Chọn MENU
icon cart0

Cách phòng tránh chấn thương khi chơi cầu lông

Cầu lông là môn thể thao phổ biến và hấp dẫn, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, như bất kỳ môn thể thao nào khác, cầu lông cũng tiềm ẩn nguy cơ chấn thương. Hiểu được nỗi lo đó, Thiên Trường Sport sẽ hướng dẫn bạn các biện pháp phòng tránh chấn thương chơi cầu lông hiệu quả.

Tìm hiểu các biện pháp phòng tránh chấn thương chơi cầu lông hiệu quả

Tìm hiểu các biện pháp phòng tránh chấn thương chơi cầu lông hiệu quả

1. Các loại chấn thương phổ biến trong môn cầu lông

Khi tham gia chơi cầu lông, bạn sẽ tập trung sử dụng những nhóm cơ bắp và khớp chính như chân, vai và cánh tay. Đây cũng là những bộ phận dễ mắc phòng tránh chấn thương chơi cầu lông nhất.

Các chấn thương phổ biến khi chơi cầu lông bao gồm:

1.1. Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay khi chơi cầu lông

Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay, hay còn được biết đến là viêm mỏm trên cầu xương cánh tay, xảy ra khi một trong các gân cơ duỗi bám vào mỏm lồi cầu ngoài của khuỷu tay bị viêm, đau, và sưng. Triệu chứng của chấn thương này bao gồm cơn đau lan rộng từ cẳng tay đến cổ tay, cùng với cảm giác tê hoặc nóng ran ở khuỷu tay.

Trong trường hợp nặng, cơn đau có thể lan xuống các ngón tay và gây hạn chế vận động. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay có thể trở thành mãn tính và tái phát thường xuyên.

Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay khi chơi cầu lông

Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay khi chơi cầu lông

1.2. Viêm lồi cầu trong xương cánh tay khi chơi cầu lông

Viêm lồi cầu trong xương cánh tay có những đặc điểm tương tự như viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay, nhưng vị trí đau nằm ở bên trong khuỷu tay. Người bị chấn thương này thường cảm thấy đau ở lồi cầu trong của khuỷu tay, với cơn đau có thể lan xuống cẳng tay và bên trong mu bàn tay.

Chấn thương này cũng gây ra hạn chế trong một số động tác hàng ngày như mở cửa hoặc nâng vật nặng. Viêm lồi cầu trong xương cánh tay cần được điều trị sớm để tránh các biến chứng như thoái hóa hoặc xơ hóa gân duỗi, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

1.3. Bong gân khi chơi cầu lông

Bong gân là một chấn thương phổ biến khi chơi cầu lông, xảy ra khi dây chằng quanh khớp bị kéo căng quá mức, dẫn đến tổn thương hoặc rách. Khu vực bị bong gân thường sưng, đau và có vết bầm tím, làm cho người bị chấn thương gặp khó khăn trong việc di chuyển hoặc cử động khớp một cách thoải mái. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bong gân có thể gây hại lâu dài đến cấu trúc xương và khớp.

>> Xem thêm: Tác hại của việc chơi cầu lông không đúng cách | Lưu ý khi chơi 

1.4. Viêm bao gân cổ tay khi chơi cầu lông

Viêm bao gân cổ tay là tình trạng viêm các mô mềm xung quanh cổ tay, gây ra đau đớn khi vận động cổ tay. Triệu chứng của loại chấn thương này bao gồm khó khăn trong việc cử động bàn tay và cổ tay, cảm giác căng cơ và căng khớp, sưng đau gân cổ tay, và đôi khi có thể kèm theo sốt. Điều trị kịp thời viêm bao gân là cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng như xơ cứng bì hoặc nhiễm trùng lan rộng.

Viêm bao gân cổ tay khi chơi cầu lông gây khó khăn khi cử động

Viêm bao gân cổ tay khi chơi cầu lông gây khó khăn khi cử động

1.5. Đau lưng cột sống khi chơi cầu lông

Đau lưng cột sống biểu hiện bằng các cơn đau dữ dội ở hai bên lưng, kéo dài từ 1-2 ngày hoặc có thể cả tuần. Nếu không được điều trị đúng cách, chấn thương này có thể trở thành mãn tính, gây hại cho hệ xương khớp và cột sống.

1.6. Chấn thương cổ chân khi chơi cầu lông

Cổ chân chịu nhiều lực tác động khi người chơi thực hiện các động tác chơi cầu lông nên rất dễ chấn thương. Triệu chứng thường gặp là đau nhức kèm sưng tấy, gây khó khăn trong di chuyển.

1.7. Chấn thương khớp gối khi chơi cầu lông

Khớp gối dễ bị tổn thương khi vặn xoắn quá mạnh và nhanh, đặc biệt khi người chơi phải chạy đổi hướng liên tục hoặc khi giậm nhảy đánh cầu nhiều. Triệu chứng chấn thương khớp gối: đau và sưng, hạn chế cử động, bầm tím, nóng đỏ và có thể có tiếng kêu lạ như lách tách hoặc lạo xạo.

Chấn thương khớp gối là một chấn thương thường gặp khi chơi cầu lông

Chấn thương khớp gối là một chấn thương thường gặp khi chơi cầu lông

 

1.8. Căng cơ khi chơi cầu lông

Căng cơ là một chấn thương phổ biến khác khi chơi cầu lông, xảy ra khi cơ bị kéo giãn quá mức, dẫn đến rách hoặc đứt các sợi cơ. Các cơn đau do căng cơ thường gặp ở cổ, vai gáy và thắt lưng, làm hạn chế khả năng cử động, gây chuột rút, và trong trường hợp nặng, có thể dẫn đến mất khả năng vận động.

Chấn thương đột ngột có thể kèm theo sưng đỏ và bầm tím. Nếu không được điều trị kịp thời, căng cơ có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng như thoái hóa cột sống lưng, thoái hóa cột sống cổ, và thoát vị đĩa đệm.

>> Xem thêm: 7 chấn thương khi chơi cầu lông thường gặp và cách xử lý 

2. Các biện pháp phòng tránh chấn thương chơi cầu lông

Để tránh mắc phải những chấn thương và tận hưởng môn thể thao này theo cách tuyệt vời nhất, sau đây là các biện pháp phòng tránh chấn thương chơi cầu lông mà bạn có thể tham khảo:

2.1. Khởi động và làm nóng trước khi chơi cầu lông

Khi khởi động không kỹ, cơ bắp và khớp chưa được làm nóng, các gân, dây chằng chưa được giãn, dẫn đến nguy cơ bong gân, căng cơ, chuột rút cao.

  • Tầm quan trọng: Khởi động giúp tăng cường lưu thông máu, làm nóng cơ thể, chuẩn bị cơ bắp và khớp cho hoạt động thể thao, phòng tránh chấn thương chơi cầu lông.

  • Các bài tập giãn cơ: Bao gồm các động tác giãn cơ cổ, vai, lưng, đùi và cổ chân. Mỗi động tác khởi động từng bộ phận nên kéo dài ít nhất 30-60 giây.

Thực hiện bài khởi động và làm nóng trước khi chơi cầu lông

Thực hiện bài khởi động và làm nóng trước khi chơi cầu lông

2.2. Sử dụng trang thiết bị phù hợp khi chơi cầu lông

Sử dụng vợt quá nặng hoặc quá nhẹ, mang giày không vừa vặn hoặc không phù hợp với địa hình sân cầu đều có thể gây ra chấn thương.

  • Giày chơi cầu lông: Chọn giày có đế chống trượt, hỗ trợ tốt cho cổ chân và kích cỡ vừa vặn với kích thước chân.

  • Vợt cầu lông: Sử dụng vợt có trọng lượng, độ cân bằng và độ căng lưới phù hợp với khả năng và phong cách chơi.

  • Quần áo thể thao: Mặc quần áo thoải mái, thoáng mát, mềm và có độ co giãn tốt.

  • Sử dụng các dụng cụ, phụ kiện phòng chống chấn thương, bảo vệ các bộ phận cơ thể như băng cổ chân, vớ băng hỗ trợ cổ chân, bó cổ tay, khủy tay, băng cơ vai, đai lưng.

Mặc quần áo thoải mái giúp phòng tránh chấn thương chơi cầu lông

Mặc quần áo thoải mái giúp phòng tránh chấn thương chơi cầu lông

2.3. Áp dụng kỹ thuật chơi cầu lông đúng cách

Kỹ thuật đánh cầu lông không đúng có thể gây áp lực sai lên các khớp, dễ dẫn đến chấn thương vai, khuỷu tay, cổ tay,... Áp dụng kỹ thuật chơi cầu lông đúng cách để phòng tránh chấn thương chơi cầu lông.

  • Học và thực hành kỹ thuật chơi cầu lông bài bản: Đảm bảo bạn đã học đúng kỹ thuật từ các huấn luyện viên hoặc qua các khóa học uy tín.

  • Điều chỉnh tư thế và động tác: Giữ tư thế đúng khi đánh cầu và hạn chế các động tác mạnh gây căng thẳng cho các khớp và cơ bắp.

  • Không nên chơi quá sức hoặc tập luyện với cường độ cao ngay từ đầu. Thay vào đó hãy bắt đầu với cường độ nhẹ và tăng dần theo thời gian.

2.4. Rèn luyện tăng cường sức mạnh và độ bền

Rèn luyện sức mạnh và độ bền có tác dụng tăng tính dẻo dai, linh hoạt cho cơ thể:

  • Bài tập tăng cường cơ bắp: Tập trung vào các bài tập cơ chân, cơ tay và cơ lưng.

  • Tập luyện sức bền và linh hoạt: Bao gồm các bài tập cardio và các bài tập giãn cơ.

Rèn luyện tăng cường sức mạnh và độ bền bằng cách kết hợp các bài tập khác

Rèn luyện tăng cường sức mạnh và độ bền bằng cách kết hợp các bài tập khác

2.4. Áp dụng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý

Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi thiếu lành mạnh dẫn đến sức khỏe, sức bền cơ thể yếu hơn, dễ gây chấn thương hơn. Xây dựng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi khoa học giúp người chơi sở hữu cơ thể khỏe mạnh hơn

  • Chế độ ăn uống hợp lý: Cung cấp đủ protein, carbohydrate và chất béo lành mạnh. Bổ sung đủ nước, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

  • Thời gian nghỉ ngơi và phục hồi: Đảm bảo giấc ngủ đủ và có thời gian nghỉ ngơi giữa các buổi tập luyện.

2.5. Hạn chế các yếu tố khách quan gây bất lợi khi chơi cầu lông

  • Tránh không chơi cầu lông trong môi trường thi đấu không đảm bảo như mặt sân chơi trơn trượt, gồ ghề, thiếu ánh sáng hoặc có nhiều vật cản. Chơi cầu lông ở những nơi này có thể khiến người chơi dễ vấp ngã, va chạm và chấn thương.

  • Tránh chơi cầu lông trong điều kiện thời tiết quá nóng, quá lạnh hoặc khi trời mưa to bởi điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng tập trung của người chơi, dẫn đến nguy cơ chấn thương cao hơn.

Tránh chơi cầu lông trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt

Tránh chơi cầu lông trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt

3. Xử lý khi gặp chấn thương khi chơi cầu lông

Việc xử lý đúng cách và kịp thời khi gặp chấn thương sẽ giúp bạn giảm đau, hạn chế tổn thương và đẩy nhanh quá trình hồi phục cho cơ thể.

Bên cạnh cách phòng tránh chấn thương chơi cầu lông thì dưới đây là các bước xử lý khi gặp chấn thương khi chơi cầu lông:

  • Áp dụng phương pháp RICE (Rest - Nghỉ ngơi, Ice - Đá, Compression - Ép, Elevation - Nâng cao).

- Ngừng chơi trận cầu lông ngay lập tức: Khi cảm thấy đau nhức hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy ngừng chơi ngay lập tức. Việc tiếp tục vận động có thể khiến chấn thương nghiêm trọng thêm.

- Chườm đá: Chườm đá lạnh lên khu vực bị chấn thương trong 15-20 phút, mỗi lần cách nhau 2-3 giờ. Việc chườm đá giúp giảm đau, sưng tấy và hạn chế viêm nhiễm.

- Băng bó khu vực bị chấn thương bằng băng thun hoặc băng dán y tế. Băng bó cần vừa vặn, không quá chật để tránh cản trở lưu thông máu.

- Nâng cao vị trí chấn thương: Nếu chấn thương ở vị trí tay hoặc chân, hãy nâng cao vị trí đó cao hơn tim để giảm sưng tấy.

  • Đánh giá mức độ chấn thương: Quan sát và đánh giá mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Dựa vào đó, bạn có thể tự xử lý hoặc cần đến sự trợ giúp từ chuyên gia y tế.

  • Một số trường hợp cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức: đau nhức dữ dội, không thể chịu đựng được; sưng tấy nhiều; bầm tím lan rộng; biến dạng khớp; mất cảm giác hoặc yếu cơ; khó di chuyển; có tiếng lách tách khi vận động

  • Sử dụng thuốc giảm đau: Có thể sử dụng những thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau nhức.

Áp dụng phương pháp RICE khi gặp chấn thương chơi cầu lông

Áp dụng phương pháp RICE khi gặp chấn thương chơi cầu lông

  • Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể có thời gian phục hồi. Tránh vận động mạnh hoặc tham gia các hoạt động thể thao khác cho đến khi chấn thương hoàn toàn hồi phục.

  • Bổ sung dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là protein, vitamin và khoáng chất để hỗ trợ quá trình phục hồi.

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu chấn thương nghiêm trọng, có dấu hiệu gãy xương, bong gân, rách cơ,... cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh tình trạng nặng hơn hoặc để lại di chứng.

  • Lưu ý đối với những chấn thương chơi cầu lông:

- Không được tự ý massage, xoa bóp hoặc bẻ khớp khi gặp chấn thương.

- Không sử dụng các loại thuốc giảm đau hoặc chống viêm cần kê đơn khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về việc tập vật lý trị liệu hoặc các biện pháp điều trị khác.

Kết luận

Phòng tránh chấn thương chơi cầu lông không chỉ giúp bạn duy trì sức khỏe mà còn nâng cao hiệu suất, tận hưởng niềm vui khi chơi. Hãy luôn chú ý và thực hiện đúng cách để bảo vệ sức khỏe của mình. Thiên Trường Sport mong rằng những hướng dẫn trên sẽ giúp bạn tận hưởng cầu lông an toàn và hiệu quả.

Đọc thêm

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)

Ông Phạm Văn Hùng - Tổng Giám đốc Công ty Thể thao Thiên Trường với hơn 14 năm kinh nghiệm trong ngành thể thao, chuyên bán dụng cụ thể dục thể thao và thể hình chất lượng với giá tốt nhất tại Việt Nam. Với hệ thống 6 cửa hàng thể thao tại các thành phố Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nam Định & Đồng Nai sẵn sàng phục vụ khách hàng khắp mọi nơi.

Bình luận
0968650686

DANH SÁCH CỬA HÀNG THỂ THAO THIÊN TRƯỜNG

Thiên Trường tại Hà Nội

Hà Nội

  • 208B Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân
  • 0243 566 7337
  • 0983 080 786 - 0916 131 402
  • info@thethaothientruong.vn

Thiên Trường tại Tp Hồ Chí Minh

Tp. Hồ Chí Minh

  • 34 đường số 2 , Phường 11 , Quận 6
  • 0286 290 1232
  • 094 979 2525 - 0987 190 944
  • Hỗ trợ kỹ thuật: 0916 131 402

Thiên Trường tại Đà Nẵng

Đà Nẵng

  • 657 Trần Cao Vân, Quận Thanh Khê
  • 02363 622 777
  • 0944 086 000

Thiên Trường tại Nam Định

Nam Định

  • 522 Trần Hưng Đạo, P Lộc Vượng
  • 0987 883 956
  • Hỗ trợ kỹ thuật: 0916 131 402

Thiên Trường tại Hải Phòng

Hải Phòng

  • 238 Hàng Kênh, Quận Lê Chân
  • 0968 887 488
  • 079 438 5555
Để lại lời nhắn cho chúng tôi Zalo
Nhắn tin cho chúng tôi qua Facebook