Đạp xe có tác dụng gì là thắc mắc của hầu hết các bạn đang dự định tham gia tập luyện bộ môn thể thao này? Nếu bạn cũng đang có cùng băn khoăn này thì hãy cùng Thiên Trường Sport tham khảo bài viết cụ thể sau đây nhé!
Đạp xe đạp là một dạng tập luyện Cardio, có khả năng tiêu hao một lượng calo tương đối lớn trong quá trình tập luyện, mang lại rất nhiều lợi ích cho người tham gia. Với hình thức đạp xe đạp, bạn có thể thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, sao cho phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe của bản thân. Việc đạp xe đúng cách và thường xuyên thực sự rất tốt cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của con người. Trong bài viết hôm nay, Thiên Trường Sport sẽ chia sẻ 10 tác dụng của việc đạp xe đạp, đồng thời chia sẻ thêm một số kinh nghiệm đạp xe hữu ích cho bạn đọc. Hãy cùng chúng tôi tham khảo chi tiết nhé!
1. Đạp xe có tác dụng gì?
So với nhiều bộ môn thể thao, đạp xe được đánh giá là bài tập thể dục đơn giản, dễ thực hiện cho mọi đối tượng khác nhau. Điều kiện bắt buộc bạn cần có khi tham gia đạp xe đạp là chuẩn bị cho mình chiếc xe đạp chắc chắn, được điều chỉnh yên xe phù hợp với chiều cao của mình.
Bài tập đạp xe đạp thực sự không quá khó, các kỹ thuật tập luyện không phức tạp nhưng nó lại mang lại rất nhiều lợi ích cho người tập luyện. Dưới đây là 10 tác dụng của đạp xe đối với sức khỏe con người. Cụ thể, gồm có:
1.1. Đạp xe giúp giảm cân.
HLV Thể dục chia sẻ, đạp xe đạp có tác dụng kích thích cơ thể tiêu hao lượng calo tương đối. Việc duy trì thói quen đạp xe 30 phút mỗi ngày sẽ giúp cơ thể của bạn đốt cháy được mỡ thừa, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Trên thực tế, khi đạp xe các bộ phận trên cơ thể đều hoạt động, trong đó cơ bụng và cơ đùi được tác động nhiều nhất. Người thường xuyên đạp xe sẽ giảm mỡ bụng và mỡ đùi rất tốt, giúp bạn có được vóc dáng thon gọn, thân hình cân đối.
Đạp xe hỗ trợ giảm cân rất hiệu quả.
1.2. Đạp xe giúp xương chắc khỏe.
Đạp xe đúng cách giúp cơ thể vận động linh hoạt, tăng sức dẻo dai cho hệ xương khớp, làm cho cột sống chắc khỏe và linh hoạt hơn. Với bài tập đạp xe, bạn có thể tập luyện ngoài trời hoặc áp dụng trong nhà với xe đạp tập thể dục chuyên dụng.
Hoạt động đạp xe không chỉ dành cho người trẻ mà người già cũng có thể áp dụng để phòng ngừa tình trạng loãng xương, giòn xương, giúp xương chắc khỏe hơn.
1.3. Đạp xe hỗ trợ tăng chiều cao.
Tác dụng tiếp theo của đạp xe đạp chính là thúc đẩy tăng trưởng chiều cao rất hiệu quả. Khi đạp xe, hoạt động của cơ thể sẽ kích thích hệ xương khớp phát triển, các đốt sụn nối các khớp xương kéo dài ra, hỗ trợ phát triển chiều cao an toàn, hiệu quả.
HLV Thể dục cũng khuyên các bạn đang trong tuổi dậy thì nên đạp xe đạp thường xuyên nhằm sở hữu được chiều cao lý tưởng nhất. Đây là một trong những bài tập rất phù hợp cho các bạn đang độ tuổi mới lớn thúc đẩy phát triển chiều cao.
>> Tham khảo: Cách đạp xe tăng chiều cao.
1.4. Đạp xe giúp ngủ ngon hơn.
Một nghiên cứu của Trường Đại học Georgia cho biết, đạp xe hỗ trợ cải thiện giấc ngủ rất tốt, giúp bạn có giấc ngủ sâu và ngon hơn. Với những người hay mất ngủ thì đạp xe được coi là liều thuốc giúp họ cải thiện tình hình rất tốt. Theo đó, chuyên gia sức khỏe khuyên người mất ngủ nên đạp xe 30 phút mỗi ngày vào buổi tối để có giấc ngủ sâu và trọn vẹn hơn.
Thường xuyên đạp xe mang lại nhiều tác dụng cho mọi người.
1.5. Đạp xe giúp phổi hoạt động tốt hơn.
Khi nhắc đến hoạt động đạp xe, mọi người đều cho rằng trong quá trình tập luyện, chúng ta sẽ hít thở bầu không khí bên ngoài chứa rất nhiều khói bụi, gây ảnh hưởng không tốt đến lá phổi. Nhưng một nghiên cứu gần đây lại chỉ ra rằng, những người đi xe đạp ít tiếp xúc với khói bụi độc hại hơn so với người ngồi trong ô tô.
Kết quả nghiên cứu của một chiến dịch ở London cho thấy, người lá xe ô tô tiếp xúc với không khí ô nhiễm gấp 5 lần so với người đi xe đạp và gấp 3.5 lần người đi bộ, 2.5 lần người đi xe bus.
Điều này chứng tỏ, người đạp xe đạp sẽ giúp hệ hô hấp hoạt động tốt hơn, quá trình thanh lọc phổi, đào thải độc tố diễn ra tốt hơn.
1.6. Hỗ trợ giúp hệ tim mạch khỏe mạnh.
Việc đạp xe thường xuyên sẽ giúp tăng nhịp tim, cải thiện tuần hoàn máu trong cơ thể, đồng thời hỗ trợ tiêu hao năng lượng calo một cách hiệu quả. Tổ chức Y tế quốc gia Anh đã khuyến nghị đạp xe đạp 20km/tuần sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch lên đến 50%.
Một nghiên cứu của Đại học Glasgow được thực hiện trên 260.000 người trong vòng 5 năm đã khẳng định, việc đạp xe thường xuyên sẽ giúp giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng như ung thư.
1.7. Phòng ngừa ung thư.
Khá nhiều nghiên cứu khoa học cho biết, đạp xe thường xuyên sẽ hỗ trợ phòng ngừa các bệnh ung thư như: ung thư đại tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tụy... Thêm nữa, hoạt động đạp xe diễn ra hàng ngày còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể ít bị cảm cúm, ốm vặt.
1.8. Giúp giải tỏa căng thẳng, cải thiện tinh thần.
Hoạt động đạp xe đạp là quá trình vận động cơ thể giúp sản sinh ra nhiều hormone endorphin và adrenalin ra khỏi cơ thể, giúp bạn cảm thấy tinh thần sảng khoái và dễ chịu hơn.
Nghiên cứu của YMCA cho rằng, người người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, trong đó có đạp xe đạp thường có điểm sức khỏe tinh thần cao hơn 32% so với người không vận động cơ thể đều đặn.
1.9. Tăng cường trí nhớ, phát triển não bộ.
Việc tham gia đạp xe 30 phút mỗi ngày còn hỗ trợ não bộ của bạn phát triển tốt, tăng khả năng ghi nhớ sâu và lâu hơn. Tác dụng này được chứng minh là nhờ hoạt động đạp xe kích thích tăng lượng oxy và máu lên não, giúp tái tạo tế bào, phòng ngừa bệnh Alzheimer rất hiệu quả.
1.10. Tăng hiệu quả đời sống tình dục.
Một tác dụng nữa của đạp xe chính là hỗ trợ tăng chất lượng đời sống tình dục cho các đôi vợ chồng. Khi đạp xe đạp, nhóm cơ ở phần dưới cơ thể sẽ được chú trọng xây dựng và phát triển. Đây là nhóm cơ đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện đời sống quan hệ vợ chồng chất lượng và kéo dài hơn.
Nam giới đạp xe giúp cải thiện chất lượng tình dục hiệu quả.
2. Nên đạp xe vào thời gian nào?
Đạp xe là bài tập thể dục lành mạnh, dễ dàng thực hiện cho nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt, tham gia đạp xe sẽ giúp bạn nhận được rất nhiều tác dụng tuyệt vời từ bộ môn này. Do vậy, bạn nên sắp xếp thời gian hợp lý để tham gia đạp xe hàng ngày.
Với bộ môn thể dục này, HLV thể dục cho rằng bạn có thể đạp xe vào buổi sáng, buổi chiều tối hay buổi tối đều được. Đây là 3 thời điểm lý tưởng, có nền nhiệt độ thích hợp cho bạn đạp xe rèn luyện sức khỏe. Tùy vào điều kiện hoàn cảnh, bạn có thể chọn một trong ba mốc thời gian này để đạp xe.
Áp dụng bài tập đạp xe vào buổi sáng sẽ giúp bạn cảm thấy khá thoải mái về không gian cũng như thời gian. Điều kiện ánh sáng lúc này vừa đủ cho bạn tham gia đạp xe ngoài trời. Khi đạp xe vào buổi sáng, hàm lượng calo trong cơ thể sẽ được đốt cháy đáng kể, đồng thời lượng hormone giảm ham muốn thèm ăn sẽ tiết ra nhiều hơn, giúp bạn giảm lượng calo nạp vào cơ thể, hỗ trợ giảm cân rất tốt.
Lựa chọn thời gian đạp xe thích hợp sẽ phát huy lợi ích cho sức khỏe.
Khi đạp xe lúc chiều tối, thân nhiệt của bạn đang ở mức cao nhất nên quá trình vận động cơ thể diễn ra tốt hơn, giúp phòng ngừa các vấn đề chấn thương khi tập rất hiệu quả. Đạp xe buổi chiều tối sẽ giúp bạn tăng hiệu suất tập luyện tốt hơn, phát huy được các tác dụng nâng cao sức khỏe.
Đối với những người bận rộn, đạp xe vào buổi tối sẽ là lựa chọn hợp lý giúp họ tận dụng quỹ thời gian ít ỏi của mình. Khi tập luyện vào lúc này, bạn có thể đạp xe bằng xe đạp tập thể dục trong nhà hoặc đạp xe ngoài trời quanh khu phố mình đang sinh sống. Nếu đạp xe ngoài trời, bạn hãy chú ý chọn nơi rộng rãi, có đèn đường, đảm bảo an toàn về tính mạng. Việc đạp xe buổi tối sẽ hỗ trợ bạn có giấc ngủ sâu và ngon giấc hơn.
3. Nên đạp xe bao nhiêu phút mỗi ngày?
Có thể thấy rằng, đạp xe đạp mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho người tham gia tập luyện. Chính vì vậy, các HLV thể dục cũng như chuyên gia sức khỏe đều khuyên mọi người nên đạp xe đều đặn mỗi ngày để nâng cao sức khỏe tốt nhất. Vậy bạn có biết nên đạp xe bao nhiêu phút mỗi ngày không?
Trên thực tế, đạp xe bao nhiêu phút mỗi ngày sẽ phụ thuộc vào mục đích tập luyện của mỗi người. Theo các chuyên gia, tùy vào mỗi mục đích cụ thể, chúng ta sẽ đặt được mục tiêu thời gian như sau:
- Nếu đạp xe để vận động cơ thể thì mỗi ngày bạn nên đạp xe từ 20 phút trở lên, tùy khả năng của mỗi người.
- Nếu đạp xe để vận động, làm nóng cơ thể trước khi bắt đầu tập thể hình thì đạp xe từ 10-15 phút.
- Nếu đạp xe để giảm cân thì mỗi ngày bạn cần tập luyện tối thiểu 30 phút và tối đa là 60 phút.
Lý giải cho quỹ thời gian dành cho đạp xe đạp được tính ở trên, các nhà nghiên cứu khoa học cho biết, thời gian 30 phút là quãng thời gian vừa đủ để cơ thể bắt đầu đốt cháy mỡ thừa, trước 30 phút việc đạp xe chỉ có tác dụng làm nóng cơ thể. Nếu đạp xe trong 60 phút thì cơ thể sẽ đốt cháy được nhiều calo nhất. Tuy nhiên, đạp xe nhiều hơn 1 tiếng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, đuối sức, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Đạp xe đủ thời gian sẽ không gây mất sức, hỗ trợ người tập đạt mục tiêu đề ra.
4. Nên đạp xe bao nhiêu km mỗi ngày?
Ngoài chỉ số về thời gian, người tham gia đạp xe cũng rất quan tâm đến quãng đường cần hoàn thành khi đạp xe để có kết quả tốt nhất. Các HLV thể dục cho biết, thực ra chỉ số thời gian quan trong hơn quãng đường khi tham gia đạp xe, nhưng chúng ta cũng cần chú ý đến thông số này.
Kết quả nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học được công bố trên tờ International Journal of Sustainable Transportation (Anh) đưa ra đề nghị:
- Tốc độ đạp xe trung bình dành cho mọi đối tượng là từ 12-20km/h.
- Thời gian khuyến cáo là 30-60 phút mỗi lần.
- Quãng đường đạp xe phù hợp nhất cho mọi người tối thiểu là 6km và tối đa là 20km.
5. Tổng kết.
Đạp xe đạp hiện nay đang là bài tập thể dục được rất nhiều người ưa chuộng. Các thông tin chia sẻ ở trên đây đã giúp bạn hiểu đạp xe có tác dụng gì và một số kinh nghiệm đạp xe đạp hiệu quả. Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ này sẽ hữu ích cho nhu cầu tìm kiếm của các bạn!
Thiên Trường Sport là đơn vị chuyên cung cấp các dụng cụ thể dục thể thao uy tín, chất lượng. Nếu bạn đang có nhu cầu mua xe đạp tập thể dục để tập luyện tại nhà thì hãy liên hệ với chúng tôi. Thiên Trường cam kết bán hàng chính hãng, bảo hành uy tín!
Đọc thêm ▾