Là bộ môn thể thao phù hợp với mọi lứa tuổi lại khá dễ chơi, đá cầu đã thu hút được rất nhiều người tham gia. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được những quy định trong luật đá cầu khi thi đấu. Luật đá cầu mới nhất mà Thiên Trường Sport cập nhật dưới đây sẽ giúp người chơi hiểu hơn về bộ môn này.
1. Lịch sử hình thành và các hình thức đá cầu
Bộ môn đá cầu được chơi phổ biến nhất tại một số quốc gia tại châu Á và châu u như Trung Quốc, Việt Nam, Đức, Hungary... Trong đó, nguồn gốc lâu đời nhất chính là tại Trung Quốc, đá cầu đã xuất hiện từ những năm thuộc thế kỉ 5 TCN.
Hiện nay, đá cầu phát triển và được đưa vào chương trình giảng dạy tại trường học ở nhiều nước. Đến năm 2003, đá cầu chính thức trở thành một trong những bộ môn thi đấu tại đại hội thể thao Đông Nam Á.
Đá cầu là môn thể thao phổ biến tại nhiều quốc gia
Có 2 hình thức đá cầu phục vụ 2 mục đích khác nhau là đá cầu nghệ thuật (đá cầu phủi) và đá cầu thi đấu.
- Đá cầu nghệ thuật: Mang hình thức biểu diễn có tính nghệ thuật. Người đá cầu tự do không cần tuân theo bất cứ quy định nào. Có thể đá cá nhân hoặc theo nhóm nhiều người.
- Đá cầu thi đấu: Chủ yếu là đá cầu đơn và đá cầu đôi. Đội nào đá qua lưới mà đối phương không đỡ được, chiếm số điểm nhiều hơn sẽ giành chiến thắng.
Tại bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về luật đá cầu quốc tế mới nhất áp dụng trong thi đấu. Tên gọi của Liên đoàn Đá cầu Quốc tế tiếng Anh là International Shuttlecock Federation.
>> Xem thêm: Cách đá cầu giỏi
2. Quy định của luật đá cầu về sân và dụng cụ thi đấu
2.1. Kích thước tiêu chuẩn về sân đá cầu và lưới
Sân thi đấu đá cầu có hình chữ nhật. Tính đến mép ngoài của đường giới hạn, kích thước chiều dài và chiều rộng lần lượt là 11,88m và 6,1m. Đồng thời, tính từ mặt sân lên cao 8m, sân đá cầu phải đảm bảo không có vật cản nào.
Quy định của luật đá cầu mới nhất thì phần sân chỉ gồm 2 loại đường giới hạn là đường phân đôi sân và đường giới hạn khu vực tấn công. Nằm ngay phía dưới vị trí đặt lưới là đường phân đôi sân, chia sân đá cầu thành 2 phần có diện tích bằng nhau. Còn đường giới hạn khu vực tấn công sẽ nằm song song với đường phân đôi đó và cách một quãng đường 1,98m.
Kích thước sân đá cầu tiêu chuẩn
2.2. Quy định về quả cầu, lưới thi đấu đá cầu
Cầu đá Việt Nam được sử dụng trong thi đấu theo luật đá cầu phải đảm bảo chiều cao là 0,131m và rộng 0,06m. Trọng lượng trung bình là 14g, có sai số dao động khoảng 1g.
Lưới phục vụ cho nhu cầu việc thi đấu hay luyện tập đá cầu có chiều dài tối thiểu phải đạt 7,1m; độ rộng là 0,75m. Mắt lưới giống hình vuông, kích thước 0,019m x 0,019m. Đồng thời, lưới cũng cần được giữ căng phần mép trên và mép dưới bằng dây. Băng vải gập đôi được dùng làm viền, độ rộng 0,04 - 0,05m.
Hai bên của đường phân đôi sân đá cầu có 2 cột căng lưới lắp đặt chắc chắn cách đường biên dọc 0,5m. Cột lưới tối đa cao 1,7m. Mỗi đối tượng khác nhau tương ứng với chiều cao lưới khác nhau:
- Nữ và nữ trẻ: 1,5m/1,6m.
- Thiếu niên: 1,4m.
- Nhi đồng: 1,3m.
Ngoài ra, lưới cũng cần chú ý không được võng quá 0,02m.
Lưới thi đấu đá cầu có chiều cao khác nhau tùy đối tượng
2.3. Trang phục thi đấu đá cầu
Trang phục các đấu thủ sử dụng phải phục vụ chuyên cho mục đích đá cầu. Quần áo thể thao, giày có thể là giày thể thao hoặc chuyên dụng đều được. Số áo được in cả ở phía sau và phía trước, chiều cao lần lượt 2 phía là 0,2m và 0,1m, phạm vi số từ 1 - 15. Trừ luật đá cầu đơn, người cùng 1 đội phải mặc đồ màu giống nhau.
2.4. Các hình thức thi đấu trong luật đá cầu
- Luật đá cầu đơn: Mỗi đội 1 đấu thủ.
- Luật đá cầu đôi: Mỗi đội 2 đấu thủ.
- Trận đấu đội: Mỗi đội 3 đấu thủ.
Trận đấu đồng đội diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có tối đa chín đấu thủ và tối thiểu sáu đấu thủ. Thi đấu theo thứ tự: đơn, đôi, đội, đôi, đơn. Mỗi người chỉ được phép đấu tối đa 2 nội dung.
3. Vị trí các đấu thủ ở luật đá cầu mới nhất
Trước khi tiếng còi bắt đầu trận đấu vang lên, người chơi phải đứng đúng trong phạm vi sân của mình trong tư thế sẵn sàng. Bên phát cầu và đỡ phát đầu có vị trí và tư thế đứng khác nhau:
- Bên phát cầu: Chân trụ nằm ở khu giới hạn phát cầu, phía ngoài sân thi đấu.
- Bên đỡ phát cầu: Di chuyển tự do, đảm bảo không vượt ngoài không gian sân của đội mình.
Chân trụ bên phát cầu phải trong khu giới hạn
Trong thi đấu đôi và thi đá cầu theo dội, vị trí các đấu thủ như sau:
4. Luật đá cầu đôi
Trong thời gian đấu thủ thực hiện phát cầu, người còn lại tuyệt đối không được làm những hành động ảnh hưởng đến sự tập trung của bên còn lại. Đồng thời từ đường tưởng tượng nối khu vực 2 bên sẽ không được đứng trong đó.
Thi đấu đội
Khi đồng đội phát cầu thì 2 người còn lại (số 2 và số 3) vẫn đứng trong sân lần lượt ở phía bên phải và bên trái, tránh đường tưởng tượng nối khu vực phát cầu 2 bên. Đấu thủ đội đối phương cần đứng đúng như vị trí số thứ tự ban đầu đã đăng kí: số 1 đứng gần đường biên ngang trong phạm vi hình chiếu số 2 và 3; số 2 và số 3 sẽ ở gần lưới và đường biên dọc.
Luật đá cầu quy định cơ chế tính điểm
Số điểm cao nhất trong mỗi hiệp đấu mà 1 đội giành được là 21 điểm. Trong trường hợp hòa 20 - 20, đội chiến thắng phải đá vượt, cách biệt đội còn lại 2 điểm. Một trận đấu sẽ gồm 2 hiệp với thời gian nghỉ giữa hiệp là 2 phút. Nếu qua 2 trận mà hòa, hiệp thứ 3 quyết định chiến thắng nếu đội nào đạt 15 điểm trước, hòa 14 - 14 thì đội nào vượt trước 2 điểm, tối đa 17 điểm thì trận đấu sẽ kết thúc.
Trường hợp tỷ số đang hòa 14 - 14 hoặc 20 - 20, bên vừa giành được điểm gần nhất sẽ được ưu tiên phát cầu. Sau lượt đó thì quyền phát sẽ luân phiên giữa 2 đội.
Mỗi trận đấu gồm 2 hiệp theo luật đá cầu
5. Các lỗi thường gặp trong luật đá cầu mới nhất
Cả 2 bên phát và đỡ cầu đều có thể mắc phải một số lỗi trong trong quá trình thi đấu. Người chơi mỗi đội cần biết và tránh các lỗi quy định trong luật thi đấu đá cầu mới nhất dưới đây:
5.1. Lỗi thường gặp ở bên phát cầu
- Người đang thực hiện phát cầu dẫm phải đường biên ngang/ đường giới hạn.
- Phát cầu không qua lưới đồng thời chạm lưới.
- Trước khi sang sân đối thủ cầu đã chạm vào người hoặc vật ở bên phát.
- Cầu có bay qua lưới nhưng ra ngoài phạm vi sân của bên đỡ phát cầu.
- Trong thời gian 5 giây từ khi trọng tài ra tín hiệu phát cầu, người phát có biểu hiện làm trì hoãn và rơi cầu xuống đất.
5.2. Lỗi của bên đỡ phát cầu
- Gây ảnh hưởng đến người phát cầu đội đối phương bằng những hành động gây mất tập trung, la hét, làm ồn.
- Khi đối thủ đang phát cầu thì chân chạm vào đường giới hạn.
- Cầu khi đỡ từ bên phát chạm vào chân bị dính, lăn trên nhiều bộ phận của cơ thể.
Lỗi thường gặp trong luật đá cầu
5.3. Lỗi 2 bên phát cầu và đỡ cầu thường gặp
- Chạm vào cầu khi cầu đang được đá ở sân đối phương.
- Trong phạm vi sân của bên đối thủ, lưới, cột lưới, ghế trọng tài, chạm một hay nhiều bộ phận trên cơ thể hoặc trang phục.
- Cánh tay chạm vào cầu.
- Cầu bị dừng hay bị giữ ở phần dưới cánh tay, trên người hoặc giữa 2 chân.
- Cầu chạm vượt ngoài phạm vi thi đấu (trần nhà, mái nhà…)
- Luật đá cầu đơn người chơi chạm cầu quá 2 lần. Trong trận cầu đôi hoặc chơi theo đội, 1 đấu thủ chạm quá 2 lần liên tiếp/số lượt cầu chạm quá 4 lần.
6. Luật đá cầu khi bắt đầu trận đấu và phát cầu
Hiệp đấu đá cầu đầu tiên sẽ được bắt đầu kể từ lúc cầu được phát. Trong hiệp đầu tiên, đội thắng sẽ giành được quyền phát cầu ở hiệp thứ 2. Nếu bên phát cầu cố tình kéo dài thời gian và trì hoãn việc phát cầu, nếu bị trọng tài nhắc nhở đến lần thứ 2 thì 1 điểm sẽ thuộc về đội đối phương.
Tính từ thời điểm tiếp xúc với cầu, tất cả người chơi đều có quyền di chuyển tự do trong phạm vi sân của mình. Đấu thủ phải thực hiện phát cầu lại nếu gặp một trong những tình huống sau:
- Đang thi đấu cầu bị mắc vào lưới.
- Các bộ phận của quả cầu đá bị rơi ra.
- Trọng tài chưa đưa ra tín hiệu thì cầu đã được phát đi.
- Một số yếu tố và tình huống khách quan khác.
Cầu bị mắc vào lưới khi đang thi đấu sẽ phải phát lại cầu
7. Quy định phạt trong luật đá cầu
Tùy vào mức độ vi phạm, các đấu thủ có thể bị nhắc nhở, cảnh cáo hay thậm chí là bị đuổi khỏi sân. Mắc phải các trường hợp phạm lỗi dưới đây, bạn sẽ bị phạt cảnh cáo, tương đương với thẻ vàng:
- Có những biểu hiện mang tính phi thể thao.
- Lời nói thể hiện sự bất đồng, bất mãn.
- Hành động cố tình vi phạm luật thi đấu đá cầu hay trì hoãn thời gian bắt đầu trận đấu.
- Tự ý di chuyển khỏi sân và đi vào sân mà không có sự cho phép của trọng tài.
Đấu thủ sẽ bị phạt thẻ đỏ và đuổi ra khỏi sân khi phạm một trong những lỗi sau:
- Cố ý làm thành viên đối thủ bị chấn thương, hành vi bạo lực.
- Nhổ nước bọt vào bất cứ ai.
- Sỉ nhục, tấn công người khác bằng lời nói và hành động.
- Bị cảnh cáo và phạt thẻ vàng lần thứ 2.
- Phạm lỗi thi đấu nghiêm trọng.
Quy định chung về luật đá cầu mới nhất mà Thiên Trường Sport đã cập nhật và chia sẻ ở trên chắc hẳn đã giúp bạn hiểu hơn về bộ môn thể thao này. Hãy nắm rõ những thông tin trên và áp dụng, tuân thủ đúng vào các trận đá cầu, tránh mắc lỗi không đáng có.
Đọc thêm ▾