Giấc ngủ là thời gian thư giãn cho cơ thể, nhưng cũng có thể nguy hiểm tính mạng nếu bạn không nhận biết được những dấu hiệu đột quỵ khi ngủ. Chúng tôi sẽ giúp bạn nhận biết các dấu hiệu khi ngủ có thể gây đột quỵ, phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe tốt hơn!
Hiện tượng đột quỵ khi ngủ
Đột quỵ khi ngủ là hiện tượng các cục máu đông di chuyển vào các phần mạch máu hẹp ở não khiến nó bị tắc đột ngột vì thế không thể cung cấp máu và oxy kịp thời dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ, gây tổn thương một phần hoặc toàn bộ não bộ trong lúc đang ngủ. Lúc này, người bệnh không còn khả năng kiểm soát cơ thể và nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Như chúng ta đều biết đột quỵ là bệnh lý rất nguy hiểm, nó không chỉ gây nguy hiểm cho tính mạng mà còn để lại rất nhiều biến chứng nặng nề ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh và gia đình. Khoảng 90% người bị đột quỵ sau khi được cứu sống đều phải gánh chịu rất nhiều di chứng như mất trí nhớ, liệt nửa người, lú lẫn, trầm cảm, méo miệng…
Sự khác biệt giữa đột quỵ khi ngủ và đột quỵ khi tỉnh
Theo các nghiên cứu, trong tất cả các ca bị đột quỵ thì có khoảng 8% - 28% trường hợp xảy ra trong khi đang ngủ. Đa số những người này thường không có biểu hiện bất thường gì trước đó và họ đi ngủ với cảm giác hoàn toàn bình thường nên rất khó phát hiện.
So với bị đột quỵ lúc tỉnh thì dấu hiệu đột quỵ khi ngủ khó bị phát hiện hơn rất nhiều. Do bệnh phát tác trong lúc đang ngủ nên chính bản thân người bệnh và những người xung quanh rất khó nhận biết được bệnh khởi phát lúc nào để đưa đi cấp cứu kịp thời từ đó có thể bỏ lỡ thời điểm vàng gây khó khăn cho việc cứu chữa.
Độ tuổi trung bình của người bị đột quỵ khi ngủ (72 tuổi) cũng cao hơn so với những người đột quỵ lúc tỉnh (70 tuổi). Bên cạnh đó, mức độ nghiêm trọng cũng như nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm thậm chí khả năng tử vong do đột quỵ khi ngủ cũng cao hơn rất nhiều. Những yếu tố như giới tính, hôn nhân, thói quen sinh hoạt, bệnh lý… không gây tác động đến việc bị đột quỵ khi ngủ hay khi tỉnh.
Nguyên nhân gây đột quỵ trong lúc ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đột quỵ trong lúc ngủ như:
- Tắm đêm trước khi đi ngủ: Việc này sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể bị thay đổi đột ngột khiến các mạch máu trong cơ thể bị co lại gây ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu lên não từ đó làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.
- Uống rượu bia thường xuyên trước lúc ngủ: Thói quen uống rượu bia trước khi ngủ có thể khiến mạch máu bị tổn thương qua đó thúc đẩy quá trình hình thành các cục máu đông trong cơ thể. Đây được xem là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng xơ vữa động mạch và đột quỵ trong lúc ngủ. Bên cạnh đó, việc uống rượu bia và các chất có cồn trước lúc ngủ còn dễ làm huyết áp tăng lên một cách đột ngột trong khoảng thời gian ngắn dẫn đến đột quỵ sau đó.
- Ăn đêm: Như chúng ta đều biết ăn đêm không tốt cho sức khỏe nhất là khi sử dụng các loại thức ăn nhanh, nước ngọt, nước có ga, đồ ăn nhiều dầu mỡ…Nó khiến chúng ta dễ bị béo phì và gây ra tình trạng máu nhiễm mỡ. Khi mỡ máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng tích tụ các mảng bám lên thành động mạch đồng thời khiến lòng động mạch bị thu hẹp lại, việc này sẽ làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, các cục máu đông dễ bị tắc lại gây đột quỵ trong lúc ngủ.
- Bị căng thẳng và lo âu trong thời gian dài: Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị đột quỵ khi ngủ. Mệt mỏi, căng thẳng và lo lắng kéo dài sẽ kích thích đến hệ thần kinh khiến nó tiết ra nhiều hormone epinephrine và norepinephrine hơn. Lượng hormone này tăng cao gây ảnh hưởng đến nhịp tim, khiến các mạch máu trong cơ thể co lại và làm huyết áp tạm thời tăng cao trong thời gian ngắn từ đó dễ bị đột quỵ hơn.
- Sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều: Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ và làm chúng ta thức khuya hơn. Nếu việc này thường xuyên diễn ra sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, rủi ro bị đột quỵ trong lúc ngủ sẽ tăng lên.
Những dấu hiệu đột quỵ khi ngủ cần biết
Mặc dù đột quỵ khi ngủ có thể xảy ra một cách đột ngột vào bất kỳ lúc nào nhưng nếu mọi người chú ý đến cơ thể nhiều hơn thì chúng ta vẫn có thể phòng ngừa thông qua những dấu hiệu cảnh báo trước của căn bệnh này. Dưới đây là một số dấu hiệu đột quỵ khi ngủ dễ nhận biết và nó có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần trước đó như.
- Cơ thể cảm thấy bồn chồn khi ngủ, hay ngáy to và có cảm giác khó thở trong lúc ngủ.
- Cảm thấy đau đầu và mệt mỏi sau khi vừa ngủ dậy.
- Đột nhiên cảm thấy mệt mỏi, cơ thể không còn sức lực. Một bên mặt hoặc có thể là cả khuôn mặt có cảm giác tê cứng. Tay, chân thường xuyên bị tê khi ngủ.
- Đột ngột bị choáng váng đầu óc, xây xẩm mặt mày, hoa mắt, chóng mặt nhất là khi đứng lên hoặc ngồi xuống. Đây chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng suy giảm tuần hoàn máu não của cơ thể.
- Thường xuyên xuất hiện những cơn đau đầu dai dẳng, đau dữ dội và đôi khi còn kèm theo cả cảm giác buồn nôn. Đặc biệt, vào ban đêm khi những hoạt động cơ thể bị giảm sút nếu gặp phải tình trạng này thì đây chính là triệu chứng khá nặng và cùng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị đột quỵ rất cao.
- Bị khó ngủ, mất ngủ thường xuyên, hay bị tỉnh giấc giữa đêm và ngủ không ngon giấc gây ảnh hưởng đến khả năng tập trung và khiến cơ thể mệt mỏi.
- Những người bị liệt một bên cơ thể và gặp khó khăn trong việc cử động cần phải chú ý đến cơ thể nhiều hơn vì đây là những dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ bị đột quỵ khi ngủ.
- Gặp khó khăn trong việc cử động tay chân, khó cầm/nắm được đồ vật và không thể cùng một lúc nâng 2 cánh tay qua đầu.
- Thường xuyên ngáp ngủ. Chức năng lưỡi bị rối loạn khiến hay bị chảy nước dãi một bên nhất là trong lúc ngủ.
- Bị ngọng một cách đột ngột và bất thường, khó phát âm, giọng nói không rõ ràng mạch lạc như trước cũng là dấu hiệu của đột quỵ.
- Suy giảm thị lực, mắt bị mờ và không nhìn rõ một cách bất thường.
>>>>> Cách chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não
10+ cách phòng ngừa nguy cơ đột quỵ khi ngủ
Đột quỵ là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của mọi người. Để hạn chế nguy cơ đột quỵ khi ngủ thì ngoài việc tìm hiểu về các dấu hiệu đột quỵ trong khi ngủ thì chúng ta cũng cần phải biết cách bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa trước khi nó xảy ra.
- Xây dựng cho mình một lối sống khoa học với những thói quen tốt sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và hạn chế nguy cơ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ khi ngủ.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Ăn đúng và đủ bữa, hạn chế ăn khuya. Bổ sung thêm nhiều loại rau củ, trái cây vào thực đơn. Hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, không nên ăn nhiều đồ ngọt hay đồ ăn quá mặn…
- Uống đủ nước, cần cung cấp cho cơ thể ít nhất là 2l nước/ngày.
- Tuyệt đối không được hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, uống rượu bia, nước ngọt, nước có ga…
- Tăng cường vận động và tập luyện thể dục thể thao. Nên dành ít nhất 30 phút/ngày để rèn luyện thể lực.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Không nên thức khuya, rèn luyện cho mình thói quen đi ngủ sớm và đúng giờ để đảm bảo chất lượng giấc ngủ, mỗi ngày phải ngủ đủ 8 tiếng.
- Luôn giữ cho tâm trạng được thoải mái, vui tươi và hãy sống thật lạc quan, tích cực. Đừng gây áp lực cho bản thân để tránh tự mình cảm thấy stress, căng thẳng và mệt mỏi.
- Không nên tắm vào buổi tối muộn trước khi đi ngủ (sau 21h). Nên sử dụng nước ấm để tắm, nếu tắm gội bằng nước lạnh khi trời nóng thì tuyệt đối không được tắm quá lâu. Khi thời tiết chuyển lạnh tuyệt đối không được tắm nước lạnh.
- Hạn chế dùng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
- Nên thăm khám sức khỏe theo định kỳ để nắm được tình hình sức khỏe của bản thân, việc này cũng giúp bạn có thể phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể cũng như giúp ngăn ngừa và điều trị kịp thời các nguy cơ gây bệnh.
Đặc biệt, những người mắc các bệnh liên quan đến hệ tim mạch, thần kinh hay tiểu đường thì cần phải đến các cơ sở y tế thăm khám thường xuyên từ 3 - 6 tháng/lần để tầm soát và phòng ngừa đột quỵ. Khi cảm thấy cơ thể có vấn đề hay xuất hiện những triệu chứng bất thường thì phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Giấc ngủ là thời gian quý giá để cơ thể hồi phục và làm mới mình sau một ngày dài. Tuy nhiên, có những lúc cơ thể lại phát đi những tín hiệu cảnh báo về nguy cơ đột quỵ. Những dấu hiệu đột quỵ khi ngủ cần được nhận biết và phát hiện. Để bảo vệ chính mình và gia đình, hãy tìm hiểu và có giải pháp phòng ngừa, can thiệp kịp thời.
Đọc thêm ▾