Chọn MENU
icon cart0

Chạy Trail là gì? Những nguyên tắc và kỹ thuật khi chạy trail

Bạn đang muốn tìm hiểu chạy Trail là gì và muốn trải nghiệm điều mới mẻ của hình thức chạy bộ này? Qua bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm về chạy Trail cùng những nguyên tắc chạy Trail. Mời các bạn cùng theo dõi !

Trong vài năm trở lại đây, các cuộc thi chạy Trail tại các vùng cao nguyên, đồi núi như Đà Lạt, Mộc Châu được diễn ra ngày càng nhiều, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân. Bạn cũng muốn tham gia và trải nghiệm hình thức chạy Trail để có những cảm nhận riêng cho bản thân. Vậy trước khi tham gia loại hình chạy bộ này thì bạn đã biết chạy Trail là gì? Các nguyên tắc cần nắm rõ khi chạy Trail hay chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Thiên Trường Sport tìm hiểu nhé !

1. Chạy Trail là gì?

Chạy Trail hay còn gọi là chạy địa hình được thực hiện trên địa hình cao nguyên, rừng núi khá hiểm trở. Chạy Trail là sự kết hợp giữa chạy bộ và leo núi. Khi thực hiện hình thức chạy bộ này, người tham gia sẽ phải phụ thuộc vào các yếu tố về thời tiết, địa hình, môi trường. Các cung đường chạy địa hình này thường khá khó khăn với nhiều chướng ngại vật. Do đó, các vận động viên phải có những kỹ năng đặc biệt cho riêng mình, chuẩn bị đầy đủ phụ kiện cần thiết mang theo, nắm vững các kỹ năng chăm sóc bản thân.

Theo các chuyên gia thể dục, chạy Trail là môn chạy khác hoàn toàn với chạy cự ly và chạy bộ đường dài. Khi tham gia và hình thức chạy bộ này, bạn sẽ không chú trọng đến tốc độ mà cần quan sát, xử lý các chướng ngại vật một cách khôn khéo, linh hoạt.

Có thể thấy, chạy Trail cũng gần tương tự như chạy Mountain Running (chạy bộ đường núi) nhưng lại không có con đường được vẽ sẵn. Khi chạy Trail thì mỗi thành viên sẽ phải tự tìm con đường riêng cho mình sao cho an toàn, ít hiểm nguy và có thể đến đích sớm. Nhận định của nhiều chuyên gia thì chạy Trail có độ khó cũng gần như Fashbacksing (hình thức chạy bộ leo núi có đeo ba lô nhẹ).

Chạy Trail là gì?

Chạy Trail là gì?

2. Lợi ích của chạy Trail.

Cũng giống như nhiều hình thức chạy bộ khác, chạy Trail mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho thể chất lẫn tinh thần của người tham gia tập luyện. Ngày nay, chạy Trail đang thu hút được rất nhiều người tham gia, nhất là các bạn trẻ. Với việc tập luyện bộ môn thể thao này sẽ có những lợi ích cụ thể như sau:

2.1. Nâng cao sức khỏe.

Tất nhiên rồi. Lợi ích dễ dàng nhận thấy của chạy Trail chính là giúp bạn nâng cao sức khỏe rất rõ rệt. Hoạt động chạy Trail sẽ giúp tăng sức mạnh thể lực, giúp cơ bắp phát triển chắc khỏe hơn. Cùng với đó, các hệ tim mạch, hô hấp, tiêu hóa cũng được cải thiện.

2.2. Giúp giải tỏa stress.

Điều tuyệt vời khi chạy bộ địa hình chính là được hít thở bầu không khí vô cùng trong lành, được hòa mình vào thiên nhiên khiến bạn cảm thấy bớt mệt mỏi, căng thẳng. Giữa khung cảnh đồi núi, thiên nhiên sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, tâm hồn thư thái và đầu óc nhẹ nhàng hơn.

2.3. Tăng sức dẻo dai, linh hoạt.

Chạy bộ trên địa hình đồi núi, có nhiều trở ngại như suối, đá sỏi, cây cối rậm rạp sẽ giúp cơ thể của bạn dẻo dai hơn, tăng sức chịu đựng tốt hơn.

2.4. Trở nên gan dạ và mạo hiểm hơn.

Khi chạy Trail một mình trên một cung đường, bạn sẽ phải tự mình xử lý tất cả các tình huống xấu có thể xảy ra như gặp thú dữ, trời mưa, muỗi vắt đốt, lạc đường. Với những tình huống này sẽ giúp bạn nhanh trí hơn, gan dạ và mạo hiểm hơn.

Lợi ích của chạy Trail

Lợi ích của chạy Trail

3. Nguyên tắc tham gia chạy Trail.

So với chạy bộ đường phố, chạy bộ trên địa hình bằng phẳng, chạy Trail hay chạy địa hình khó hơn, đòi hỏi người tham gia có nhiều kỹ năng hơn. Bởi vậy, khi mới tham gia chạy Trail bạn cần tuân thủ theo các nguyên tắc chạy bộ như sau nhằm đạt được kết quả tốt và phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra. Những nguyên tắc này gồm có:

3.1. Bắt đầu với một nhóm chạy.

Đối với người mới, chạy Trail một mình là điều hết sức nguy hiểm bởi họ chưa có những kinh nghiệm, kỹ thuật xử lý tình huống tốt nhất trong khi chạy. Lời khuyên cho bạn mới bắt đầu chạy Trail là hãy rủ nhóm bạn cùng tham gia và nên có người đã từng chạy, có kinh nghiệm chạy địa hình rồi nhằm đảm bảo an toàn cũng như tăng động lực, niềm vui khi tập luyện.

3.2. Trang bị dụng cụ đầy đủ.

Chạy địa hình Trail cũng giống như chạy đường núi bạn cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết cho bản thân để phòng khi cần dùng đến. Đừng cảm thấy nặng nhọc khi đeo bao lô hay suy nghĩ những món đồ đó không cần thiết mà không mang theo khi chạy bộ nhé ! Bạn nên mang theo một số trang bị cần thiết như: đèn pin, đồ ăn dự trữ, băng gạc, kẹo cao su, nước uống, áo mưa, áo khóa mỏng, gậy, vớ...

Trang bị dụng cụ đầy đủ

Trang bị dụng cụ đầy đủ

3.3. Tập luyện bổ trợ.

Chắc hẳn bạn sẽ nghĩ chạy bộ thì cứ đứng dậy và chạy thôi đúng không nào? Tuy nhiên không phải vậy. Để đảm bảo sức khỏe và nâng cao hiệu quả chạy Trail bạn hãy rèn luyện bản thân bằng những bài tập bổ trợ trước khi tham gia chạy địa hình. Việc tập luyện này có tác dụng giúp bạn tăng sức bền, sức dẻo dai và một nền tảng thể lực tốt khi chạy bộ. Đừng coi thường những bài tập bổ trợ tại nhà bởi nó rất hữu ích cho sức khỏe của bạn đấy. Hãy tham gia tập Gym, bơi lội, đạp xe ngoài trời hoặc xe đạp tập để tăng sức mạnh thể chất cho mình nhé !

3.4. Không nên tập trung vào tốc độ.

Đối với chạy địa hình, bạn không cần quá tập trung vào tốc độ. Bạn hãy xác định ngay từ đầu chạy Trail cần tốn thời gian hơn rất nhiều so với chạy bộ đường phẳng, do vậy bạn không nên đặt nặng vấn đề này đối với bản thân mình. Điều quan trọng khi chạy địa hình là tập trung vượt qua các chướng ngại vậy, những hiểm nguy trên đường chạy một cách khôn khéo và an toàn.

Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên chạy chậm hơn 20% so với khả năng của bạn khi chạy trên đường bằng phẳng. Nguyên do bởi vì đường địa hình khá dốc, nhiều sỏi đá, nhiều khúc cua nên bạn cần kiểm soát tốc độ của mình, nhằm tránh tai nạn đáng tiệc xảy ra.

3.5. Biết ngừng nghỉ đúng lúc.

Do chạy Trail không chú trọng về tốc độ nên bạn không cần quá vội vàng. Trong quá trình chạy bộ bạn nên kết hợp giữa chạy bộ và đi bộ để đảm bảo thể lực cho bản thân, giúp cơ thể có đủ vượt qua các chướng ngại vật một cách dễ dàng. Bạn cũng có thể dừng lại nghỉ ngơi uống nước hoặc nạp thêm năng lượng để tiếp tục hành trình chạy địa hình của mình.

3.6. Luôn quan sát về phía trước và bạn chạy cùng.

Là người mới tham gia chạy địa hình chưa có nhiều kinh nghiệm nên bạn cần để ý những người bạn cùng chạy với mình. Hãy chắc chắn khi chạy bộ bạn vẫn giữ khoảng cách nhất định với người bạn của mình. Ngoài ra, khi chạy Trail bạn cần quan sát về phía trước, bao quát tầm nhìn để có thời gian định hình hướng chạy và cách xử lý các nguy hiểm ở phía trước.

4. Một số kỹ thuật chạy Trail bạn cần nắm.

Ngoài việc trang bị cho mình một thể lực tốt thì bạn cần nắm vững các kỹ thuật chạy Trail cơ bản để có kết quả tốt nhất. Chia sẻ từ các chuyên gia chạy địa hình giàu kinh nghiệm, bạn cần nắm chắc các kỹ thuật sau:

4.1. Tư thế chạy bộ.

Điều đầu tiên bạn cần quan tâm khi chạy địa hình chính là tư thế chạy. Khi mới bắt đầu chạy Trail, bạn hãy nhớ cách thực hiện tư thế chạy chuẩn đó là:

- Mắt luôn nhìn thẳng về phía trước để quan sát chướng ngại vật.

- Giữ tay gần ngực.

- Di chuyển hông về phía trước.

- Giữ vai luôn thẳng để tráng bị gù và hơi nghiêng về phía trước khi chạy.

- Giữ cánh tay ở gần cơ thể. Thực hiện góc vung tay càng nhỏ càng tiêu tốn ít năng lượng.

- Bước chân nên thực hiện nhẹ nhàng với bước ngắn để kịp thời né tránh chướng ngại vật.

Tư thế chạy bộ

Tư thế chạy bộ

4.2. Kỹ thuật lên dốc.

Lên dốc là kỹ thuật tương đối khó cho người mới tham gia chạy địa hình. Bởi vậy, bạn là người mới hãy thực hiện các kỹ thuật lên dốc như sau:

- Nghiêng người về phía trước: Khi lên dốc, bạn phải dựa vào mặt đất, sử dụng động lượng để tiến về phía trước. Trong khi bước lên dốc, bạn nên nghiêng trọng tâm về phía trước. Đối với đoạn dốc lớn thì cố gắng sải bước chân lớn để nhanh chóng vượt qua.

- Thư giãn cơ thể: Trong quá trình lên dốc, bạn nên thư giãn, thả lỏng cơ bắp chân trong lúc không tiếp xúc với mặt đất, đồng thời nghiêng người về phái trước, thả lỏng vùng lưng và cánh tay. Với kỹ thuật này, bước chân lên dốc của bạn sẽ bớt nặng nề hơn.

- Duy trì sức bền bằng cách đi bộ: Bạn cũng có thể lên dốc bằng cách đi bộ. Đây là kỹ thuật lên dốc giúp duy trì sức bền cho cơ thể rất tốt. Hãy đặt tay lên cơ đùi trước gần hông để tạo lực nâng đỡ cơ thể trong khi bước lên dốc.

Kỹ thuật lên dốc

Kỹ thuật lên dốc

4.3. Kỹ thuật xuống dốc.

Xuống dốc là kỹ thuật chạy bộ địa hình bạn cũng cần nắm chắc để đạt được hiệu quả tập luyện tốt nhất. Theo các chuyên gia, bạn có thể áp dụng xuống dốc theo 2 cách như sau:

- Không sử dụng kỹ thuật.

Cách xuống dốc thông thường của nhiều người đó là bước sải chân dài và bám toàn bộ bàn chân xuống mặt đất khi xuống dốc. Với cách này, đầu gối của bạn sẽ không bị dồn trọng lượng quá nhiều mà sẽ phân phối qua cơ đùi và cơ mông.

- Sử dụng kỹ thuật.

Thực hiện các sải bước chân ngắn, nhịp nhàng, nâng cao đầu gối khi xuống dốc. Bằng cách áp dụng kỹ thuật này, bước chân của bạn sẽ mềm mại, giảm tác động, giảm thiểu nguy cơ vấp ngã khi xuống dốc.

Kỹ thuật xuống dốc

Kỹ thuật xuống dốc

5. Lời kết.

Toàn bộ bài viết trên đây của Thiên Trường Sport đã chia sẻ cho bạn khái niệm chạy Trail là gì, lợi ích, nguyên tắc và kỹ thuật chạy Trail. Hy vọng những kiến thức bổ ích này sẽ phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của bạn. Cảm ơn đã quan tâm theo dõi bài viết này ! Xin chào và hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo của chúng tôi !

Tham khảo thêm: Máy chạy bộ tại nhà.

Đọc thêm

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)

Thiên Trường Sport hơn 14 năm kinh nghiệm trong ngành thể thao, chuyên bán dụng cụ thể dục thể thao và thể hình chất lượng với giá tốt nhất tại Việt Nam. Với hệ thống 6 cửa hàng thể thao tại các thành phố Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nam Định & Đồng Nai. Thiên Trường Sport chuyên cung cấp dụng cụ thể thao cho các đại lý bán lẻ trên toàn quốc. Là địa chỉ tin cậy cho các trường học, học viện quân sự & các tổ chức doanh nghiệp lựa chọn cung cấp thiết bị thao rèn luyện sức khỏe và thi đấu chuyên nghiệp. Hơn 14 năm nghiên cứu và phát triển trong ngành thể thao, chúng tôi gặt hái được nhiều thành công và lan tỏa nhiều kiến thức có giá trị lớn đến cộng đồng. Năm 2022, Thiên Trường Sport tự hào nhận "giải thường top 10 thương hiệu Châu Á năm 2022". Thiên Trường ngày càng nhận được sự yêu mến và tin tưởng khi là đơn vị cung cấp thiết bị dạy học & thiết bị thể thao của các đơn vị, tổ chức trong nước như: Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự, Trường Đại Học Hải Phòng, ĐH Kinh Tế Quốc Dân, Trường ĐH thể dục thể thao Bắc Ninh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Giang, Công An tỉnh Lâm Đồng, nhà thi đấu đa năng tỉnh Bình Phước, trường mầm non quận Cầu Giấy, công ty Honda Việt Nam tỉnh Hà Nam, Bệnh viện TW Quân Đội 108... và nhiều đơn vị khác, xem chi tiết tại: https://www.thethaothientruong.vn/du-an-da-trien-khai/ Liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất! Đặt mua dụng cụ thể thao ☎ 0968 650 686 Email: info@thethaothientruong.vn

Bình luận
0968650686

DANH SÁCH CỬA HÀNG THỂ THAO THIÊN TRƯỜNG

Thiên Trường tại Hà Nội

Hà Nội

  • 208D Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân
  • 0243 566 7337
  • 0983 080 786 - 0916 131 402
  • info@thethaothientruong.vn

Thiên Trường tại Tp Hồ Chí Minh

Tp. Hồ Chí Minh

  • 323 Trần Văn Kiểu, Quận 6
  • 0286 290 1232
  • 094 979 2525 - 0987 190 944
  • Hỗ trợ kỹ thuật: 0916 131 402

Thiên Trường tại Đà Nẵng

Đà Nẵng

  • 657 Trần Cao Vân, Quận Thanh Khê
  • 02363 622 777
  • 0944 086 000

Thiên Trường tại Nam Định

Nam Định

  • 522 Trần Hưng Đạo, P Lộc Vượng
  • 0987 883 956
  • Hỗ trợ kỹ thuật: 0916 131 402

Thiên Trường tại Hải Phòng

Hải Phòng

  • 238 Hàng Kênh, Quận Lê Chân
  • 0968 887 488
  • 079 438 5555
Để lại lời nhắn cho chúng tôi Zalo
Nhắn tin cho chúng tôi qua Facebook