Cú đấm gan trong boxing là đòn đánh rất nguy hiểm và có thể gây ra nhiều tác hại đến cơ thể võ sĩ nếu không may bị trúng. Do đó, bạn cần hiểu rõ về cú đấm này để biết cách sử dụng hoặc né tránh trong các tình huống phù hợp. Theo dõi bài viết dưới đây của Thiên Trường Sport để cập nhật đầy đủ nhất.
1. Cú đấm gan trong boxing là gì?
Đấm gan là một cú đấm có tính sát thương cao và thường được võ sĩ sử dụng nhằm hạ gục đối thủ nhanh chóng. Theo luật boxing, bạn hoàn toàn được phép tấn công vào phần trên của cơ thể nhưng không được đánh vào phía sau đầu hoặc ở dưới thắt lưng. Do đó, cú đấm gan trong boxing hoàn toàn là một cú đấm hợp pháp.
Cần biết rằng, gan là bộ phận rất quan trọng của cơ thể, nằm dưới cơ hoành và phía bên phải của thân. Vì thế, những cú đá xoay trái, đấm móc trái, đòn gối hoặc đòn trên rất dễ tạo thành cú đấm gan.
Để có thể thực hiện cú đấm gan thành công, võ sĩ bắt buộc phải thành thạo các kỹ thuật boxing và biết phối hợp các đòn đánh cao - thấp. Ngoài ra, việc nhanh chóng tìm đúng thời cơ để hạ đối thủ hoặc bảo vệ bản thân cũng là một thử thách bởi chỉ cần chệch một chút thì sẽ rất nguy hiểm.
Cú đấm gan nguy hiểm và có tính sát thương cao
2. Lợi ích của cú đấm gan trong boxing
Mặc dù khá nguy hiểm nhưng cú đấm gan vẫn được nhiều võ sĩ sử dụng nhằm mục đích:
- Làm chậm đối thủ: Võ sĩ thường thực hiện cú móc thân ngắn nhằm giật gan đối thủ. Đồn tấn công này dễ khiến đối thủ bị choáng, mất tập trung, khó thở… Điều này có thể trực tiếp hạ gục đối thủ hoặc giảm đáng kể sức mạnh của đối thủ.
- Buộc đối thủ vào thế bị động: Cú đấm gan có thể được dùng như một chiến lược để bẫy đối thủ hoặc giảm cơ hội tấn công của đối thủ.
- Gây đau đớn cho đối thủ hoặc khiến đối thủ không thể tiếp tục chiến đấu.
Cú đấm gan khiến đối thủ đau đớn hoặc không thể thi đấu
3. Bí quyết chặn cú đấm gan trong boxing
Như đã đề cập ở trên, đấm gan là một cú đấm cực kỳ nguy hiểm và bạn nên tìm mọi cách để né tránh nó nếu phát hiện đối thủ có ý định sử dụng đòn tấn công này. Dưới đây là một vài mẹo giúp bạn có thể chặn cú đấm gan:
- Luôn giữ khuỷu tay của bạn hướng xuống dưới để có thể bảo vệ cả phần đầu và cơ thể.
- Giữ cánh tay gần với phần trên cơ thể và không nhấc cánh tay để chặn cú đấm gan và tiết kiệm sức.
- Đảm bảo tạo khoảng cách đủ rộng để tránh cú đấm gan.
- Không đứng vuông góc với đối thủ của bạn.
- Tập trung quan sát đối thủ và giữ bình tĩnh để kịp thời né tránh các cú đấm gan.
- Thường xuyên tập các bài tập nhằm rèn luyện cơ bắp, tăng sức mạnh các khối cơ. Đồng thời chú ý cải thiện sức khỏe tổng thể, sự nhanh nhẹn và dẻo dai để kịp thời phản ứng trước mọi tình huống.
- Rèn luyện nhóm cơ tay trước để làm chúng khỏe hơn với các bài tập chống đẩy, kéo tạ hoặc đánh bao cát đấm bốc… Tuy nhiên, cần chú ý cường độ phù hợp, tránh hoạt động quá sức.
Đấm gan chính xác giúp võ sĩ có thể hạ đối thủ nhanh chóng
4. Hướng dẫn phục hồi cơ thể sau khi trúng cú đấm gan trong boxing
Nếu không may trúng cú đấm gan, võ sĩ rất có thể sẽ cảm thấy buồn nôn hoặc run rẩy do các cơn đau dữ dội. Để làm giảm bớt những tác hại mà một cú đấm gan có thể gây ra và giúp gan nhanh phục hồi, bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn sau đây:
4.1. Trước trận đấu
Trước khi vào thi đấu boxing, võ sĩ nên thực hiện các bài tập giúp giảm tác động xấu lên gan như gập bụng và plank. Ngoài ra, ném một quả bóng thuốc hoặc yêu cầu đối tác ném một cú đấm móc với khoảng 50% sức mạnh vào cơ bụng cũng là những ý kiến hay để tránh tình trạng bị sốc khi đấm gan.
4.2. Trong trận đấu
Khi đã vào trận đấu, tốt nhất là bạn nên tạo một khoảng cách đủ rộng để giúp cơ thể cân bằng lại. Có thể dùng động tác chân vòng qua đối thủ trong khoảng 1 phút. Trường hợp cú đấm gan quá đau, hãy cố gắng điều chỉnh nhịp thở và dùng tay ấn nhẹ vào đúng vị trí gan trên cơ thể để giảm đau.
Cố gắng né cú đấm gan để tránh chấn thương nguy hiểm
4.3. Sau trận đấu
Nếu không may bị trúng cú đấm gan trong trận đấu boxing trước đó thì sau khi kết đấu thi đấu, bạn nên nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục hoàn toàn. Võ sĩ vẫn có thể tiếp tục duy trì tập luyện nếu tình huống không nghiêm trọng nhưng bạn cần tránh nâng vật nặng. Ngoài ra, tránh uống rượu bia và nên gặp bác sĩ ngay nếu cơn đau không giảm bớt.
4.4. Thời gian phục hồi cú đấm gan
Một cú đấm gan với lực không quá mạnh thường sẽ chỉ mất vài ngày để có thể hồi phục. Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp võ sĩ phải cần đến bác sĩ điều trị, và có thể phải mất cả tháng để phục hồi lại.
Mỗi võ sĩ sẽ có thời gian phục hồi sau cú đấm gan khác nhau
Lời kết
Trên đây là những thông tin cơ bản về cú đấm gan trong boxing mà mọi võ sĩ đều cần biết. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ cú đấm gan là gì, sự nguy hiểm của đòn tấn công này và cách né tránh để hạn chế chấn thương. Đừng quên theo dõi chuyên mục tin tức của Thể thao Thiên Trường để cập nhật thêm nội dung thú vị và mới nhất về thể thao
Đọc thêm ▾