Bạn đang muốn biết nhịp tim chuẩn của người bình thường là bao nhiêu để so sánh với chính mình xem sức khỏe tim mạch có ổn định hay không? Vậy hãy cùng Thiên Trường Sport tham khảo bài viết cụ thể sau đây nhé!
Nhịp tim là số lần tim của bạn đập trong vòng 1 phút. Hoạt động của trái tim là bơm máu chứa oxy và các chất dinh dưỡng xung quanh cơ thể, đồng thời vận chuyển các chất thải đến các cơ quan đào thải. Sở hữu một trái tim khỏe giúp bạn cung cấp được lượng máu tỷ lệ phù hợp cho bất cứ hoạt động nào của cơ thể đang thực hiện vào thời điểm đó.
Vậy bạn có biết nhịp tim chuẩn của con người là bao nhiêu? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết chi tiết sau đây để hiểu rõ hơn nhé!
1. Nhịp tim chuẩn của người bình thường là bao nhiêu?
Đối với mỗi người, nhịp tim chuẩn sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, thể trạng, giới tính... Số liệu từ các nghiên cứu chuyên khoa cho biết, từ 18 tuổi trở lên, nhịp tim bình thường của con người lúc nghỉ ngơi dao động từ 60 - 100 nhịp/phút. Con số này sẽ thay đổi ở người có thể lực khỏe mạnh thì nhịp tim càng thấp. Đối với các vận động viên chuyên nghiệp thì nhịp tim chuẩn của họ ở chế độ nghỉ ngơi sẽ rơi vào khoảng 40 nhịp/phút.
Dựa theo yếu tố độ tuổi, tiêu chuẩn nhịp tim chuẩn sẽ được quy định theo nghiên cứu của Cơ quan y tế quốc gia tại Anh như sau:
- Trẻ sơ sinh: 120 - 160 nhịp/phút.
- Trẻ từ 1 - 12 tháng: 80-140 nhịp/phút.
- Trẻ từ 1 - 2 tuổi: 75 - 120 nhịp/phút.
- Trẻ từ 2 - 6 tuổi: 75 - 130 nhịp/phút.
- Người lớn từ 18 tuổi trở lên: 60 - 100 nhịp/phút.
- Người trên 60 tuổi trở lên: 60 - 80 nhịp/phút.
- Vận động viên: 40 - 60 nhịp/phút.
Nhịp tim chuẩn của con người ở từng độ tuổi sẽ khác nhau.
Ở mỗi thời điểm, nhịp tim của con người sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trạng thái tinh thần hay cảm xúc cũng ảnh hưởng ít nhất đến nhịp tim. Ngoài ra, một số loại thuốc khi sử dụng cũng ảnh hưởng đến nhịp tim của bạn. Khi xác định nhịp tim chuẩn của con người thì bạn cần đo lúc cơ thể đang ở trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn.
>> Xem thêm: Chỉ số nhịp tim BPM là gì?
2. Rối loạn nhịp tim là như nào?
Rối loạn nhịp tim là căn bệnh tim thường xảy ra rất phổ biến do tần số hoặc nhịp tim bất thường như: tim đập quá nhanh, tim đập quá chậm hoặc đồng đều. Căn bệnh này thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới.
Hiện tượng rối loạn nhịp tim xảy ra khi xung động điện ở tim hoạt động bất thường và được chia ra thành các dạng:
- Theo tần số: Nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm.
- Tim hoạt động không ổn định: Lúc nhanh lúc chậm, lúc đập quá sớm.
- Rối loạn vị trí: Loạn nhịp bắt nguồn trong tâm thất hoặc tâm nhĩ.
- Mức độ thường xuyên hoặc thỉnh thoảng.
Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau như: rối loạn tâm lý, căng thẳng, stress, lao động quá sức, sử dụng nhiều các chất kích thích... Ngoài ra, nhịp tim của bạn hoạt động bất thường do tác động từ các bệnh lý tim mạch như: thiếu máu cơ tim, các bệnh về van tim, viêm cơ tim, tim bẩm sinh…
Rối loạn nhịp tim ảnh hưởng đến sức khỏe
>> Chia sẻ: Nhịp tim bình thường là bao nhiêu? Cách giúp nhịp tim ổn định?
3. Vì sao tim đập nhanh hoặc chậm?
Hoạt động của tim bất thường đều xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể. Nhịp tim của bạn không chuẩn, đập nhanh hay chậm là do nguyên nhân như sau:
- Nhịp tim đập nhanh: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhịp tim của bạn đập nhanh hơn như: tập thể dục, uống nhiều cafe, cơ thể đang bị sốt hay cường tuyến giáp. Người sử dụng chất ma túy cũng có nhịp tim đập nhanh hơn bình thường. Tâm trạng căng thẳng, stress cũng làm cho nhịp tim của bạn đập nhanh hơn.
- Nhịp tim đập chậm: Chuyên gia sức khỏe cho biết, khi bạn càng khỏe thì nhịp tim càng chậm lúc cơ thể nghỉ ngơi.
4. Cách đo nhịp tim và nhịp mạch chuẩn xác
Khi tìm hiểu về nhịp tim mọi người thường nhầm lẫn với nhịp mạch. Nhịp mạch và nhịp tim thường bằng nhau do các cơn co thắt của tim làm gia tăng huyết áp trong động mạch tạo ra các nhịp mạch. Vì thế, người ta hay lấy nhịp mạch làm thước đo trực tiếp cho nhịp tim.
Đo nhịp tim giúp bạn biết mình có trái tim khỏe mạnh hay không
Để kiểm tra sức khỏe, các bác sĩ sẽ thực hiện công việc đo nhịp tim và nhịp mạch như sau:
- Đo nhịp tim: Để đo nhịp tim, bác sĩ sẽ sử dụng nghe tim chuyên dụng hoặc đo bằng điện tâm đồ. Hoặc bác sĩ có thể tính nhịp tim dựa trên số nhịp mạch vì 2 chỉ số này thường bằng nhau.
- Đo nhịp mạch: Cách đo là bạn cần đặt lòng bàn tay ngửa, đặt 2 ngón tay là ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay kia lên vị trí động mạch ở cổ tay hoặc động mạch cổ phía dưới quai hàm, ấn nhẹ để các đầu ngón tay cảm nhận nhịp mạch đập. Khi nhịp mạch đều, đếm số mạch đập trong 10 giây rồi nhân cho 6 để lấy số đo trong 1 phút. Chỉ số này cần bắt mạch ở 2 tay để so sánh.
5. Cách duy trì nhịp tim bình thường
Duy trì nhịp tim bình thường, ổn định sẽ giúp cơ thể được cung cấp lượng máu đầy đủ nhằm phục vụ cho các hoạt động sống của cơ thể. Theo các chuyên gia, để có nhịp tim chuẩn thì bạn cần xây dựng lối sống khoa học với chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý.
Cụ thể, để ổn định nhịp tim chuẩn bạn cần làm những điều sau đây:
- Tránh căng thẳng, stress: Tâm trạng của bạn bị căng thẳng, mệt mỏi sẽ ảnh hưởng khiến nhịp tim và huyết áp tăng lên. Bí quyết giúp cơ thể hạn chế bị căng thẳng là hít sâu, tập Yoga, thiền định, nghe bản nhạc bạn yêu thích.
- Giảm cân: Giảm cân cũng là cách giúp cải thiện nhịp tim ổn định. Trọng lượng cơ thể lớn sẽ khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cho cơ thể. Thừa cân cũng ảnh hưởng đến khả năng gia tăng lượng cholesterol, tiềm ẩn nhiều bệnh liên quan đến tim mạch.
- Không nên sử dụng thuốc lá: Trong thành phần của thuốc lá chứa nicotin, là chất gây nghiện, kích thích sản sinh adrenaline sẽ khiến tim đập nhanh hơn. Bạn cần tránh sử dụng thuốc lá để nhịp tim luôn hoạt động bình thường.
- Bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất: Tình trạng rối loạn nhịp tim sẽ xảy ra khi cơ thể của bạn thiếu các khoáng chất cần thiết như: Magie, Canxi, Kali. Cơ thể được bổ sung lượng Magie đầy đủ góp phần ổn định khả năng dẫn truyền tín hiệu thần kinh và sự co cơ tim, giúp nhịp tim bình thường.
- Nạp đủ các thực phẩm giàu axit Omega-3: Nghiên cứu khoa học cho biết, bổ sung Omega 3 vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa rối loạn nhịp tim, giảm nguy cơ đau tim.
- Cung cấp thực phẩm giàu chất xơ và vitamin: Thường xuyên ăn rau củ và trái cây cung cấp cho cơ thể hàm lượng chất xơ rất lớn, giúp giảm hấp thụ chất béo có hại trong cơ thể, từ đó giảm bớt các nguy cơ gây rối loạn nhịp tim.
- Tích cực tập luyện thể dục: Thường xuyên tham gia các bài tập thể dục thể thao như: hít xà, chạy bộ, tập Gym, tập Yoga sẽ giúp nâng cao sức khỏe tim mạch rất tốt cho bạn.
Tập luyện thể dục thường xuyên giúp duy trì nhịp tim chuẩn
>> Tham khảo thêm: Nên tập thể dục vào lúc nào để giảm cân và giảm mỡ tốt nhất?
6. Lời kết
Bài viết trên đây của Thiên Trường Sport đã giúp bạn biết nhịp tim chuẩn của một người bình thường là bao nhiêu cũng như cách duy trì trái tim khỏe mạnh với nhịp tim ổn định.
Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho nhu cầu tìm kiếm của các bạn! Xin cảm ơn đã quan tâm theo dõi bài viết! Hãy thường xuyên truy cập website để có nhiều kiến thức về sức khỏe thể dục bạn nhé!
Đọc thêm ▾