Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về sản lượng tiêu thụ mì tôm. Chứa nhiều thành phần trong một gói mì ăn liền, bởi vậy rất nhiều người băn khoăn liệu ăn mì tôm có béo không và 1 gói mì bao nhiêu calo. Hãy cùng điểm qua thông tin trình bày dưới đây để giải đáp thắc mắc của bạn.
1. 1 gói mì bao nhiêu calo?
Bởi tính tiện lợi và hương vị dễ ăn mà mì tôm được rất nhiều người yêu thích. Mì tôm của các hãng mì hiện có tại thị trường Việt Nam có khối lượng tịnh dao động từ 65 - 100g, thông thường trung bình là 75g.
Một gói mì bao nhiêu calo? Lượng calo mỗi gói mì cung cấp hàm lượng dinh dưỡng vào khoảng 350 calo. Năng lượng này tương đương với 15 - 17% nhu cầu calo ở người trưởng thành.
1 gói mì bao nhiêu calo?
Lượng calo bao gồm của mì tôm gồm 2 phần chính là phần mì và phần gia vị. Lấy ví dụ với mì tôm Hảo Hảo, giá trị dinh dưỡng của gói mì 75g này chủ yếu gồm các chất:
- Chất bột đường: 51,4g
- Chất béo: 13g
- Chất đạm: 6,9g
Còn với gói mì tôm Omachi trọng lượng 80g, năng lượng được hấp thu vào cơ thể khoảng 367,2 calo. Trong đó chất đạm là 7,6g, carbohydrate 48,2g và chất béo là 16g.
Với các thành phần trên, mì tôm được đánh giá là đồ ăn liền khá nghèo dinh dưỡng. Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng không nên ăn nhiều mì tôm. Vitamin, chất xơ và các khoáng chất trong các loại mì tôm hầu như không được tìm thấy.
>> Xem thêm: Ăn miến có béo không
2. Ăn mì tôm sống có béo không?
Đối với mì ăn liền, các nguyên liệu để sản xuất 1 vắt mì tôm sống sẽ gồm bột mì, dầu thực vật, chất điều vị, muối, chất tạo màu tự nhiên, bột nghệ,... hoặc có thể thêm tinh bột khoai tây, dầu cọ tùy loại.
Ăn mì tôm sống có béo không?
Trong quy trình sản xuất mì tôm, các hãng thường sẽ thực hiện bước chiên qua dầu sau đó mới sấy khô. Bởi vậy mà chất béo trong dầu thực vật đã được ngấm hoàn toàn vào trong gói mì. Những người hay ăn mì tôm sống cũng có nguy cơ bị tăng cân cao hơn theo hướng có hại. Hơn nữa, chất béo bão hòa trong mì tôm rất khó tiêu hóa, tác động rất nhiều đến sức khỏe.
3. Ăn mì tôm đêm có béo không?
Đêm là khoảng thời thời gian cơ thể cần được nghỉ ngơi, hệ tiêu hóa có xu hướng hoạt động chuyển hóa các chất chậm lại. Nếu bạn lựa chọn ăn mì tôm đêm, tình trạng đầy bụng, khó tiêu hóa sẽ diễn ra. Năng lượng dư thừa sẽ chuyển hóa thành chất béo và tồn tại dưới dạng mỡ thừa, nếu ăn đêm bằng mì tôm thời gian dài, nguy cơ mắc béo phì rất cao.
Ăn mì tôm đêm có béo không?
Bạn cũng sẽ không thể ngủ ngon khi dạ dày vẫn còn đang làm việc. Đồng hồ sinh học rối loạn dẫn đến rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi nhanh hơn.
4. Ăn mì tôm có mập không?
Biết ăn mì tôm đúng cách, bạn sẽ không lo sợ nguy cơ bị béo phì. Tuy nhiên nếu ăn không có kiểm soát, ăn mì tôm gây béo là điều khó có thể tránh khỏi. Đặc biệt là khi ăn mì tôm, bạn sẽ thường có thói quen dùng thêm một số thực phẩm nhiều năng lượng, đồ ăn nhanh như thịt, tôm, xúc xích, thịt,... Lượng đạm vượt quá mức khuyến cáo cũng là nguyên nhân gây tăng cân.
Một gói mì tôm có thể cung cấp năng lượng lên đến gần 500 calo, bằng ⅕ - ¼ calo mỗi người cần hàng ngày. Giá trị dinh dưỡng lại còn có hại và làm cho cơ thể dễ tích tụ mỡ hơn. Đặc biệt là những người trẻ tuổi, công việc/học tập bận rộn càng làm cho sản lượng tiêu thụ thức ăn nhanh như mì gói tăng lên rất cao. Tần suất ăn mì thậm chí dày đặc trong tuần, cân nặng lại càng khó duy trì ở mức ổn định.
Ăn mì tôm có béo không?
Đối với thắc mắc ăn mì tôm có béo không, điều này phụ thuộc hoàn toàn vào thời điểm, lượng mì tôm bạn đã ăn cùng các thực phẩm khác trong ngày. Nhu cầu năng lượng cần cung cấp cho người trưởng thành mỗi ngày trung bình là 2000 calo. Bạn nên cân đối và phân bổ lượng thức ăn phù hợp cho từng bữa là có thể kiểm soát được cân nặng của mình dễ dàng hơn.
5. Ăn mì tôm có tốt không?
Lượng carbohydrate chứa trong mỗi gói mì tôm có thể khiến chất béo và protein trong cơ thể bạn tăng lên lần lượt 33,7% và 10,7%. Tuy giá trị dinh dưỡng không cao, nhưng chất béo chứa trong mì tôm lại là chất béo bão hòa, tinh bột và muối. Cụ thể, chất béo bão hòa được xếp vào loại chất béo xấu, làm rối loạn mỡ máu và tăng cholesterol xấu. Không những không có dinh dưỡng lại làm cho mỡ thừa tích tụ nhiều hơn.
Ăn mì tôm nhiều có tốt không?
6. Tác hại khi ăn mì tôm quá nhiều
Nếu bạn ăn mì quá thường xuyên và không đúng giờ giấc, dễ dẫn đến hiện tượng bỏ bữa chính. Đặc biệt nếu không bổ sung thêm dưỡng chất từ các thực phẩm khác, điều này sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện một số tác hại sau:
- Dạ dày và hệ tiêu hóa bị tăng gánh nặng và áp lực, dễ làm cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu hóa, đau và viêm loét dạ dày. Đặc biệt đối với trẻ em, ăn mì tôm nhiều còn dẫn đến chứng bệnh biếng ăn.
- Nóng trong người và nổi mụn do tốn nhiều năng lượng để chuyển hóa chất bột đường, chất béo và chất đạm.
- Tăng nguy cơ xuất hiện các bệnh: cao huyết áp, tim mạch, đột quỵ, xơ vữa động mạch.
- Chất béo trong mì tôm chủ yếu tồn tại dưới dạng axit béo, tạo gánh nặng cho dạ dày, xuất hiện triệu chứng đầy hơi, khó tiêu hóa.
- Chất cải thiện mùi thức ăn phosphate làm thiếu canxi, dễ bị loãng xương, men răng yếu.
- Cơ thể lão hóa nhanh, nguy cơ ung thư do nạp quá nhiều chất chống oxy hóa từ mì tôm làm rối loạn hệ nội tiết.
Ăn mì tôm nhiều ảnh hưởng đến dạ dày
- Ảnh hưởng tiêu cực đến thận, gây sỏi thận: Mì tôm khá mặn và chứa nhiều muối. Ăn mặn làm cho thận phải nạp nhiều nước hơn, hoạt động nhiều hơn để lọc máu. Canxi và natri tích tụ trong nước tiểu dần lắng đọng thành sỏi thận.
- Gây ung thư: Chất tạo màu, chất béo bão hòa, muối… trong mì tôm khi ăn quá nhiều dễ lưu lại trong đại tràng, gây ung thư trực tràng.
7. Gợi ý cách ăn mì tôm không béo đúng cách và hiệu quả
Dưới đây là các cách ăn mì tôm giảm cân hiệu quả bạn nên áp dụng đảm bảo an toàn và thân hình vẫn giữ được sự cân đối:
- Khi chế biến mì tôm nên cho thêm rau xanh và các thực phẩm lành mạnh khác như thịt, trứng để đảm bảo cân bằng hàm lượng dinh dưỡng.
- Để hạn chế nạp vào cơ thể những chất không tốt cho sức khỏe, bạn có thể không dùng dầu mỡ và gói súp ở mì tôm, thay vào đó sử dụng gia vị thường dùng để nấu ăn hàng ngày thay thế.
- Tấn suất ăn mì tôm: Tối đa 1 - 2 gói mì/tuần, các lần ăn cách nhau vài ngày.
- Không nên ăn mì vào buổi tối hoặc đêm, nên trần qua mì trước khi chế biến để giảm bớt lớp màng tạo màu.
Cách ăn mì tôm không béo hiệu quả
- Khi ăn mì tôm nên cho thêm rau xanh để bổ sung chất xơ và omega 3, giảm cholesterol và carbohydrate. Các thực phẩm chứa đạm như thịt, xúc xích nên cho khoảng 30g chất đạm là được.
- Nấu mì sẽ đỡ có hại cho sức khỏe hơn so với úp mì. Khi úp mì tôm, chất béo bão hóa cùng các chất độc hại khác sẽ có hàm lượng cao hơn so với khi nấu.
Trên đây là kiến thức về ăn mì tôm có béo không và tác hại khi ăn mì tôm mà Thiên Trường Sport đã tìm hiểu được. Ăn nhiều mì tôm, cơ thể bạn vừa thiếu dinh dưỡng, bị tăng cân không lành mạnh lại tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng. Mong rằng với những thông tin hữu ích trên, bạn sẽ điều chỉnh được chế độ ăn hợp lý, đảm bảo sức khỏe tốt nhất!
Đọc thêm ▾