Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của đông đảo bệnh nhân hiện nay. Trên thực tế các chuyên gia thường khuyến khích người điều trị thoát vị tích cực luyện tập thể dục thể thao nhằm cải thiện sức khỏe. Mặc dù vậy, để đảm bảo an toàn, bạn cũng cần chú ý đến các vấn đề như cách chọn xe, tư thế đạp xe cho người thoát vị đĩa đệm.
Như chúng ta đã biết, đạp xe mang lại rất nhiều lợi ích với sức khỏe, vậy người thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này, đồng thời hướng dẫn tư thế, cách chọn xe đạp cho đạp cho người thoát vị đĩa đệm. Mời các bạn cùng tham khảo!
1. Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?
Nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do tình trạng nhân nhầy trong nội đĩa đệm bị tràn ra ngoài theo vết rách vỡ của màng bao xơ. Sau đó nhân nhầy thoát vị có thể gây chèn ép vào dây thần kinh và tủy sống, từ đó người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu ở vùng đốt sống bị thoát vị. Đôi khi, những cơn đau dai dẳng còn lan rộng sang các khu vực khác như cánh tay, thắt lưng, hông và hai chân.
Nhiều bệnh nhân thường có xu hướng hạn chế vận động để tránh làm cơn đau tồi tệ hơn, tuy nhiên điều này không hề đúng. Việc tập thể dục thường xuyên là điều cần thiết để tăng cường sức khỏe cơ bắp, xương khớp. Các bộ phận này cần được vận động để cải thiện sự dẻo dai, linh hoạt.
Tuy nhiên người bệnh nên thực hiện việc đạp xe một cách đều đặn, nhẹ nhàng, khoa học và đúng động tác theo khuyến cáo của chuyên gia. Luyện tập sai cách không những không giúp cải thiện bệnh mà còn có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?
2. Những lợi ích của việc đạp xe với người bị thoát vị đĩa đệm.
Bên cạnh các hoạt động như đi bộ, chạy bộ thì đạp xe đạp tập thể dục cũng là một phương pháp vận động cơ thể được các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm lựa chọn. Hoạt động này mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, bao gồm:
- Tăng cường lưu thông máu: Quá trình cơ thể vận động trong lúc đạp xe sẽ giúp tuần hoàn máu tốt hơn, từ đó đẩy nhanh tốc độ chữa lành tổn thương ở đĩa đệm. Chính vì lẽ đó, triệu chứng đau nhức cũng thuyên giảm rõ rệt.
- Tăng cường sức mạnh cho cơ bắp ở lưng: Đạp xe đạp làm tăng sức mạnh của cơ lưng ở người thoát vị đĩa đệm. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho rằng, việc đạp xe tối thiểu 1 - 2 giờ/tuần có thể cải thiện đáng kể triệu chứng đau mỏi hay tê rần ở người bệnh.
- Đi xe đạp ít tác động đến cột sống hơn so với các hình thức tập luyện khác như chạy bộ hoặc thể dục nhịp điệu. Nếu bạn lựa chọn xe đạp cố định thì không những giúp kéo căng các cơ bắp mà còn tránh gây quá nhiều áp lực cho phần thắt lưng.
- Giúp giảm căng thẳng: Những người gặp các vấn đề về xương khớp, nhất là ở vùng cổ hay lưng thường cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi nghiêng người về phía trước (tương tự như khi thực hiện động tác lái xe đạp thể thao). Với tình trạng bệnh ở thắt lưng dưới, bệnh nhân nên cân nhắc lựa chọn xe đạp cố định dạng nằm ngả lưng bởi nó đem lại sự thư giãn cho vị trí này khi luyện tập. Hơn nữa, bài tập đạp xe thường được thực hiện ở ngoài trời, nơi có không khí trong lành nhằm giúp cơ thể được thả lỏng, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp cũng tốt hơn.
>> Chi tiết: Lợi ích của đạp xe đạp.
Những lợi ích của việc đạp xe với người bị thoát vị đĩa đệm
3. Chọn xe đạp cho người thoát vị đĩa đệm.
Hiệu quả luyện tập của người bệnh cũng như mức độ an toàn trong khi đạp xe phụ thuộc rất nhiều vào chiếc xe đạp mà bạn chọn. Cùng tham khảo một số gợi ý khi chọn xe đạp cho người cho người thoát vị đĩa đệm dưới đây:
3.1. Về loại xe.
Xe đạp cho người thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường có phần bàn đạp nằm bên dưới chân trong khi xe đạp nằm nghiêng có bàn đạp nằm ở phía trước.
Theo các chuyên gia, đối với những bệnh nhân thoát vị ở vùng lưng trên hoặc thắt lưng thì việc nghiêng người về phía trước để nắm lấy ghi đông có thể khiến tình trạng đau nhức thêm tồi tệ. Trong trường hợp này, chuyên gia thường khuyến khích bệnh nhân lựa chọn loại xe đạp nằm nghiêng để hạn chế tối đa áp lực lên trên cột sống.
Nếu không thích tư thế ngửa người về sau khi đạp xe đạp nằm nghiêng, thì bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể chọn loại xe thẳng, dạng xe đạp leo núi hoặc xe hybrid. Các dạng xe này thường được thiết kế dáng thể thao với phần ghi đông gần hơn giúp người bệnh không phải rướn người quá nhiều về phía trước, đồng thời giữ phần cột sống lưng thẳng hơn.
3.2. Về yên xe.
Ngoài kiểu dáng xe, người bệnh cũng cần chú ý chọn xe với phần yên làm bằng đệm cao su mềm. Điều này giúp tránh trọng lực đè nén lên phần cột sống thắt lưng để người bệnh cảm thấy thoải mái và lâu mỏi hơn trong lúc luyện tập.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến cả độ cao của yên xe.Nếu yên xe quá cao, chân sẽ khó chạm đến bàn đạp, người bệnh có thể phải rướn người. Điều này thường không tốt cho vùng lưng thoát vị.
>> Tham khảo: Thoái hóa khớp gối có nên đạp xe?
Chọn xe đạp cho người thoát vị đĩa đệm
4. Lưu ý khi đạp xe cho người thoát vị đĩa đệm.
Để áp dụng hiệu quả phương pháp này, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần tuân thủ các quy tắc sau đây:
4.1. Tư thế.
Tư thế đạp xe cho người thoát vị đĩa đệm chuẩn đó chính phải giữ lưng thẳng, không gù lưng, gồng mình, cúi đầu hay cong vẹo cột sống.Nói tóm lại bạn cần điều chỉnh sao cho cơ thể và cột sống lưng cảm thấy thoải mái.
4.2. Nhịp thở.
Để quá trình tập luyện đạt hiệu quả như mong muốn, chúng ta cần kết hợp hơi thở đều đặn, nhịp nhàng. Hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng một cách thoải mái mà không bị hụt hơi, mất sức.
4.3. Địa hình đạp xe.
Chỉ nên lựa chọn địa hình bằng phẳng, không lồi lõm, mấp mô hay có chướng ngại vật để tránh chấn thương hoặc ảnh hưởng xấu đến cột sống, đĩa đệm. Điều này khiến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
4.4. Cường độ tập.
Khi mới bắt đầu tập luyện, người bệnh không nên đạp xe với cường độ cao mà nên duy trì với mức độ nhẹ nhàng, từ từ, thư giãn. Bên cạnh đó cần hạn chế đạp nhanh vì sẽ tăng nguy cơ chấn thương trong quá trình tập luyện.
>> Có thể bạn quan tâm: Nên đạp xe bao nhiêu phút mỗi ngày?
4.5. Tập luyện kiên trì.
Với bất cứ phương pháp tập luyện nào, nếu không kiên trì theo đuổi thì chắc chắn sẽ rất khó để đạt kết quả như mong muốn. Vì vậy, khi đã quyết tâm áp dụng chương trình tập luyện thể thao để cải thiện tình trạng thì người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc và tập luyện theo giáo án đã đưa ra.
Lưu ý khi đạp xe cho người thoát vị đĩa đệm
4.6. Một vài lưu ý khác.
Ngoài các nội dung trên, người bệnh cũng cần chú ý đến biểu hiện của cơ thể. Nếu như tình trạng bệnh hay các vấn đề xương khớp xuất hiện dấu hiệu chuyển biến xấu trong quá trình tập luyện thì cần nghỉ ngơi ngay lập tức và tham khảo ý kiến chuyên gia để được hỗ trợ kịp thời.
5. Tổng kết.
Hy vọng những thông tin trên đây của Thiên Trường Sport đã giúp các bạn trả lời câu hỏi thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe hay không? Có thể thấy đây là bộ môn thể thao giúp người bệnh thoát vị vận động vừa sức để cơ thể thêm linh hoạt, dẻo dai, đồng thời hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý khi chọn xe và tư thế đúng khi đạp xe nhằm đạt được kết quả như ý. Xin chào và hẹn gặp lại trong các chủ đề tiếp theo!
Đọc thêm ▾