Nhiều năm trở lại đây, yoga trị liệu dần trở thành xu hướng tập luyện thu hút sự quan tâm đông đảo từ cộng đồng. Ngoài tác dụng thư giãn tinh thần và trí não, các bài tập này còn giúp giảm thiểu một số vấn đề về sức khỏe rất hiệu quả.
Liệu pháp Yoga trị liệu bao gồm các tư thế và kỹ thuật thở nhằm hỗ trợ điều trị một số bệnh có liên quan đến tâm lý và thể chất. Nhịp sống hối hả và tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng khiến ngày càng nhiều người tìm đến liệu pháp này để thư giãn tinh thần, nâng cao sức khỏe. Chính vì lẽ đó, bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các bài tập yoga trị liệu và lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại.
1. Yoga trị liệu là gì?
Như đã biết, Yoga là sự kết hợp giữa thể xác và tâm trí giúp tinh thần thoải mái, giải tỏa căng thẳng, tăng lưu thông máu, cải thiện hô hấp....Từ đó đem lại cho người tập cơ thể dẻo dai, linh hoạt và vóc dáng săn chắc.
Yoga trị liệu (Yoga therapy) lại nghiêng về các phương pháp điều trị áp dụng những kĩ thuật của yoga như cách hít thở, tư thế, thiền và điều tức (hơi thở kết hợp với động tác và sự dẫn khí). Các tư thế yoga trị liệu điều trị bệnh bằng cách cân bằng giữa cơ thể và tâm trí. Tất cả động tác trong liệu pháp này đều rất cơ bản, kéo dãn nhẹ nhàng nhưng tác động khá mạnh lên các bó cơ, làm giảm căng các khớp xương. Từ đó giúp giảm đau cơ, khớp, ngăn ngừa lão hóa.. khiến cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Khoa học cũng đã chứng minh, Yoga trị liệu được xem là liều thuốc tuyệt vời điều trị các bệnh về hệ cơ – xương - khớp, cột sống, huyết áp, tim mạch, tiểu đường, tiền đình, …
Yoga trị liệu - Liều thuốc tuyệt vời cho sức khỏe
Xem thêm: Gentle Yoga là gì?
2. Những lợi ích tuyệt vời của yoga trị liệu
Sau khi đã hiểu rõ yoga trị liệu là gì, vậy bạn có biết tác dụng cụ thể của phương pháp này như thế nào? Trên thực tế, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, Yoga Therapy thực sự mang đến hiệu quả trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh tật, bao gồm cả bệnh thể chất và tinh thần. Cụ thể như sau:
2.1. Hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp
Lợi ích dễ nhận thấy nhất của Yoga Therapy là hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp. Nó còn trở thành một trong những hình thức tập vật lý trị liệu cho người cần phục hồi chức năng vận động hay khắc phục những tổn thương của hệ xương khớp. Các nhà khoa học còn chỉ ra, Yoga trị liệu đặc biệt phù hợp và mang lại nhiều lợi ích với những người gặp các tình trạng như gù lưng, cong vẹo cột sống….
Yoga trị liệu hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp rất hiệu quả
2.2. Hỗ trợ điều trị các bệnh tâm lý, ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm
Ngoài các tác dụng với thể chất, phương pháp trị liệu này còn cải thiện những tình trạng liên quan đến tâm lý. Trích dẫn từ một số tài liệu khoa học cho thấy, các bài tập yoga trị liệu ảnh hưởng tích cực với các bệnh nhân mắc chứng PTSD ( rối loạn căng thẳng sau sang chấn), tâm thần phân liệt, lạm dụng chất kích thích, thậm chí là trẻ tự kỷ.
Nếu không mắc các chứng bệnh này, tập luyện Yoga Therapy thường xuyên cũng sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, đẩy lùi nguy cơ stress hay trầm cảm, tinh thần thư thái và dễ chịu hơn.
Tập luyện Yoga Therapy giúp tinh thần thư thái, dễ chịu hơn
CHIA SẺ: Các bài tập Yoga chữa bệnh hiệu quả tham khảo lại từ giáo viên
2.3. Nâng cao sức khỏe toàn diện
Không chỉ điều trị bệnh, Yoga trị liệu còn mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Đó là khả năng tăng cường hoạt động của hệ bài tiết, tiêu hóa, tuần hoàn, hệ hô hấp….Từ đó giải quyết tình trạng căng thẳng mệt mỏi mãn tính, giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn và tác dụng phụ của hóa trị với bệnh nhân ung thư.
Tập Yoga trị liệu đều đặn giúp nâng cao sức khỏe toàn diện
3. Ai cần đến Yoga trị liệu?
Các tư thế yoga trị liệu phù hợp với đối tượng nào? Đây cũng là một câu hỏi được nhiều người quan tâm bởi nó là hình thức trị liệu. Mặc dù vậy, điều đó không có nghĩa là chỉ những ai cần điều trị bệnh mới được tập luyện trường phái yoga này.
Thực tế, Yoga Therapy phù hợp với tất cả mọi người, bao gồm cả những người có thể trạng khỏe mạnh muốn tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, các chuyên gia sức khỏe đặc biệt khuyến khích tập luyện bộ môn này nếu thuộc các đối tượng dưới đây:
- Người mắc các bệnh về xương khớp ví dụ thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, người cần phục hồi khả năng vận động sau chấn thương..
- Người mắc bệnh lý về tim mạch, hô hấp như hen suyễn, xơ vữa động mạch….
- Những người gặp vấn đề về tinh thần như rối loạn lưỡng cực, sang chấn tâm lý, trầm cảm…
- Người có nhu cầu nâng cao sức khỏe tổng thể.
Yoga Therapy phù hợp với tất cả mọi người
>> THAM KHẢO THÊM: Cách tập Yoga eo thon bụng nhỏ cho nữ đạt kết quả tốt nhất
4. Một số bài tập Yoga trị liệu
Ngay sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các tư thế yoga trị liệu đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà. Chúng bao gồm động tác cơ bản với độ kéo giãn nhẹ nhàng, tác động lên các bó cơ, giảm căng cứng khớp xương, tăng cường tuần hoàn máu và thư giãn hiệu quả.
4.1. Tư thế đứa trẻ
Tư thế đứa trẻ có tác dụng làm lành những chấn thương nhẹ, cải thiện tình trạng thoái hoá cột sống.
❖ Cách thực hiện:
- Ngồi trên gót chân với hai đầu gối rộng hơn hoặc bằng hông, các ngón chân sát vào nhau.
- Từ từ cúi gập người về phía trước trong khi hai cánh tay qua 2 bên thân, dọc theo chân.
- Từ từ hít thở sâu và chậm.
- Duy trì tư thế trong vài giây.
Tư thế đứa trẻ
4.2. Tư thế con lạc đà (Camel Pose)
Đây là một trong số các bài tập yoga trị liệu yêu cầu sự kết hợp giữa tay, chân, lưng và cổ nên có khả năng tác động toàn diện đến hệ thống xương khớp. Bài tập này giúp cột sống dẻo dai hơn, kích thích lưu thông tuần hoàn máu và giảm đau nhức lưng do vận động mạnh, mang vác nặng trong thời gian dài.
❖ Cách thực hiện:
- Quỳ gối trên thảm Yoga, 2 chân đặt song song và thả lỏng tay.
- Để chân mở rộng bằng vai, hít sâu và đưa 2 tay chống vào khung chậu.
- Thở ra rồi ngả người về phía sau, đồng thời lần lượt đưa tay phải và tay trái nắm lấy gót hoặc bàn chân.
- Giữ tư thế trong khoảng 30 giây, hít - thở tự do.
- Lặp lại động tác thêm 3 lần.
4.3 Tư thế con mèo - bò
Các tư thế yoga trị liệu trong bài tập này giúp cột sống được thư giãn và giảm sự căng cứng ở lưng, hông.
❖ Thực hiện:
- Quỳ gối với hai tay cùng chống vuông góc với sàn.
- Hít vào, đầu hướng thẳng về phía trước, ép lưng cong xuống.
- Thở ra đồng thời đầu cúi nhìn xuống sàn và cong lưng lên.
- Bạn lặp lại các động tác khoảng 5 – 10 lần sẽ giúp cột sống thắt lưng được vận động hiệu quả.
Lưu ý: Khi thực hiện các động tác này sẽ dồn lực chủ yếu ở phần lưng. Chân và tay sẽ chống để làm điểm tựa.
Tư thế con mèo - bò
4.4 Bài tập vặn mình
Động tác vặn mình trong bài yoga trị liệu này sẽ giúp xương cổ và xương cột sống trở nên chắc khỏe, giảm bớt tình trạng viêm cột sống và đau lưng. Không những thế, cơ thể bạn sẽ dẻo dai và linh hoạt hơn.
❖ Thực hiện:
- Đứng với 2 chân dang rộng bằng vai.
- Hít sâu rồi vươn 2 tay ngang vai, lòng bàn tay úp xuống.
- Thở ra, xoay chân trái ra ngoài tạo thành góc vuông 90 độ, xoay chân phải vào trong một góc 45 độ. Toàn bộ thân người nghiêng qua trái. Lòng bàn tay đặt dưới sàn, phía trong chân trái, tay trái đưa thẳng lên trời.
- Vươn vai, ưỡn ngực, 2 tay tạo thành 1 đường thẳng.
- Mắt nhìn theo tay phải, hướng lên trời. Giữ nhịp thở khoảng từ 5 đến 10 giây, sau đó trở về vị trí ban đầu.
Bài tập vặn mình giúp cơ thể bạn dẻo dai và linh hoạt hơn
4.5 Tư thế cái kẹp
Ngoài tác dụng xoa bóp các cơ quan vùng bụng, tụy, gan, thận và bàng quang, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, bài tập này còn là phương pháp giảm béo hữu hiệu với nhiều chị em phụ nữ.
Cách thực hiện:
- Ngồi trên thảm tập với hai chân duỗi thẳng phía trước.
- Hít sâu, giữ thẳng lưng rồi thở ra, toàn bộ thân trên duỗi thẳng về trước.
- Tiếp tục thở ra và duỗi thân người trên tối đa, tay chạm vào các đầu ngón chân.
- Lặp lại tư thế 5 - 8 lần.
Tư thế cái kẹp
Lưu ý: Cần kéo giãn toàn bộ phần lưng, từ đầu xuống tới gót chân. Đây là tư thế đơn giản nhưng mang đến tác dụng mạnh mẽ.
>> THAM KHẢO THÊM: 7 bài tập Yoga giảm béo cho nữ ở nhà giúp đạt hiệu quả tốt Nhất
4.6 Tư thế gác chân lên tường
Các tư thế yoga trị liệu trong bài tập này giúp làm xoa dịu vùng lưng dưới và toàn bộ cơ thể được thư giãn hoàn toàn.
❖ Cách thực hiện:
- Nằm trên giường/đệm hoặc sàn nhà sát cạnh tường.
- Để mông áp sát vào tường càng nhiều càng tốt.
- Gác chân lên tường, điều chỉnh tư thế sao cho cơ thể vuông góc, 2 chân áp chặt vào tường.
- 2 tay buông dọc sang 2 bên hoặc đặt trên bụng, lòng bàn tay hướng lên hoặc xuống đều được.
Tư thế gác chân lên tường
Trong quá trình tập, bạn có thể gác chân lên ghế, đặt một chiếc đệm dưới lưng hoặc kê một chiếc ghế dưới đầu nếu nền nhà quá cứng. Điều này giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn.
5. Những lưu ý khi thực hiện yoga trị liệu
Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất khi tập Yoga trị liệu:
- Chọn trang phục thoải mái khi tập để dễ dàng thực hiện các tư thế cúi gập lưng, dạng chân… Tránh mặc váy, quần áo quá rộng khi tập Yoga.
- Bạn cần lắng nghe cơ thể mình. Không nên so sánh hoặc bắt chước các bài tập của người khác. Khi mới tập, nên bắt đầu với các động tác đơn giản phù hợp theo khả năng. Lâu dần mới thực hiện tư thế Yoga trị liệu nâng cao hơn.
- Trị liệu là một quá trình đòi hỏi người tập phải kiên trì. Do vậy, hãy rèn cho mình thói quen tập luyện từ 30 - 60 phút/ngày để cảm nhận sự thay đổi tích cực của cơ thể.
- Ăn nhẹ và khởi động kỹ cơ thể trước khi bắt đầu: Điều này sẽ giúp nạp năng lượng cho cơ thể và hạn chế chấn thương trong lúc tập luyện.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ và HLV Yoga để biết rõ tình trạng bệnh của mình. Từ đó bạn sẽ lựa chọn được những bài tập phù hợp và biết cách xây dựng chế độ tập luyện đúng cách để hỗ trợ điều trị bệnh.
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ và HLV trước khi tập luyện yoga trị liệu để điều trị bệnh
6. Tổng kết
Đến đây chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ về khái niệm yoga trị liệu cũng như các bài tập cơ bản dành cho người mới. Với rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, bạn còn chần chừ gì mà không áp dụng phương pháp trị liệu tuyệt vời này ngay hôm nay? Chúc các bạn sớm cải thiện tình trạng bệnh của mình! Xin chào và hẹn gặp lại trong các chủ đề tiếp theo.
Đọc thêm ▾