Tương tự rất nhiều môn thể thao khác, những người mới tập dễ mắc phải các lỗi thường gặp khi bơi sải. Hãy cùng Thiên Trường Sport diện các lỗi này để tập luyện đúng cách, mang lại hiệu quả tối đa bạn nhé.
Tránh mắc phải các lỗi thường gặp khi bơi sải dưới đây sẽ giúp bạn bơi nhanh và lâu hơn, nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe, vóc dáng… Hy vọng bạn biết cách điều chỉnh sau khi nhận diện các lỗi này, từ đó rút ngắn thời gian học bơi. Đây chắc chắn sẽ là thông tin hữu ích với các tín đồ bơi lội nói chung, bơi sải nói riêng.
1. Những lỗi thường gặp khi bơi sải
Nếu sở hữu thể lực tốt nhưng chỉ bơi được quãng đường ngắn, rất có thể bạn đã mắc phải các lỗi dưới đây, hãy cùng xem nhé:
1.1. Nhô đầu quá cao khi bơi
Đây là lỗi cơ bản và có xu hướng lặp lại ở rất nhiều người trong 5 lỗi thường gặp khi bơi sải. Với các đối tượng mới học bơi, do chưa thành thạo kỹ thuật hít thở dưới nước, thêm vào đó thường có tâm lý sợ bị sặc nước nên hay nhô cao đầu khỏi mặt nước để hít thở. Tuy nhiên điều này không những không giúp bạn thở tốt hơn mà còn khiến tốc độ bơi bị suy giảm do lực cản của nước lớn.
- Khắc phục: Cố gắng điều chỉnh tầm nhìn của mắt thẳng đáy bể bơi, đồng thời khi lấy hơi bạn chỉ nghiêng đầu, xoay mặt sang một bên.
Nhô đầu quá cao sẽ làm giảm tốc độ bơi
>> Chia Sẻ: Kỹ thuật bơi sải đúng cách cho người mới
1.2. Khuỷu tay đặt thấp, sâu trong nước
Một số người thường có thói quen dùng cả cánh tay để quạt nước khiến khuỷu tay thấp và vào sâu. Mắc phải lỗi này tay bạn sẽ nhanh mỏi hơn do tốn nhiều sức.
- Khắc phục: Bạn nên sử dụng ngón tay và khuỷu tay để quạt nước một cách uyển chuyển nhẹ nhàng hơn thay vì dùng cả cánh tay. Sau đó gập khuỷu tay để ôm nước vào bằng đoạn từ đầu ngón tay, bàn tay và khuỷu tay.
Khuỷu tay thấp và sâu sẽ khiến bạn nhanh mỏi
1.3. Không nghiêng người
Khi mắc lỗi này, bụng người bơi luôn hướng xuống đáy bể, người không xoay nhẹ luân phiên theo nhịp tay sải. Trên thực tế, không nghiêng người khi bơi dễ gây chấn thương dây chằng, vai, bong gân,…
- Khắc phục: Đảm bảo luôn nghiêng người luân phiên theo nhịp quạt nước của tay. Cho đến khi cảm nhận một bên vai nổi lên mặt nước trong quá trình bơi đồng nghĩa với việc bạn đã tập nghiêng người thành công.
1.4. Gập gối nhiều lần trong khi đá chân
Gập gối nhiều lần trong khi bơi sải sẽ khiến cơ thể không di chuyển nhanh được trên mặt nước, từ đó tạo lực cản lớn hơn làm người bơi tốn sức hơn. Hơn nữa, khi bơi sải nếu gập gối quá nhiều lần làm cho chân nhanh mỏi, do đó bạn không bơi xa và lâu được.
- Khắc phục: Nên sử dụng chân vịt để luyện tập với chân giữ thẳng, dùng lực từ hông thực hiện cú đá chân thật nhẹ và nhanh.
1.5. Quạt tay ngắn, không chạm hông khiến bạn nhanh mất sức
Thực hiện động tác quạt tay từ phía trước ra sau một cách nhanh chóng, mạnh mẽ và quạt rộng cho đến khi chạm đùi sẽ giúp bạn bơi nhanh và ít tốn sức hơn. Tuy nhiên trên thực tế, khi mới học bơi sải một số người thường chỉ quạt tay nửa chừng rồi thôi, do đó phải quạt tay nhiều lần nên không thể bơi xa được.
- Khắc phục: Luyện tập kỹ thuật quạt tay cho đúng nhịp.
Lỗi quạt tay ngắn, không chạm hông khiến bạn nhanh mất sức
2. lưu ý giúp bạn học bơi sải nhanh, hiệu quả, không mất sức.
Để bơi đúng kỹ thuật chuẩn và tránh các lỗi khi bơi sải nói trên, bạn phải biết phối hợp giữa các động tác tay, chân với nhịp thở của mình.
2.1. Cách hít thở đúng
- Về thời gian: Hít vào bằng miệng khoảng 1s đồng thời thở ra bằng mũi và miệng trong 3s.
- Về tư thế của đầu: Xoay nhẹ đầu lần lượt sang bên phải và trái. Lưu ý không nhấc đầu khỏi mặt nước để tránh sai tư thế.
- Hít vào khi tay thực hiện động tác trả về cùng với bên xoay đầu.
- Thở ra khi kéo nước và vào nước.
Hít thở đúng cách khi bơi sẽ giúp bạn bơi được lâu, không tốn sức
>> Xem thêm: Cách bơi sải không mệt chia sẻ bởi HLV và VĐV chuyên nghiệp
2.2. Động tác phối hợp tay - chân - đầu
Ngoài yếu tố chuẩn kỹ thuật, nếu muốn kết hợp đẩy nhanh tốc độ học bơi sải thì bạn có thể tham khảo những lưu ý sau:
❖ Về tư thế cơ thể:
- Mặt luôn nhìn xuống đáy hồ bơi theo phương thẳng đứng.
- Đảm bảo mắt vuông góc với đáy hồ.
❖ Động tác quạt tay:
- Các đầu ngón tay chụm lại tương tự như hình bông sen.
- Để cùi chỏ hơi nhô cao không đáng kể so với mặt hồ.
- Khi bắt đầu đè nước, để cổ tay hơi co trước.
❖ Động tác đạp chân:
- Đạp chân nhịp nhàng, đều đặn, tránh đạp quá mạnh dễ khiến bạn mất sức và có thể dẫn tới tình trạng chuột rút.
- Tăng dần tốc độ đạp chân để cơ thể có thể làm quen với lực cản của nước.
❖ Động tác lấy hơi và ngoi đầu:
- Luôn giữ đầu ngang với mặt nước. Tránh ngoi đầu khỏi mặt nước sẽ làm tăng sức cản của nước. Đầu nên ngoi theo hướng thuận tay của mỗi người.
- Khi tay không thuận chìm xuống dưới mặt nước lấy hơi, đầu và người nghiêng 1 góc 45 độ so với mặt nước.
Phối hợp động tác cơ thể đúng khi bơi sải giúp bạn bơi nhanh hơn
2.3. Chọn bể bơi phù hợp
Ngoài yếu tố kỹ thuật, việc lựa chọn bể bơi hoặc vị trí học bơi cũng rất quan trọng:
- Nên chọn bể có kích thước và độ sâu phù hợp, đặc biệt với các đối tượng là trẻ em nên chọn bể có độ sâu dành riêng cho trẻ.
- Chất lượng nước cần đảm bảo vệ sinh, tránh gây hiện tượng dị ứng nước hồ bơi.
- Nếu đi bơi tại bể nên lựa chọn những bể có nhân viên cứu hộ. Trong trường hợp tập bơi tại ao, hồ, sông, suối phải có người biết bơi đi cùng và chuẩn bị phao bơi.
Tổng kết
Bơi sải không khó nhưng nếu không tập luyện đúng kỹ thuật ngay từ đầu thì bạn sẽ dễ mắc phải các lỗi thường gặp khi bơi sải nói trên. Các lỗi này không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ bơi của bạn đồng thời còn tiêu tốn nhiều sức lực. Để thành thạo kỹ thuật bơi là cả quá trình học tập và rèn luyện, vì thế các bạn hãy kiên trì để đạt được hiệu quả cao nhất với bộ môn này nhé. Xin chào và hẹn gặp lại!
Đọc thêm ▾