Nhiều người chủ quan đối với bộ môn nhảy dây, nghĩ rằng nhảy thế nào cũng được, nên gặp những nguy cơ chấn thương, ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ trong quá trình tập. Do vậy, để bạn đọc nắm rõ thông tin và phòng ngừa những tai nạn không đáng có. Thiên Trường Sport sẽ chỉ cho bạn đọc tác hại của nhảy dây sai cách, cũng như nguyên tắc tập đúng. Cùng theo dõi bạn nhé!
1. Tác động của nhảy dây lên các nhóm cơ
Các bài tập nhảy dây, có sự tác động tới sự phát triển hệ thống cơ bắp và các cơ riêng lẻ:
- Tải lên cơ bắp chân, nằm ở vị trí sau của cẳng chân, chịu trách nhiệm bật nhảy. Khi nhảy dây, nhóm cơ này hoạt động tích cực nhất, chịu hơn 70% trọng lượng của cơ thể.
- Rèn luyện cơ mông, giúp cân đối phần trên và dưới của cơ thể, săn chắc và giảm mỡ thừa vùng này.
- Tác động đến cơ lưng, ổn định chuyển động của cơ thể và duy trì vị trí chính xác của cột sống.
- Tập cơ xiên dễ dàng, khi hoạt động thì chúng hoạt động như bộ ổn định, đảm nhận tổng 5% tải trọng.
- Luyện cơ tay, nhảy dây không ảnh hưởng đến khối lượng của bắp tay, cơ tam đầu, nhưng có xu hướng vận động hỗ trợ cho việc tập nhảy dây.
Tác động của nhảy dây lên các nhóm cơ
2. Nhảy dây có tác hại gì không?
Nếu như bạn tập luyện nhảy dây đúng, tác động đúng vào những nhóm cơ nêu trên, thì đem lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe như: đốt cháy mỡ thừa hỗ trợ giảm cân, tăng cường mật độ xương, cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng hiệu quả trí nhớ…
Quan tâm: Nhảy dây có tác dụng gì
Tuy nhiên, nếu như tập luyện sai cách, bạn có thể gặp một số tác hại của việc nhảy dây như:
2.1. Nhảy dây cường độ cao có nguy cơ bong gân
Với động tác nhảy dây, tác động chủ yếu vào cơ bắp chân sau, ở vị trí ngay sau cẳng chân. Và đây cũng chính là cơ quan chính tạo ra lực bật nhảy và chịu áp lực khi chạm đất.
Do vậy, vị trí này dễ gặp nguy cơ chấn thương nhất và thường gặp tình trạng bong gân khi tập luyện liên tục, quá sức và còn phụ thuộc vào cả trọng lượng của người tập.
2.2. Một số đối tượng không phù hợp để nhảy dây
Người cao tuổi, thường gặp các vấn đề về xương khớp như: loãng xương, thoái hóa cột sống… các bệnh lý về tim mạch, huyết áp... và các vấn đề liên quan khác về sức khỏe.
Bộ môn này đòi hỏi sự dẻo dai, lực bật nhảy, hoạt động nhanh và nhiều, nên sẽ không phù hợp với nhóm đối tượng này. Thậm chí, có thể gây ra những tác dụng phụ kể trên, nếu như vẫn cố gắng để tập.
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, cũng không nên nhảy dây, vì dễ gây ra tình trạng rối loạn chu kỳ kinh. Hay với phụ nữ mang thai, việc nhảy dây cũng gây ra nguy cơ sảy thai.
Đối tượng không phù hợp để nhảy dây
2.3. Nguy cơ đau chân, nguy cơ xương khớp
Khi bạn thực hiện sai tư thế, rất dễ bị trượt chân, té ngã, ảnh hưởng xấu đến xương khớp, nhất là vùng xương chân. Do vậy, bạn hãy kiểm tra kỹ khu vực tập luyện, chuẩn bị dây nhảy chắc chắn, có đồ bảo hộ cho đầu gối, khuỷu tay, và một giây giày thể thao êm ái, vừa vặn.
Trong suốt quá trình nhảy dây, bạn phải vận động liên tục, nếu như trong tình huống tập sai cách, thì đôi chân của bạn sẽ phải chịu ảnh hưởng tiêu cực rất nhiều. Một số vấn đề có thể kể ra là: bong gân, trật khớp, té ngã…
2.4. Dễ mất nước
Thực hiện động tác nhảy dây trong thời gian dài, khiến cơ thể mất nhiều sức, quá trình thoát mồ hôi cũng nhiều hơn, mất nước cũng nhiều hơn. Việc nhảy dây quá sức, không kịp thời bù nước dễ gây ra tình trạng mệt mỏi, háo nước, nguy cơ bị ngất xỉu.
2.5. Bắp chân to
Việc nhảy dây sai kỹ thuật, còn dẫn tới việc mất thẩm mỹ của đôi chân. Khi bạn thực hiện liên tục với kỹ thuật không đúng, không những không cải thiện được vóc dáng, mà còn có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nói chung.
Bắp chân to, trở thành trở ngại đối với bạn gái khi diện những chiếc quần ôm sát, váy ngắn.
2.6. Gây hại cho tim mạch
Tác hại của nhảy dây không đúng, cường độ tập luyện không phù hợp, là nguy cơ không tốt cho sức khỏe tim mạch. Nhảy dây đòi hỏi nhiều áp lực lên tim, cũng như toàn bộ hệ thống tim mạch. Do vậy, những người có bệnh lý về tim mạch, nên cân nhắc trước khi có ý định tập luyện với bộ môn này.
Tìm hiểu thêm: Nhảy dây có giảm mỡ bụng không
Nhảy dây sai cách có thể ảnh hưởng hệ tim mạch
3. Nguyên tắc nhảy dây đúng
Nhằm hạn chế việc nhảy dây sai kỹ thuật, gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, bạn đọc cần nắm được một số nguyên tắc trong tập luyện như sau:
- Trước khi vào tập, hãy khởi động làm nóng cơ thể, điều này giúp cho cơ thể thích nghi, tránh được những chấn thương trong quá trình nhảy dây.
- Thời gian đầu, có thể tập ở cường độ, tần suất thấp. Sau khi đã quen dần, hãy nâng dần sức tập, để tăng hiệu quả của bài tập nhảy dây.
- Không tập luyện cường độ cao liên tục trong 10 phút, ngay khi mới bắt đầu.
- Trong quá trình nhảy dây, hãy bổ sung nước, để cơ thể tránh bị tình trạng mất nước thời gian dài.
- Tần suất tập luyện nên từ 3-4 lần/tuần.
- Bên cạnh việc nhảy dây, bạn có thể kết hợp với một số bộ môn khác như: yoga, cardio, aerobic... để tăng cường hiệu quả vận động.
Xem thêm: Nhảy dây 1000 cái giảm bao nhiêu Calo
Nguyên tắc nhảy dây đúng
4. 3 bài tập nhảy dây giảm mỡ hiệu quả
Thiên Trường Sport sẽ hướng dẫn bạn đọc 3 bài tập giảm mỡ bằng nhảy dây hiệu quả như sau:
4.1. Nhảy hai chân
Nhảy hai chân là bài tập nhảy dây cơ bản nhất, cũng như là một cách khởi động để bước vào những kỹ thuật nhảy dây khó và phức tạp hơn.
Các động tác nhảy dây nhịp nhàng, hay chân cùng nâng và cùng hạ, đôi tay nắm lấy trục dây và quay đều liên tục, nhịp nhàng cùng chân.
Nhảy hai chân
4.2. Nhảy xoay eo
Đây là bài tập kết hợp giữa việc nhảy dây và vặn mình sang hai bên, động tác này có khả năng tác động mạnh mẽ đến vùng đùi và eo. Thực hiện bài tập này thường xuyên, giúp săn chắc vùng cơ đùi, giảm mỡ vòng 2 hiệu quả.
Nhảy xoay eo
4.3. Nhảy chạy bộ
Bài tập này đòi hỏi sự vận động linh hoạt của đôi chân, và nhịp nâng dây của hai tay. Động tác giúp cho đôi chân linh hoạt hơn, hỗ trợ giảm mỡ đùi, săn chắc vùng mông.
Nhảy chạy bộ
5. Tổng kết
Trên đây Thiên Trường Sport đã liệt kê cho bạn đọc những tác hại của nhảy dây sai cách, một số nguyên tắc trong nhảy dây, cũng như gợi ý bài tập nhảy dây hiệu quả. Hy vọng bài viết đã đem lại cho bạn đọc những kiến thức hữu ích về bộ môn nhảy dây, để từ đó biết áp dụng đúng cách, áp dụng hiệu quả để giảm cân, giảm mỡ hiệu quả, săn chắc và gọn gàng hơn.
Đọc thêm ▾