Bóng chuyền là bộ môn điều khiển đường đi của bóng bằng tay, vì thế giữ cho ngón tay được bảo vệ tốt nhất là rất quan trọng. Thông tin dưới đây sẽ hướng dẫn đầy đủ về cách quấn ngón tay bóng chuyền cho tập luyện và thi đấu, cùng theo dõi nhé!
Tại sao cần quấn ngón tay bóng chuyền?
Với những người chơi môn bóng chuyền, tác động lực trực tiếp từ bàn tay lên quả bóng có khả năng khiến bạn xuất hiện các cơn đau khó chịu, nhất là với lực mạnh. Hiện tượng này kéo dài dần làm cho phong độ thi đấu giảm sút. Quấn ngón tay trước khi chơi bóng đảm bảo an toàn hơn, tránh hiện tượng ngón tay bị cong.
Quấn ngón tay khi chơi bóng chuyền có tác dụng bảo vệ ngón tay khỏi chấn thương khi chơi bóng. Đồng thời còn giúp giữ cho khớp ngón tay chắc khỏe và hạn chế tình trạng nứt da, gãy móng. Sức mạnh bàn tay được tăng thêm, giúp bạn khai thác tối đa kỹ năng đánh bóng.
Cách quấn ngón tay bóng chuyền đơn giản, dễ thực hiện
Quấn ngón tay bóng chuyền thường sử dụng băng keo thể thao hoặc băng keo y tế băng ngón tay loại 1cm.
Thực hiện đúng cách quấn ngón tay bóng chuyền, bạn cần áp dụng đúng các bước được hướng dẫn dưới đây:
- Cắt nhỏ băng keo thể thao với độ rộng bằng với các đốt ngón tay.
- Quấn xung quanh từng đốt ngón tay khoảng 2 - 3 vòng. Chú ý không quấn vào khớp giữa các đốt.
Ngoài mua băng keo quấn ngón chuyên dụng cho VĐV bóng chuyền, bạn cũng có thể mua sẵn băng bảo vệ ngón tay. Loại băng này được đo lường phù hợp với kích thước ngón tay, co giãn và có thể giặt được, bảo vệ tốt ngón tay khi chơi thể thao.
>>> Xem thêm: Cách đánh bóng chuyền không bị đau tay
Điều trị chấn thương ngón tay khi chơi bóng chuyền
Tay là bộ phận dễ bị thương nhất khi chơi bóng chuyền. Vậy cần làm gì khi ngón tay bị sưng, bong gân hay cong ra sau do va chạm? Điều đầu tiên bạn cần làm là dừng chơi bóng chuyền tránh tổn thương thêm và làm theo lời khuyên từ shop thể thao Thiên Trường dưới đây:
- Thăm khám bác sĩ xác định vấn đề tổn thương: Do không có chuyên môn nên người chơi nhiều khi không thể biết chính xác mức độ chấn thương của mình. Vì thế, nếu ngón tay bạn khó cử động, hãy đến cơ sở y tế khám và nhận tư vấn chăm sóc đúng cách.
- Chườm đá càng sớm càng tốt: Cho một ít đá vào khăn hoặc túi và chườm lên các ngón tay. Có thể chườm đá nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng 15 phút.
- Nẹp buddy ngón tay: Ngay cả khi bạn chỉ bị thương ở một ngón tay, việc nẹp ngón tay bị thương cùng ngón liền kề/không bị thương thực sự sẽ giúp ngón tay có thêm sức mạnh, tránh khả năng bị cong hoặc làm ngón tay bị thương thêm.
- Cử động dần ngón tay khi có dấu hiệu phục hồi: Khi ngón tay bắt đầu lành, hãy dần tập luyện cử động ngón tay để có thể nhanh chóng vận động lại sau khi lành hoàn toàn. Tập duỗi và duỗi thẳng từng ngón tay một cách cẩn thận rồi uốn cong tại khớp vài giây mỗi lần. Bạn nên tập lặp lại đều đặn vài set mỗi ngày giúp ngón tay hồi phục nhanh hơn.
Cách quấn ngón tay bóng chuyền chuẩn chúng tôi đã hướng dẫn bên trên mong rằng sẽ giúp bạn bảo vệ tốt các ngón tay của mình khi chơi bóng. Đừng quên tham khảo thêm dụng cụ bóng chuyền, phụ kiện bóng chuyền và các bài viết hữu ích từ Thiên Trường nhé!
Đọc thêm ▾