹ thuật: 0916 131 402

Thiên Trường tại Đà Nẵng

Đà Nẵng

  • 657 Trần Cao Vân, Quận Thanh Khê
  • 02363 622 777
  • 0944 086 000

Thiên Trường tại Nam Định

Nam Định

  • 522 Trần Hưng Đạo, P Lộc Vượng
  • 0987 883 956
  • Hỗ trợ kỹ thuật: 0916 131 402

Thiên Trường tại Hải Phòng

Hải Phòng

  • 238 Hàng Kênh, Quận Lê Chân
  • 0968 887 488
  • 079 438 5555
Để lại lời nhắn cho chúng tôi Zalo
Nhắn tin cho chúng tôi qua Facebook