Bóng rổ với nhiều lợi ích tuyệt vời như giúp phát triển chiều cao, tăng sự dẻo dai và hệ miễn dịch… Do đó, không khó hiểu khi môn thể thao này được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con em mình tham gia. Tuy nhiên, trẻ em chơi bóng rổ ở độ tuổi nào phù hợp? Cùng Thiên Trường Sport giải đáp dưới đây.
1. Trẻ em chơi bóng rổ ở độ tuổi nào hiệu quả nhất?
Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, độ tuổi phù hợp nhất để trẻ em bắt đầu chơi bóng rổ là khoảng 5 - 6 tuổi. Đây là độ tuổi mà cơ thể và hệ xương của trẻ em đã đủ cứng cáp và hệ miễn dịch cũng đã hoàn thiện nên các bé hoàn toàn có thể đáp ứng được các hoạt động thể chất như chạy, bật cao, nhảy hay ném bóng…
Khi 6 tuổi, bạn nên cho con bắt đầu học các kỹ thuật và luật bóng rổ cơ bản. Sau đó, từ 7 - 9 tuổi thì có thể bắt đầu chuyển sang những kỹ thuật phức tạp hơn. Ở giai đoạn này, các bé thường khá hiếu động, sẵn sàng chơi cùng bạn bè giúp phát triển tinh thần đoàn kết và cải thiện chiều cao hiệu quả.
Tuy nhiên, trước khi bắt đầu cho trẻ chơi bóng rổ, phụ huynh nên cho bé làm quen trước với quả bóng rổ thông qua một vài kỹ thuật cơ bản như bắt bóng, tung hoặc ném bóng. Chú ý, mọi hoạt động của trẻ đều cần có sự giám sát của người lớn.
Trẻ em chơi bóng rổ giúp tăng chiều cao hiệu quả
2. Lợi ích khi chơi bóng rổ cho trẻ em
Chơi bóng rổ đem lại rất nhiều lợi ích cho trẻ em, giúp phát triển toàn diện về mặt thể chất như:
- Phát triển hệ xương: Các động tác bật nhảy trong bóng rổ giúp cải thiện sức mạnh xương và tăng chiều cao ở trẻ nhỏ. Điều này đặc hiệu hiệu quả khi bạn cho các bé tập chơi bóng rổ trong giải đoạn cơ thể đang phát triển.
- Tăng tính kỷ luật: Khi chơi bóng rổ, trẻ em sẽ phải tuân thủ các quy định theo đúng luật, giúp rèn luyện tính kỷ luật và sự tự giác.
- Cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức khỏe tim mạch và sức đề kháng.
- Phát triển khả năng quan sát, tăng tốc độ phản xạ và ra quyết định.
- Phát triển nhiều kỹ năng mềm khác như làm việc nhóm, phối hợp với đồng đội, giao tiếp…
Chơi bóng rổ giúp cải thiện hệ miễn dịch và sức đề kháng
3. Lưu ý những gì cho trẻ em khi chơi bóng rổ?
Để đảm bảo an toàn cho trẻ em khi chơi bóng rổ, phụ huynh cần lưu ý một vài vấn đề quan trọng sau đây:
- Nạp đủ năng lượng cho trẻ trước khi chơi bởi bóng rổ yêu cầu bé phải vận động rất nhiều. Do đó, hãy chuẩn bị các bữa ăn nhẹ cho con.
- Chuẩn bị một đôi giày êm ái, vừa chân và quần áo thoải mái.
- Lựa chọn quả bóng rổ, cột rổ, sân chơi có kích thước phù hợp với chiều cao và độ tuổi cho trẻ em.
- Bắt đầu tập luyện từ các kỹ thuật ném đơn giản nhất như cầm bóng, ném bóng và bật nhảy. Đảm bảo trẻ hiểu và thực hiện động tác đúng kỹ thuật ngay từ bước đầu tiên.
- Luôn đeo đủ các đồ bảo hộ và giám sát khi trẻ em chơi bóng rổ.
- Cho bé được tập luyện đều đặn thường xuyên và kết hợp nghỉ ngơi hợp lý.
- Cổ vũ và khích lệ bé, khuyến khích trẻ chơi bóng rổ cùng bạn bè để có thể phát triển nhiều kỹ năng mềm khác.
- Tạo cơ hội để trẻ có thể tham gia các hoạt động thể thao hoặc trận đấu bóng nhằm giúp bé được cọ xát thực tế và tiến bộ nhanh hơn.
Chuẩn bị trang phục chơi bóng rổ thoải mái cho trẻ em
4. Gợi ý một số bài tập bóng rổ đơn giản cho trẻ em
Sau đây là tổng hợp những bài tập bóng rổ cơ bản mà trẻ em có thể luyện tập khi mới bắt đầu chơi:
4.1. Đập bóng
- Đập bóng bằng một tay: Vào tư thế chuẩn bị với một chân trước và một chân sau. Dùng một tay đập quả bóng xuống sàn liên tục theo nhịp. Bài tập này sẽ giúp trẻ cải thiện sự linh hoạt và sức mạnh của đôi tay.
- Đập bóng hình chữ V: Hai chân đứng rộng ngang vai, đập quả bóng xuống sàn trước mặt rồi vung tay lên cao đập bóng sang phía bên kia. Động tác này sẽ giúp tăng khả năng phối hợp của cơ thể.
Tập luyện kỹ thuật đập bóng cho trẻ em
4.2. Nhồi bóng
- Nhồi bóng tại chỗ: Giữ quả bóng rổ bằng cả hai tay, sau đó nhún người lên xuống và kết hợp bật bóng xuống sàn. Thực hiện bài tập này sẽ giúp trẻ có thể điều khiển bóng tốt hơn.
- Nhồi bóng di chuyển: Kết hợp động tác nhồi bóng và di chuyển quanh sân để rèn luyện sự linh hoạt khi phối hợp tay chân. Chú ý, giữ thăng bằng cơ thể và đầu gối khuỵu nhẹ.
Kỹ thuật nhồi bóng di chuyển giúp tăng khả năng phối hợp tay chân
4.3. Dẫn bóng
- Dẫn bóng tại chỗ: Kết hợp nhồi bóng và di chuyển chân theo nhiều hướng khác nhau.
- Dẫn bóng di chuyển: Kết hợp dẫn bóng và di chuyển quanh sân. Trong quá trình dẫn bóng, hãy hướng dẫn trẻ cách quan sát và đổi hướng di chuyển khi cần.
4.4. Chặn người hoặc cướp bóng
- Chặn người: Dùng thân người hoặc tay để ngăn đối thủ nhận bóng hoặc di chuyển.
- Cướp bóng: Di chuyển theo cầu thủ đang cầm bóng và dùng tay để đoạt quả bóng từ họ.
Chặn và cướp bóng và các kỹ thuật phòng thủ quan trọng
Lời kết
Có thể thấy, chơi bóng rổ đem lại rất nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ, giúp phát triển thể chân và nhiều kỹ năng khác. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp rõ ràng câu hỏi nên cho trẻ em chơi bóng rổ ở độ tuổi nào và có lựa chọn phù hợp. Đừng quên theo dõi mục Tin Tức tại thethaothientruong.vn để không bỏ lỡ bất kỳ nội dung thú vị nào.
>> Xem thêm: Top 8 trung tâm dạy bóng rổ TPHCM chất lượng tốt nhất
Đọc thêm ▾