Chọn MENU
icon cart0

Kỹ thuật đánh bóng chuyền cơ bản dành cho người mới chơi

Nắm chắc các kỹ thuật đánh bóng chuyền là điều kiện bắt buộc đối với người muốn tham gia tập luyện và thi đấu bóng chuyền. Bạn đã biết những kỹ thuật đánh bóng chuyền cơ bản dành cho người mới hay chưa? Nếu chưa hãy cùng Thiên Trường Sport tìm hiểu bài viết cụ thể dưới đây nhé !

Bóng chuyền là một bộ môn thể thao tập thể có tính giải trí và rèn luyện thể chất cao. Để tham gia tập luyện và thi đấu bóng chuyền đạt hiệu quả cao thì trước tiên bạn cần phải hiểu và nắm chắc các kỹ thuật chơi bóng chuyền. Dưới đây là các kỹ thuật đánh bóng chuyền cơ bản cho người mới bắt đầu tập luyện. Bạn hãy cùng tham khảo và tìm hiểu kỹ nhé !

1. Các kỹ thuật đánh bóng chuyền cơ bản đúng cách.

HLV bóng chuyền chia sẻ, để trở thành một cầu thủ bóng chuyền chuyên nghiệp thì bạn cần thành thục các kỹ thuật, kỹ năng chơi bóng chuyền điêu luyện. Thực tế, các cầu thủ bóng chuyền giỏi trên thế giới họ có rất nhiều kinh nghiệm đánh bóng đỉnh cao. Nhưng tất cả họ đều xuất phát từ việc học các kỹ thuật đánh bóng cơ bản nhất. Cụ thể, các kỹ thuật đánh bóng chuyền cơ bản dành cho người mới sẽ gồm có:

1.1. Kỹ thuật phát bóng chuyền.

Phát bóng chuyền là một trong những kỹ thuật đầu tiên và cơ bản nhất người chơi cần tìm hiểu kỹ khi tập đánh bóng chuyền. Kỹ thuật phát bóng là kỹ thuật quan trọng, quyết định đến khả năng khi điểm của đội. Chính bởi vậy, khi tham gia chơi bóng chuyền bạn cần đặc biệt quan tâm đến các động tác, kỹ thuật phát bóng chuyền. Trong kỹ thuật phát bóng, người ta phân ra thành phát bóng cao tay và phát bóng thấp tay. Kỹ thuật của từng dạng được thực hiện cụ thể như sau:

1.1.1. Kỹ thuật phát bóng chuyền cao tay.

Phát bóng chuyền cao tay là một kỹ thuật đánh bóng chuyền cơ bản. Thực hiện đúng kỹ thuật phát bóng này thì bóng sẽ có lực đi tốt, có cơ hội ghi điểm cao. Kỹ thuật phát bóng chuyền cao tay sẽ được thực hiện như sau:

- Tư thế chuẩn bị: Tư thế người phát bóng sẽ đứng dồn trọng lượng đều 2 chân, mũi chân trái vuông góc đường biên ngang và tay trái cầm bóng.

- Tung bóng: Thực hiện động tác tung bóng bằng cách dùng tay trái đưa bóng ngang mặt, tung bóng lên cao khoảng 100cm. Khuỵu gối, vươn 2 chân kết hợp tung bóng.

- Phát bóng: Sau đó, vung tay đánh bóng bằng cách tay trái tay lên cao, tay phải co lại, đưa đều lên trước, cao, sau. Thân người ngả sau, mắt nhìn theo bóng. Khi bóng từ trên rơi xuống tới tầm tay giơ thẳng thì đánh mạnh về phía sau, phần dưới tâm của bóng bằng bàn tay mở với các ngón tay chụm tự nhiên.

Phát bóng chuyền cao tay đòi hỏi dồn nhiều sức mạnh

Phát bóng chuyền cao tay đòi hỏi dồn nhiều sức mạnh

1.1.2. Kỹ thuật phát bóng chuyền thấp tay.

Đối với kỹ thuật phát bóng chuyền thấp tay, các cầu thủ cần áp dụng các động tác cơ bản qua 4 bước cụ thể như sau:

- Tư thế chuẩn bị: Bạn đứng thẳng để chân trái ở phía trước, mũi chân để vuông góc với đường biên và hướng về lưới. Chân phải để ở phía sau cách chân trái 1 bước chân. Đầu gối hơi khuỵu với thân, gập nhẹ về phía trước để trọng tâm dồn về chân sau, tay trái đỡ lấy bóng ở phía trước ngang thắt lưng. Tay phải duỗi tự nhiên về phía sau, mắt hướng phía trước để quan sát đối thủ.

- Tung bóng: Tay trái hạ thấp cầm bóng, tay phải đồng thời hạ thấp theo. Khi tay chuyển động từ dưới lên cao thì thực hiện động tác tung bóng, kết hợp duỗi khớp gối, tay phải tiếp tục chuyển động ra sau. Lòng bàn tay hướng xuống đất để hoàn thành động tác tung bóng.

- Kỹ thuật phát bóng: Tay phải chuyển động nhanh từ sau ra trước để đánh vào phía sau dưới của quả bóng. Tay trái từ tư thế kết thúc tung bóng chuyển động xuống dưới, đồng thời vung thân người hoàn toàn chuyển sang chân trái, người hơi lao về phía trước để tạo lực đánh bóng mạnh hơn. 

- Kết thúc: Sau khi bóng rời tay, tay phải của bạn vươn theo bóng về phía trước, lên cao chân phải theo đà bước lên để giữ thăng bằng, đồng thời nhanh chóng vào sân để trở về vị trí phòng thủ.

Phát bóng chuyền thấp tay thích hợp cho người mới chơi

Phát bóng chuyền thấp tay thích hợp cho người mới chơi

1.2. Kỹ thuật đệm bóng.

Đệm bóng hay chuyền bóng thấp tay là kỹ thuật đánh bóng chuyền có sử dụng cẳng tay và bàn tay để chuyền bóng đi. Kỹ thuật đánh bóng này chủ yếu để bắt bước 1 hoặc các đường bóng của đối phương. HLV bóng chuyền cho biết, đệm bóng là kỹ thuật phòng thủ, sử dụng để đỡ phát bóng, đỡ đập bóng hay cứu bóng. 

Trong tập luyện và thi đấu, đệm bóng trong bóng có các kỹ thuật chính là:

- Đệm bóng bằng 2 tay.

- Đệm bằng 1 tay và lăn ngã cứu bóng.

- Sử dụng thân người, dùng chân đỡ bóng.

Kỹ thuật đệm bóng được HLV bóng chuyền chia sẻ có các động tác cụ thể như sau:

- Bạn trong tư thế trung bình thấp, 2 chân mở rộng bằng hoặc hơn vai, 2 tay co tự nhiên ở 2 bên sườn, mắt quan sát bóng, thân hơi gập.

- Khi xác định được điểm rơi chính xác của bóng và đến tầm thích hợp thì 2 tay đưa ra đỡ bóng. Lúc này, 2 tay duỗi thẳng, 2 bàn tay bắt chéo với nhau và nắm lại, bàn tay nọ bọc lấy bàn tay kia, 2 ngón tay cái song song kề nhau.

- Khi bóng ngang đến tầm hông, cách thân người gần một cánh tay thì thực hiện đánh bóng. Lúc này chân đạp đất, duỗi khớp gối, nâng trọng tâm thân thể và nâng tay lên. Hai tay chuyển động từ dưới lên, sử dụng phần giữa cẳng tay đệm phía dưới bóng kết hợp nâng tay ở mức độ cần thiết.

- Khi hai tay chạm bóng thì gập cổ tay xuống để căng các nhóm cơ cẳng tay, đồng thời hóp bụng lại. Giữ chắc bả vai và khớp khuỷu. Hai tay thẳng, chắc, 2 bàn tay nắm và ép chặt vào nhau, toàn thân hơi lao về phía trước.

Đệm bóng đòi hỏi khả năng phán đoán hướng bóng cực tốt

Đệm bóng đòi hỏi khả năng phán đoán hướng bóng cực tốt

1.3. Kỹ thuật chuyền 2.

Kỹ thuật chuyền 2 hay kỹ thuật chuyền bóng cao tay là bước chạm bóng thứ 2 của đội nhận được bóng sau khi đã bắt bước 1 thành công. Khi thực hiện bước này, bạn phải điều chỉnh bóng sao cho đồng đội có thể dễ dàng chạm bóng và tấn công. 

Để chuyền bóng cao tay, cầu thủ phải xác định hướng bóng bay tới và nhanh chóng di chuyển đến đón bóng. HLV bóng chuyền chia sẻ, kỹ thuật chuyền 2 sẽ bao gồm các bước như sau:

- Bạn ổn định với vị trí, tư thế thích hợp, sau đó 2 tay đưa về phía trước lên chuyền bóng, thân người hơi ngả về phía sau. Các ngón tay tiếp xúc với tầm trước, 2 ngón tay cái cách mặt khoảng 15cm. Tay chạm bóng phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và toàn thân dưới để chuyền bóng đi.

- Khi đỡ bóng, dùng sức cả mười đầu ngón tay, nhất là ngón tay cái và ngón tay đeo nhẫn, các ngón còn lại hỗ trợ. Khi chuyền bóng sẽ sử dụng chủ yếu ngón tay trỏ, ngón tay giữa, 1 phần của ngón đeo nhẫn, ngón tay cái thực hiện nhiệm vụ điều khiển đường bóng.

Chuyền bóng cao tay giúp đội nhà chủ động trong trận đấu hơn

Chuyền bóng cao tay giúp đội nhà chủ động trong trận đấu hơn

1.4. Kỹ thuật đập bóng chuyền.

Kỹ thuật đập bóng được coi là phương thức tấn công chủ yếu khi thi đấu bóng chuyền. Để giành chiến thắng trong giải đấu, mỗi cầu thủ bóng chuyền phải có trình độ kỹ thuật tốt, nắm được nhiều kiểu đập bóng theo nhiều hướng khác nhau và tình huống khác nhau. HLV bóng chuyền chia sẻ, kỹ thuật đập bóng chuyền nhất định phải thực hiện theo 5 bước cơ bản như sau:

- Tư thế chuẩn bị:

+ Bạn hãy đứng cách lưới khoảng 2-3m, không nên đứng sát lưới sẽ không có chỗ lấy đà, nhảy lên sẽ bị chạm lưới. Hãy nhớ không nên đứng nguyên một chỗ mà nên xê dịch nhẹ để có thể chủ động điều chỉnh bước nhảy và chỗ lấy đà.

+ Đầu gối lúc này hơi chùng, thân người hơi ngả về phía trước, mắt hướng theo người chuyền bóng.

- Lấy đà: 

+ Đây là bước rất quan trọng khi đập bóng để cầu thủ có sức bật cao hơn, điều chỉnh được khoảng cách, vị trí đập bóng thích hợp.

+ Thời gian lấy đà là lúc cầu thủ xác định được đường bóng, hướng bóng tới, khi bóng vừa rời tay người chuyền. Nếu bạn đập bóng thấp thì thời gian lấy đà sớm hơn. Ngược lại, đập bóng cao thì lấy đà sẽ chậm hơn.

+ Góc lấy đà sẽ phụ thuộc vào khả năng người đập bóng. Người có kinh nghiệm có thể lấy đà với góc độ lớn và thẳng góc với lưới. Người đập bóng kém hay mới tập thì không nên lấy góc độ lớn sẽ khiến người chạm lưới, đường bóng đập dễ bị chắn. Bởi vậy, khi mới đập bóng bạn nên chọn góc độ lấy đà khoảng 35 - 50 độ.

+ Số bước lấy đà có thể từ 1-4 bước nhưng thông thường là 3 bước.

- Giậm nhảy:

+ Sau khi lấy đà xong, bạn cần giậm nhảy ngay lập tức để nhảy cao lên đập bóng trước mặt. Bạn có thể giậm nhảy một chân hoặc hai chân tùy khả năng của mình. 

+ Để giậm nhảy đạt hiệu quả, bước cuối cùng của vị trí giậm nhảy phải để gót chân của 2 bàn chân ngang nhau, thân người ngả về phía trước, khuỵu đầu gối xuống, chuyển sức gót chân lên mũi chân để bật lên.

+ Dùng sức bật của đầu gối, khớp xương hông và sức cổ chân để bật lên càng cao càng tốt. Đồng thời, kết hợp đánh 2 tay mạnh ra phía sau, khi chân đã khuỵu hết mức thì 2 tay đánh xuống thẳng góc với mặt sân.

- Nhảy và đập bóng:

+ Động tác đập bóng sẽ bắt đầu khi thân người bật lên tầm cao nhất. Người lúc này ngửa ra sau, nghiêng nhẹ về phía tay đập bóng, 2 chân hơi gập tự nhiên.

+ Tay đập bóng từ trên cao đưa sát đến mang tai phía sau, cánh tay duỗi thẳng, cổ tay đập gập vào bóng để điều khiển bóng. Tay kia cũng hạ từ phía trên xuống để phối hợp.

+ Khi đập bóng, thân người của bạn vươn thẳng, 2 chân duỗi thẳng ra phía trước để tăng sức mạnh đập trúng bóng. Vị trí đập bóng thường cao hơn đầu, chếch về phía trước mặt khoảng 10-15cm.

+ Bóng nâng cao hay thấp sẽ phụ thuộc và quả đập cao, trung bình hay thấp. Các điểm chạm bóng phải ở tầm cao nhất, vì thế đập bóng kiểu nào cũng phải nhảy thật cao.

- Rơi xuống:

+ Sau khi đập bóng, bạn thả người xuống bằng mũi bàn chân, hai bàn chân xoay theo chiều lưới, đầu gối hơi khuỵu. Với cách này, cầu thủ rơi người xuống không bị mất thăng bằng.

Đập bóng khỏe giúp đối phương phải rè chừng

Đập bóng khỏe giúp đối phương phải rè chừng

1.5. Kỹ thuật chắn bóng chuyền.

Kỹ thuật chắn bóng chuyền là phương pháp phòng thủ rất tốt trong bóng chuyền. Để chắn bóng tốt, người chơi cần có kỹ năng điêu luyện, biến tấu linh hoạt, biết phán đoán đường bóng chính xác và nhảy đúng lúc. Kỹ thuật chơi bóng chuyền này cần áp dụng theo cách sau theo chia sẻ của HLV bóng chuyền:

- Tư thế chuẩn bị:

+ Sau khi phát bóng, bạn phải sẵn sàng bám sát lưới để chuẩn bị chắn bóng. Vị trí thích hợp cho bạn đứng là cách lưới khoảng 25cm đến 35cm. 

+ Hãy quan sát và tìm điểm tấn công, nắm vững đặc điểm đập bóng của đối phương và hướng đập bóng nhằm quyết định vị trí chắn bóng. 

+ Bạn nên nhớ luôn đứng đối diện với hướng bóng tới và di chuyển dọc theo lưới. Sau khi xác định được vị trí giậm nhảy, bạn hãy đứng thẳng để 2 chân song song cách nhau một khoảng bàn chân, đồng thời 2 tay co lên phía trước cao hơn thắt lưng để chuẩn bị nhảy.

- Nhảy và chắn bóng: 

+ HLV bóng chuyền cho biết, thời gian nhảy của bạn sẽ phụ thuộc vào tính chất và tầm bóng cao thấp. Nếu bóng cao thì nhảy chậm, bóng thấp thì nhảy sớm. Thông thường, thời gian nhảy sẽ sau người đập một chút, chú ý quan sát hoạt động của tay đối phương đập bóng để quyết định nhảy chắn.

+ Bạn có thể đứng tại chạy chỗ nhảy lên hoặc nhích lên một bước, để 2 đầu gối khuỵu xuống, 2 cánh tay đưa sát thân người theo bên sườn từ dưới lên để lấy đà bật lên cao. Khi nhảy đến tầm cao nhất, hãy quan sát xung quanh lần cuối, nhanh chóng đưa 2 tay cản đường bóng đập. Tay đưa lên không duỗi hết mức để có thể chuyển hướng chắn bóng dễ dàng khi cần thiết.

+ Khi chắn bóng bàn tay của bạn mở ra như lúc chuyền bóng, hơi ngửa ra sau, các ngón tay hơi lên gân để khi bóng chạm tay sẽ bật bổng lên. Hai bàn tay cách nhau chừng nửa quả bóng để bóng không thể lọt qua.

+ Lúc này, 2 cùi tay phải sát mép lưới để tránh bóng dễ bị lọt xuống theo người. Sau khi chạm bóng, bạn không được gập cổ tay theo vì như vậy sẽ dễ bị chạm lưới.

- Rơi xuống đất:

+ Sau khi chắn bóng xong, bạn rơi người xuống đất bằng mũi bàn chân và tiếp tục quan sát để đề phòng đối phương tấn công. Trường hợp bóng bật trở lại trong sân mình thì bạn phải nhanh chóng lùi xuống chuẩn bị đập bóng.

Áp dụng kỹ thuật chắn bóng tốt giúp tăng khả năng phòng thủ cho đội nhà

Áp dụng kỹ thuật chắn bóng tốt giúp tăng khả năng phòng thủ cho đội nhà

1.6. Kỹ thuật cứu bóng.

Cứu bóng là kỹ thuật ngăn không cho bóng chạm đất sau đợt tấn công của đối thủ. Kỹ thuật này thường được sử dụng khi bóng gần sắp chạm đất. Nếu nhìn sơ qua, kỹ thuật cứu bóng gần giống như đỡ bóng 1 hoặc búng bóng khi đưa toàn bộ cánh tay ra đỡ nhưng khi cứu bóng chúng ta sẽ dùng chỗ ngón tay hoặc 2 cánh tay khép lại để chạm bóng.

2. Làm sao để đánh bóng chuyền giỏi, đúng kỹ thuật?

Ở phần trên, Thiên Trường Sport đã chia sẻ cho bạn đọc khá đầy đủ và chi tiết các kỹ thuật đánh bóng chuyền cơ bản cho người mới. Để nâng cao khả năng chơi bóng chuyền của mình, bạn hãy tham khảo và áp dụng đúng các kỹ thuật đánh bóng này nhé ! 

Tuy nhiên, để chơi bóng chuyền giỏi, đạt được điểm số cao thì bạn không thể chỉ dừng ở việc tập đúng kỹ thuật. Theo HLV bóng chuyền, để đánh bóng chuyền giỏi, chuyên nghiệp thì bạn nên áp dụng các phương pháp tập luyện như sau:

2.1. Dành thời gian luyện tập.

Khi tham gia chơi bóng chuyền, bạn không thể thành thục kỹ thuật đánh bóng trong ngày một ngày hai. Tất cả các kỹ năng chơi bóng đòi hỏi phải có quá trình tập luyện xuyên suốt và bền bỉ. 

Theo đó, mỗi ngày bạn nên dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để tập luyện các kỹ thuật đánh bóng, tích cực phát huy những điểm mạnh, sở trường của bản thân, đồng thời khắc phục và sửa chữa những yếu điểm, hạn chế trong khi chơi bóng chuyền.

Thường xuyên tập luyện đánh bóng giúp bạn phát huy kỹ năng chơi bóng tốt hơn

Thường xuyên tập luyện đánh bóng giúp bạn phát huy kỹ năng chơi bóng tốt hơn

2.2. Nâng cao tầm quan sát.

Trong bộ môn bóng chuyền, khả năng quan sát đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Cầu thủ bóng chuyền giỏi phải có tầm nhìn chính xác, có độ nhạy bén về hướng đi, đường đi và điểm rơi. Về thực tế, khả năng quan sát của cầu thủ có thể cải thiện rất tốt qua thời gian nhờ cách cải thiện khả năng tập trung cao độ của bản thân.

2.3. Tập với đồng đội.

Bóng chuyền là bộ môn thể thao mang tinh thần tập thể. Bởi vậy khi chơi bóng chuyền bạn cần đề cao tính đồng đội, luôn đoàn kết, trao đổi, trò chuyện để hiểu các thành viên trong đội. Đặc biệt, giữa các thành viên trong đội phải có sự kết hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau khi thi đấu, tập luyện ở trên sân.

Cần kết hợp, trao đổi kỹ năng chơi bóng với đồng đội để phối hợp ăn ý hơn khi thi đấu

Cần kết hợp, trao đổi kỹ năng chơi bóng với đồng đội để phối hợp ăn ý hơn khi thi đấu

2.4. Nâng cao sức khỏe.

Cuối cùng, vấn đề sức khỏe góp phần rất lớn đối với kết quả đánh bóng của bạn. Một thể lực tốt sẽ giúp bạn phát bóng khỏe hơn, nhanh nhẹn và linh hoạt hơn trong các tình huống phản công hay phòng thủ, đỡ bóng. 

Để có một sức khỏe tốt, bạn nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng vào buổi sáng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe. Đồng thời, bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm đảm bảo cơ thể luôn tràn đầy năng lượng hoạt động suốt cả ngày.

Tổng kết

Như vậy, toàn bộ bài viết trên đây của Thiên Trường Sport đã giúp bạn hiểu rõ và đầy đủ các kỹ thuật đánh bóng chuyền cơ bản. Hy vọng những kiến thức chia sẻ này sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn đang tìm hiểu đánh bóng chuyền để tham gia vào tập luyện bộ môn thể thao thú vị này.

Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết. Hãy thường xuyên truy cập website của chúng tôi để cập nhật những bài viết mới nhất của chúng tôi nhé!

Đọc thêm

Chia sẻ
(3/5, 2 votes)

Thiên Trường Sport hơn 14 năm kinh nghiệm trong ngành thể thao, chuyên bán dụng cụ thể dục thể thao và thể hình chất lượng với giá tốt nhất tại Việt Nam. Với hệ thống 6 cửa hàng thể thao tại các thành phố Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nam Định & Đồng Nai. Thiên Trường Sport chuyên cung cấp dụng cụ thể thao cho các đại lý bán lẻ trên toàn quốc. Là địa chỉ tin cậy cho các trường học, học viện quân sự & các tổ chức doanh nghiệp lựa chọn cung cấp thiết bị thao rèn luyện sức khỏe và thi đấu chuyên nghiệp. Hơn 14 năm nghiên cứu và phát triển trong ngành thể thao, chúng tôi gặt hái được nhiều thành công và lan tỏa nhiều kiến thức có giá trị lớn đến cộng đồng. Năm 2022, Thiên Trường Sport tự hào nhận "giải thường top 10 thương hiệu Châu Á năm 2022". Thiên Trường ngày càng nhận được sự yêu mến và tin tưởng khi là đơn vị cung cấp thiết bị dạy học & thiết bị thể thao của các đơn vị, tổ chức trong nước như: Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự, Trường Đại Học Hải Phòng, ĐH Kinh Tế Quốc Dân, Trường ĐH thể dục thể thao Bắc Ninh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Giang, Công An tỉnh Lâm Đồng, nhà thi đấu đa năng tỉnh Bình Phước, trường mầm non quận Cầu Giấy, công ty Honda Việt Nam tỉnh Hà Nam, Bệnh viện TW Quân Đội 108... và nhiều đơn vị khác, xem chi tiết tại: https://www.thethaothientruong.vn/du-an-da-trien-khai/ Liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất! Đặt mua dụng cụ thể thao ☎ 0968 650 686 Email: info@thethaothientruong.vn

Bình luận
0968650686

DANH SÁCH CỬA HÀNG THỂ THAO THIÊN TRƯỜNG

Thiên Trường tại Hà Nội

Hà Nội

  • 208B Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân
  • 0243 566 7337
  • 0983 080 786 - 0916 131 402
  • info@thethaothientruong.vn

Thiên Trường tại Tp Hồ Chí Minh

Tp. Hồ Chí Minh

  • 323 Trần Văn Kiểu, Quận 6
  • 0286 290 1232
  • 094 979 2525 - 0987 190 944
  • Hỗ trợ kỹ thuật: 0916 131 402

Thiên Trường tại Đà Nẵng

Đà Nẵng

  • 657 Trần Cao Vân, Quận Thanh Khê
  • 02363 622 777
  • 0944 086 000

Thiên Trường tại Nam Định

Nam Định

  • 522 Trần Hưng Đạo, P Lộc Vượng
  • 0987 883 956
  • Hỗ trợ kỹ thuật: 0916 131 402

Thiên Trường tại Hải Phòng

Hải Phòng

  • 238 Hàng Kênh, Quận Lê Chân
  • 0968 887 488
  • 079 438 5555
Để lại lời nhắn cho chúng tôi Zalo
Nhắn tin cho chúng tôi qua Facebook