Làn da bị tổn thương do mụn không chỉ gây mất thẩm mỹ, đau đớn mà còn khiến chúng ta kém tự tin, vậy chăm sóc da mụn như thế nào? Đây cũng là một trong những chủ đề thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu nguyên tắc và các bước chăm sóc da dầu mụn hàng ngày trong bài viết hôm nay của chúng tôi!
Chăm sóc da mụn là quy trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, đầu tư nhiều thời gian, công sức, tiền bạc. Trên thực tế làn da thâm mụn trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người, nhất là các bạn trẻ. Nếu bạn chăm sóc không đúng cách thì rất có thể tình trạng mụn còn nghiêm trọng hơn.
1. Đặc điểm của làn da mụn
Có rất nhiều nguyên nhân khiến da bị mụn, trong đó phổ biến nhất là do sự tích tụ bã nhờn cùng bụi bẩn từ môi trường và tế bào da chết trong lỗ chân lông gây viêm sưng. Da dầu thường dễ bị mụn nhất và quá trình điều trị cũng khá khó khăn. Tuy nhiên nếu chăm sóc sai cách, tình trạng mụn vẫn có thể xảy ra với bất kể loại da nào, đi kèm với nó còn có vết thâm, sẹo mụn, nám,…
Da mụn gây cảm giác tự tin đau đớn
Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng có thể khiến da bị mụn, đặc biệt là chế độ ăn uống, sinh hoạt bất hợp lý. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự hoạt động của bã nhờn mà còn tác động xấu đến sức khỏe làn da.
Quy trình chăm sóc da mụn rất quan trọng, bạn cần nắm vững một số nguyên tắc cũng như các bước skincare cơ bản. Điều này không đơn thuần chỉ bao gồm việc rửa mặt bằng sữa rửa mặt hay sử dụng kem trị mụn.
>> Xem thêm: Các bước chăm sóc da ban đêm chị em nên biết
2. Nguyên tắc chăm sóc da mụn
Để quá trình điều trị mụn mang lại hiệu quả cao, ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định của bác sĩ Da Liễu thì bạn cần nắm vững một số nguyên tắc chăm sóc da dầu nói chung và da dầu mụn nói riêng:
2.1. Rửa mặt với sữa rửa mặt dành riêng cho da mụn
Cho dù bạn áp dụng cách chăm sóc da mụn nào đi chăng nữa cũng đều nên chọn loại sữa rửa mặt phù hợp. Theo đó cần ưu tiên các sản phẩm có chứa các thành phần như acid salicylic, benzoyl peroxide để làm sạch vết loét của mụn trứng cá.
Trong suốt quá trình vệ sinh da, bạn cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn hoặc gây ra sẹo.
Tốt hơn hết nên rửa tay thật sạch, không sử dụng các dụng cụ hay vật liệu chà xát sẽ gia tăng vết loét mụn trứng cá, khiến da mặt tổn thương nghiêm trọng.
Rửa mặt nhẹ nhàng tránh làm tổn thương da
2.2. Không sờ tay lên mặt hoặc tự ý nặn mụn
Trên tay chúng ta có rất nhiều vi khuẩn không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Thói quen chạm tay lên mặt sẽ khiến chúng lây sang da mặt và gây mụn hoặc khiến tình trạng mụn nặng hơn.
Tự ý nặn mụn có thể gây thương tổn nghiêm trọng cho da. Việc sử dụng các dụng cụ không được khử trùng tốt sẽ dẫn đến nhiễm trùng cục bộ, các nốt mụn sưng viêm nghiêm trọng. Nếu bạn nặn mụn bằng tay làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập gây mủ và có thể tăng diện tích vùng da nổi mụn.
2.3. Sử dụng kem dưỡng ẩm, nước cân bằng da
Kem dưỡng ẩm dành cho da dầu mụn và nước cân bằng cần chọn loại dịu nhẹ, không quá nhờn dính và thẩm thấu nhanh vào da. Bạn không nên bỏ qua kem dưỡng bởi da tổn thương do mụn nên càng cần dưỡng ẩm hơn, nhất là khi sử dụng các sản phẩm đặc trị thường khiến da bị khô, bong tróc, ửng đỏ hay đau rát.
Nước cân bằng (toner) sẽ giúp các sản phẩm trị mụn đạt hiệu quả cao hơn nhờ cân bằng độ pH của da. Đồng thời, những bụi bẩn, dầu nhờn còn sót lại cũng được làm sạch và cấp ẩm tạm thời cho làn da. Bạn nên ưu tiên sản phẩm không chứa cồn để tránh gây kích ứng.
Kem dưỡng ẩm giúp làm dịu da
>> Xem thêm: Xịt khoáng có tác dụng gì? Cách sử dụng xịt khoáng đúng cách
2.4. Hạn chế tối đa việc trang điểm
Trang điểm trong thời gian dài hoặc sử dụng quá nhiều mỹ phẩm cùng lúc sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Từ đó mồ hôi không thoát ra khỏi bề mặt da, dẫn đến bít tắc lỗ chân lông. Bên cạnh đó các mảnh vụn và vi khuẩn cũng bị “mắc kẹt” sẽ gây ra mụn trứng cá.
2.5. Sử dụng kem chống nắng không làm tắc nghẽn lỗ chân lông
Các bước dưỡng da mụn chắc chắn không thể thiếu kem chống nắng với chỉ số SPF. Tuy nhiên ở một số loại kem chống nắng nó có thể gây kích ứng khiến mụn phát triển. Vì vậy, bạn nên lựa chọn sản phẩm dành riêng cho da bị mụn nhưng vẫn có thể bảo vệ da với chỉ số SPF phù hợp mà không làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
2.6. Xây dựng chế độ ăn hợp lý
Những thực phẩm có khả năng làm tăng đột biến insulin là yếu tố dẫn đến viêm và bùng phát mụn. Các nghiên cứu cho thấy, rau lá xanh, trái cây hay các loại quả chứa chất chống oxy hóa cao sẽ giúp cải thiện sức khỏe da, đặc biệt là những người bị mụn trứng cá.
Bên cạnh đó, khi bị mụn bạn nên hạn chế một số sản phẩm như sữa, bánh kẹo, đồ nhiều dầu mỡ...Các thực phẩm này có thể làm tình trạng mụn trầm trọng hơn.
Đồ cay nóng chính là tác nhân gây mụn
2.7. Uống đủ nước
Khi cơ thể được cung cấp đủ lượng nước thì làn da sẽ được thanh lọc, loại bỏ bớt độc tố và hạn chế mụn. Không những thế, uống đủ nước còn góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể.
Tuy nhiên, những người bị mụn nên uống nước lọc, hạn chế tối đa việc sử dụng các loại đồ uống có chứa đường như soda, cà phê, coca cola.
2.8. Ngủ đủ giấc, đúng giờ
Thức khuya là nguyên nhân chính gây tình trạng rối loạn sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Nó ảnh hưởng đến khả năng phục hồi, tái tạo da, khiến da tăng tiết dầu, dễ bị mụn nhất là mụn bọc hoặc nổi mụn nhiều hơn. Tốt hơn hết, các bạn nên đi ngủ sớm trước 11 giờ, ngủ tối thiểu 8 tiếng mỗi ngày.
Ngủ đủ giấc hỗ trợ phục hồi da nhanh hơn
2.9.Vệ sinh đồ dùng cá nhân thường xuyên
Quần áo, chăn ga..là những vật dụng tiếp xúc trực tiếp với làn da nhưng rất dễ bị bám bẩn, trở thành nơi trú ngụ của các vi khuẩn gây hại ngược trở lại cho da. Chính vì vậy các bạn hãy giặt giũ quần áo hàng ngày, nhất là khi tiếp xúc với nhiều chất bẩn. Với chăn, ga, gối, đệm.. cần vệ sinh định kỳ hàng tuần, phơi dưới ánh nắng mặt trời.
3. Các bước chăm sóc da mụn hiệu quả
Dưới đây là các bước chăm sóc da mụn bạn có thể tham khảo để sớm cải thiện làn da của mình.
3.1. Tẩy trang
Cho dù bạn có trang điểm hay không, tẩy trang là bước bắt buộc không thể bỏ qua. Nếu sử dụng tẩy trang dạng dầu hoặc sáp, bạn nên nhũ hóa kỹ càng để loại bỏ hoàn toàn lớp dầu trên da gây bít tắc lỗ chân lông.
Nếu chỉ sử dụng kem chống nắng, bạn có thể chọn các sản phẩm dịu nhẹ như nước tẩy trang.
Có thể sử dụng nước tẩy trang nếu bạn chỉ sử dụng kem chống nắng
3.2. Rửa mặt
Bạn nên sử dụng các loại sữa rửa mặt tạo bọt mịn dạng gel để làm sạch sâu mà không gây tổn thương cho các nốt mụn, cần tránh sản phẩm có hạt.
Trong quá trình vệ sinh da có thể kết hợp massage nhẹ nhàng, không rửa mặt quá lâu để tránh làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ da.
3.3. Tẩy da chết kết hợp xông hơi da mặt 2 lần/tuần
Cách chăm sóc da dầu mụn tại nhà nên bao gồm bước này. Tẩy da chết sẽ giúp loại bỏ lớp biểu bì, lớp sừng đã “chết” trên da. Từ đó lỗ chân lông được làm sạch, thông thoáng.
Xông hơi cũng là cách làm sạch lỗ chân lông, đồng thời kích thích sự tuần hoàn máu dưới da trên cơ thể, sản sinh collagen để da tươi trẻ hơn. Bạn có thể xông hơi bằng nước muối loãng đun sôi hay kết hợp các loại thảo dược như chanh, sả, gừng, tía tô..Nên thực hiện bước này sau khi tẩy trang và rửa mặt, tẩy da chết.
Tuy mang đến nhiều lợi ích nhưng bạn chỉ tẩy da chết và xông hơi tối đa 2 lần mỗi tuần để tránh bào mòn, khiến da nhạy cảm hơn.
Xông hơi da mặt để lỗ chân lông được thông thoáng
3.4. Nước cân bằng da (toner)
Như đã nói ở trên, sử dụng toner sẽ giúp làn da bị mụn cân bằng lại độ pH và độ ẩm tự nhiên. Đồng thời toner cũng làm sạch sâu da, se khít lỗ chân lông, thẩm thấu hiệu quả các dưỡng chất ở bước chăm sóc sau.
>> Xem thêm: Nước hoa hồng có tác dụng gì?
3.5. Thoa Serum
Serum là tinh chất dưỡng da “thần thánh” mang lại tác dụng vượt trội, nhanh chóng. Đối với những làn da mụn, bạn nên chọn sản phẩm có chiết xuất tự nhiên như rau má, tràm trà hay trà xanh để làm giảm tình trạng mụn sưng, viêm.
Serum là tinh chất dưỡng da siêu hiệu quả
3.6 Đắp mặt nạ
Cách chăm sóc da dầu mụn với mặt nạ thường được áp dụng sau bước xông hơi da mặt, dùng serum. Lúc này lỗ chân lông đang ở trạng thái giãn nở, làm sạch nhất nên sẽ hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn.
Bạn nên để mặt nạ trong ngăn mát tủ lạnh 30 phút trước khi sử dụng để mang lại cảm giác sảng khoái, thư giãn cho làn da. Ngoài mặt nạ giấy có sẵn trên thị trường, bạn có thể tự làm mặt nạ thiên nhiên như cà chua, dưa leo, khoai tây, bơ…
>> Xem thêm: Cách làm sẽ khít lỗ chân lông siêu hiệu quả
3.7. Kem trị mụn
Kem dưỡng trị mụn sẽ làm giảm hiện tượng sưng đỏ, viêm...của mụn, đồng thời hỗ trợ giảm thâm. Tuy nhiên da bị mụn thường rất nhạy cảm, do đó bạn nên chọn những sản phẩm dịu nhẹ, tác động từ từ để da không bị sốc với hoạt chất quá nặng.
Nên chọn loại kem trị mụn dịu nhẹ
3.8. Dưỡng ẩm
Trong bộ sản phẩm chăm sóc da dầu mụn, nên chọn kem dưỡng ẩm mỏng, nhẹ, kết cấu dạng lỏng hoặc gel. Điều này sẽ giúp kem dưỡng thẩm thấu nhanh vào da mà không gây nhờn rít, bết dinh.
3.9. Sử dụng kem chống nắng vào ban ngày
Kể cả khi không ra ngoài, việc tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng từ các thiết bị điện tử cũng có thể khiến da bị tổn thương.
Nên ưu tiên kem chống nắng mỏng nhẹ, không quá dày sẽ gây bí da, bít tắc lỗ chân lông.
4. Những điều cần tránh khi chăm sóc da mụn
Ngoài các bước chăm sóc da dầu mụn ở trên, bạn cần tránh những điều dưới đây để tránh làm tình trạng mụn nặng thêm:
4.1. Rửa mặt nhiều lần mỗi ngày
Việc rửa mặt quá nhiều lần trong ngày hoặc lạm dụng các loại sữa/kem rửa mặt có thể phản tác dụng. Khi đó tuyến bã nhờn trên da phải làm việc quá sức khiến lớp dầu tự nhiên bị rửa trôi, từ đó làm giãn nở lỗ chân lông, tạo điều kiện cho bụi bẩn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào da, làm tăng nguy cơ nổi mụn.
Tránh rửa mặt nhiều lần trong ngày
4.2. Tự ý dùng kem trị mụn/mỹ phẩm
Một số loại mỹ phẩm trang điểm có thể gây bít lỗ chân lông, nổi mụn. Bạn cũng nên thận trọng khi sử dụng các sản phẩm trên nhãn ghi “chiết xuất từ thảo dược hoặc chất hữu cơ”. Thực chất đây là những sản phẩm gây mụn và làm các nốt mụn cũ trầm trọng hơn.
Ngược lại với một số loại thuốc/mỹ phẩm chăm sóc da có ghi “Noncomedogenic” hoặc “Nonacnegenic” (Không gây mụn trứng cá) lại mang đến tác dụng trị mụn hiệu quả nhờ thành phần benzoyl peroxide hoặc axit salicylic.
Không tự ý dùng kem trị mụn
4.3. Hút thuốc, ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ
Nicotin trong thuốc lá gây co huyết quản, làm tích tụ độc tố trong huyết dịch và bạch huyết, giảm khả năng hấp thụ oxy của các tế bào da, giảm chức năng đàn hồi của da, từ đó hình thành những vết thâm.
Thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ và thức ăn nhanh, đồ ngọt... cũng là một trong những yếu tố khiến mụn mọc ngày càng nhiều.
4.4. Nặn, bóp mụn
Như đã đề cập ở trên, việc nặn mụn sai thời điểm và kỹ thuật sẽ khiến da tổn thương nặng hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng và sẹo. Từ đó da sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi, đôi khi để lại những tổn thương gây sẹo lồi, lõm.
Tự ý nặn mụn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng
4.5. Bôi kem đánh răng lên vùng da mụn
Đây là một trong những mẹo được nhiều người áp dụng do kem đánh răng có chứa thành phần giúp làm khô mụn nhanh hơn. Tuy nhiên Flo và chất làm trắng trong kem đánh răng dễ khiến da kích ứng khiến tình trạng mụn trứng cá thêm trầm trọng.
4.6. Che mụn bằng phụ kiện hoặc mỹ phẩm
Dùng khăn buộc chặt hoặc mũ trùm đầu, tóc che dày hay trang điểm đậm.. để “che giấu” mụn chỉ khiến da bị tổn thương nhiều hơn. Do vậy bạn không nên áp dụng phương pháp này mà cần học cách chăm sóc da mặt bị mụn ở trên.
5. Tổng kết
Nhìn chung, chăm sóc da mụn không quá khó, tuy nhiên bạn cần kiên trì trong thời gian dài. Bên cạnh đó bạn cũng tích lũy thêm kiến thức về cách chăm sóc da dầu để ngăn ngừa mụn hình thành. Chúc bạn sớm sở hữu làn da khỏe mạnh từ bên trong!
Đọc thêm ▾