Bạn đã mua được vỏ bao Boxing nhưng chưa biết cách nhồi ruột bên trong cho vỏ bao cát tập võ của mình như thế nào cho đúng? Hãy tham khảo hướng dẫn được Thiên Trường Sport chia sẻ ngay sau đây bạn nhé !
1. Cách nhồi ruột cho vỏ bao cát tập võ
Chi tiết cách nhồi bao cát đấm bốc:
Bước 1: Chuẩn bị vỏ bao cát: Mở khóa vỏ bao cát. Đảm bảo bên trong sạch sẽ và khô ráo trước khi nhồi bao cát.
Bước 2: Nhồi vải vụn: Vải vụn là vật liệu quan trọng nhất cho ruột bao cát. Vải vụn có tác dụng giúp tạo độ êm ái và phân tán lực đánh trong khi tập luyện. Nhồi vải vụn là lớp đầu tiên vào trong vỏ bao cát.
Vải vụn là vật liệu quan trọng nhất khi nhồi vỏ bao cát đấm bốc
Bước 3: Nhồi mùn cưa hoặc vỏ trấu (tùy chọn): Mùn cưa hoặc vỏ trấu có tác dụng giúp tăng độ mềm và độ nặng của bao cát. Nhồi thêm mùn cưa hoặc vỏ trấu cho đến khi đạt tới độ mềm như mong muốn.
>> Xem thêm: Đấm bao cát có tác dụng gì cho người tập?
Bước 4: Sau khi nhồi vải vụn và mùn cưa/ vỏ trấu được khoảng 3 cm thì nhồi cát. Cát cũng là vật liệu rất cần thiết, giúp tăng trọng lượng bao cát theo ý muốn của bạn. Cho cát vào phễu và đổ vào vỏ bao cát.
Nên cho cát vào các túi nhỏ trước khi đặt các túi này vào bao cát để tránh cát bị dồn xuống đáy và lồi lõm ở thân bao cát sau một thời gian sử dụng. Hãy đặt các túi cát vào giữa lớp vải và mùn cưa/ vỏ trấu để không bị rách các túi cát trong quá trình sử dụng.
Nên chia cát vào các túi nhỏ trước khi đặt các túi này vào bao lớn
Bước 5: Nhồi cao su băm hoặc hạt nhựa PE (tùy chọn, hạt nhựa thì giá thành cao hơn một chút): Nếu bạn muốn bao cát nặng hơn và có độ cứng hơn, hãy thêm cao su băm hoặc hạt nhựa PE vào tiếp sau cho đến khi đạt được 1/3 chiều cao của bao cát.
Sử dụng một cây gậy đầu tròn (như gậy bóng chày) để nén các lớp vật liệu trong quá trình nhồi bao cát. Làm như vậy, các lớp sẽ được nén chặt vào nhau, đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng cho bao cát đấm bốc.
Liên tục lặp lại từ bước 2 đến bước 5. Lưu ý phân bố các vật liệu trong ruột bao cát sao cho đều.
Bước 6: Đóng bao cát: Sau khi cho các vật liệu tới đầy bao cát, dùng một miếng vải rộng chèn miệng bao cát trước khi đóng túi để ngăn mùn cưa bắn ra ngoài trong quá trình luyện tập. Đóng khóa dây kéo hoặc buộc chặt miệng bao. Bạn cần nhồi vật liệu đầy bao cát, không để khoảng trống bên trong. Tuy nhiên, nếu nhồi quá chặt khiến bao bị căng quá mức, không thể đóng bao thì cần lấy bớt vật liệu ra.
Nén chặt các lớp vật liệu để đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng cho bao cát đấm bốc
2. Lưu ý sau khi nhồi bao cát tập võ
Sau khi hoàn thành việc tự nhồi bao cát tại nhà thì đây là một số lưu ý cho bạn:
-
Bao cát sau khi được nhồi phải đạt thông số và trọng lượng mà nhà sản xuất ghi trên vỏ bao, với vỏ bao cát tự làm cũng cần đạt tiêu chí kích thước như trên.
-
Kiểm tra độ chắc chắn: Sau khi nhồi bao cát, hãy kiểm tra độ chắc chắn bằng cách gõ hoặc đấm nhẹ vào bao để chắc chắn rằng bao cát có độ nảy và chắc chắn, có thể sử dụng được.
-
Điều chỉnh lượng đệm: Nếu bao cát cảm thấy quá cứng hoặc quá mềm, hãy điều chỉnh vật liệu bên trong cho phù hợp để bao cát có độ đàn hồi tốt.
-
Kiểm tra độ an toàn: Đảm bảo rằng vỏ bao cát đủ chắc chắn, không bị rách hoặc hư hỏng, có thể chịu được lực tác động mạnh khi tập luyện trong thời gian dài.
-
Thử nghiệm và điều chỉnh: Khối lượng bao cả phụ thuộc vào mục đích luyện tập của bạn. Sau khi nhồi xong, hãy thử nghiệm bao cát trong quá trình tập luyện và có sự điều chỉnh nếu cần thiết.
Nếu sau khi nhồi và thử bao cát cảm thấy bao quá cứng hoặc quá mềm, hãy điều chỉnh vật liệu bên trong cho phù hợp
-
Treo bao cát đấm bốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
-
Thường xuyên vệ sinh bao cát, kiểm tra để chắc chắn rằng ruột bao cát không bị dồn hoặc bị rách.
Tự làm bao cát đấm bốc đạt tiêu chuẩn cần sự cẩn thận, tỉ mỉ mới có thể tạo ra sản phẩm đạt thẩm mỹ và chất lượng tốt.
>> Xem thêm: Cách treo bao cát trong nhà
Đọc thêm ▾