Trong danh sách các món khoái khẩu của các tín đồ ăn vặt, chân gà chắc chắn là lựa chọn hàng đầu không thể bỏ qua của nhiều người bởi hương vị tuyệt vời của nó. Chân gà bao nhiêu calo? Ăn chân gà có mập không? Ở bài viết dưới đây, Thiên Trường Sport sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Lợi ích của việc ăn chân gà đối với sức khỏe
Chân gà có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể mà bạn nên tham khảo:
- Cung cấp collagen làm đẹp da: Protein chứa trong chân gà có đến 70% là collagen. Collagen có tác dụng vượt trội trong việc cải thiện sức khỏe làn da như cấp ẩm, thay tế bào chết, tăng độ đàn hồi,... giúp da hồng hào và tươi sáng hơn.
- Giảm nguy cơ gãy xương, ngừa loãng xương và giúp các vết thương nhanh lành hơn: canxi, collagen và protein đóng vai trò quan trọng giúp cho xương chắc khỏe và tăng khả năng hấp thụ canxi. Ngoài ra, chân gà còn giúp cải thiện mật độ xương cho phụ nữ giai đoạn sau mãn kinh.
Chân gà giúp ngăn ngừa loãng xương, ổn định đường huyết
- Ổn định đường huyết, cải thiện sức khỏe tim mạch nhờ elastin trong collagen và kích thích hormone Pepide, kích thích tế bào tuyến tụy tiết insulin.
- Cải thiện chức năng hệ tiêu hóa: Khi chế biến chân gà bằng cách hầm hay nấu canh, các dưỡng chất có trong nước giúp cho đường ruột của bạn khỏe mạnh hơn, giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả.
- Giúp móng chắc khỏe nhờ các chất collagen, proline, galatin, axit amin…
- Tăng khả năng miễn dịch: canxi, phốt pho, đồng, kẽm, magie.
- Giảm nguy cơ mắc tim mạch, ung thư; tăng cường sức khỏe nướu.
>> Xem thêm: Ức gà bao nhiêu calo
2. Thành phần dinh dưỡng có trong chân gà
Lượng calo chân gà cung cấp có cao hay không phụ thuộc vào cách chế biến ra sao, chân gà nướng sẽ có calo khác với chân gà ngâm, luộc… Chân gà càng được tẩm ướp gia vị sẽ càng có hàm lượng calo cao. Vì thế bạn nên cân nhắc đến lượng calo trước khi ăn nếu không muốn bị tăng cân.
Chất dinh dưỡng | Hàm lượng |
Calo | 150 calo |
Chất đạm | 14g |
Chất béo | 10g |
Carb | 0,14g |
Canxi | 5% giá trị hằng ngày (DV) |
Phốt pho | 5% DV |
Vitamin A | 2% DV |
Folate (vitamin B9) | 15% DV |
2.1. 1 cái chân gà bao nhiêu calo?
Bạn đang tò mò không biết 1 cái chân gà bao nhiêu calo? Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng, 1 cái chân gà cung cấp khoảng 73 calo. Lượng calo này tuy không cao nhưng nếu ăn với số lượng nhiều, thì mức này cũng tương đối cao và cần lưu ý khi ăn.
2.2. 100g chân gà chứa bao nhiêu calo?
Nếu thưởng thức 100g chân gà, điều này đồng nghĩa với việc bạn đã nạp vào cơ thể một lượng calo khoảng 215 calo. Như vậy, ăn 1kg là bạn được cung cấp tới 2150 calo. Một người trưởng thành mỗi ngày cần 2000 - 2500 calo để duy trì cân nặng và thực hiện các hoạt động. Nếu ăn 1kg là bạn đã nạp năng lượng cho cả 1 ngày.
2.3. Chân gà ngâm sả tắc bao nhiêu calo?
Để chế biến món chân gà ngâm sả tắc, ngoài chân gà cần chuẩn bị thêm các nguyên liệu như tắc, đường, sả, tỏi, gừng, lá chanh…
Chân gà ngâm sả tắc 1 chiếc cung cấp 137 calo
Vậy chân gà ngâm sả tắc bao nhiêu calo? Đối với chân gà ngâm sả tắc, 1 chiếc chân sẽ cung cấp cho bạn 137 calo và 1 đĩa 10 chân sẽ là 1370 calo. Ngoài ra, nếu là chân gà rút xương ngâm sả tắc, lượng calo nạp vào cơ thể của 1 chiếc chân là khoảng 130 calo.
>> Quan tâm: Cách làm Salad ức gà giảm cân
3. Lượng calo của một số món chân gà chế biến khác
Bảng dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về hàm lượng calo của một số món chân gà phổ biến:
Món chân gà | Lượng calo cung cấp (calo) |
Chân gà luộc | 61 |
Chân gà nướng | 100 |
Chân gà hấp hành | 75 |
Chân gà ngâm sả ớt | 130 |
Chân gà rút xương ngâm muối | 137 |
Chân gà sốt thái | 150 - 175 |
Chân gà nướng muối ớt | 123 |
4. Ăn chân gà có mập không?
Ăn chân gà có mập không là thắc mắc và trăn trở của nhiều người, nhất là với các chị em. Các món ăn liên quan đến chân gà đều khá dễ ăn và càng nhiều gia vị lại càng kích thích vị giác. Lượng calo mà chân gà cung cấp không thuộc loại quá cao, tuy nhiên nếu ăn nhiều, . Nếu dư thừa, bạn có thể mập lên do mỡ thừa tích tụ lại.
Hơn nữa, chất béo trong chân gà chủ yếu tập trung ở phần da và thuộc loại chất béo bão hòa nên không tốt cho cơ thể. Các dưỡng chất ở chân gà khi vào cơ thể cũng khó hấp thu hơn.
Ăn chân gà vừa đủ sẽ không gây mập
Mỗi ngày, trung bình bạn cần bổ sung 2000 calo, nếu ăn lượng chân gà là 900g, bạn đã cung cấp cho cơ thể khoảng 1935 calo. Lượng calo này so với 1 ngày là thấp hơn so với tiêu chuẩn năng lượng, tuy nhiên, cơ thể sẽ tái tạo thêm bằng cách đốt cháy mỡ thừa để đảm bảo khả năng hoạt động của cơ thể.
Ăn chân gà sẽ KHÔNG mập nếu bạn ăn 900g/ngày. Nếu ăn vượt mức số lượng này, năng lượng bị dư thừa, tích mỡ sẽ làm tăng nguy cơ mập hơn.
5. Cách chế biến các món ăn từ chân gà không lo mập
5.1. Chân gà luộc
Chân gà luộc sẽ hạn chế lượng dầu mỡ vào trong cơ thể và cung cấp lượng calo thấp nhất so với các cách chế biến khác, đồng thời những dinh dưỡng từ chân gà vẫn được giữ nguyên tối đa. Sau khi rửa chân gà sạch sẽ với nước muối pha loãng, giấm và nước sạch, bạn thực hiện theo các bước sau để chân không bị hôi và tăng thêm hương vị:
- Ướp chân gà: Đập dập sả, gừng thái lát, lá chanh và một chút gia vị trộn với chân gà và ướp khoảng 15 - 20 phút.
- Luộc chân gà: Cho chân gà vào nồi nước lạnh và bật bếp luộc đến khi bắt đầu sôi thì hạ nhỏ lửa luộc 5 - 6 phút. Sau khi tắt bếp nên để chân gà trong nồi khoảng 2 phút, sau đó cho gừng/lá chanh luộc thêm 1 - 2 phút.
- Vớt gà và thưởng thức: Khi vớt gà ra, bỏ vào nước đá lạnh 5 phút để chân gà giòn và bớt thâm hơn, sau đó là bạn có thể thưởng thức rồi.
Chân gà luộc có calo thấp, hạn chế dầu mỡ
5.2. Chân gà hấp hành
Nguyên liệu: chân gà, hành lá, chanh tươi, rượu trắng.
Cách chế biến
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu và rửa sạch. Chân gà cần ngâm với nước muối, nước chanh pha loãng hoặc rượu trắng để khử mùi hôi và tạo màu trắng sáng. Hành cắt khúc với độ dài 5 - 6 cm.
- Bước 2: Đổ nước, cho chân gà vào nồi luộc sơ cho chín rồi tắt bếp.
- Bước 3: Vớt chân gà ra, ướp gia vị cho vừa miệng. Sau đó hấp cách thủy cùng hành lá khoảng 5 phút cho thấm gia vị và thưởng thức. Chân gà hấp hành có thể chấm với muối tiêu chanh.
5.3. Chân gà rang muối
Nguyên liệu: 10 cái chân gà, 3 củ sả, 4-5 lá chanh, Bột năng, Bột canh, dầu ăn, ½ bát con gạo nếp, ½ bát con đậu xanh đã cà vỏ, 2 thìa canh muối biển.
Cách làm bột muối
- Vo sạch đậu xanh và gạo nếp, để ráo nước.
- Rang gạo nếp và đậu xanh đến khi chín vàng. Rang khô muối.
- Cho các nguyên liệu trên vào xay đến khỉ nhỏ mịn.
Quy trình chế biến
- Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu. Cho chân gà vào luộc cùng 2 thìa cà phê bột canh đến khi chín tới thì vớt ra.
- Bước 2: Cắt sả thành các khúc 3 - 5 cm và chẻ nhỏ, thái sợi lá chanh.
- Bước 3: Cho chân gà lắc cùng 1 thìa canh bột năng đến khi bột bám đều trên chân gà.
- Bước 4: Chiên sả với dầu ăn đến khi dậy mùi thơm thì vớt ra giấy thấm dầu để bớt mỡ. Sau đó chiên gà đến khi có màu vàng thì vớt để ráo dầu.
- Bước 5: Trộn và xóc đều chận gà cùng với bột muối đã làm, sả, lá chanh là có thể thưởng thức.
Ăn chân gà rang muối không lo mập
5.4. Chân gà ngâm sả ớt
Nguyên liệu: 500g chân gà, 60g hành tím, 70g gừng, 70g sả, 20ml rượu trắng, 50g tắc, 50g ớt, 50g tỏi, gia vị gồm hạt nêm, đường, giấm, nước mắm.
Quy trình chế biến
- Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
- Chân gà rửa sạch, cắt bỏ móng và chặt làm đôi.
- Hành tím bỏ vỏ, 50g cắt lát mỏng, 10g còn lại đập dập.
- Gừng rửa sạch, 50g cắt lát mỏng, 20g còn lại đập dập.
- Sả lấy phần non, cắt khúc khoảng 5cm, đập dập.
- Tắc cắt làm đôi.
- Ớt cắt khúc nhỏ hoặc để nguyên trái tùy thích.
- Tỏi bỏ vỏ, cắt lát mỏng.
- Bước 2: Đun nước sôi sau đó cho các nguyên liệu đã đập dập cùng các gia vị: 5g hạt nêm, 10g đường, 20ml giấm, 20ml rượu và chân gà vào. Luộc khoảng 10 - 15 phút thì vớt ra cho vào nước đá.
- Bước 3: Nấu nước để ngâm chân gà
- Đun sôi 400ml nước với 150g đường trắng đến khi đường tan. Cho 50ml giấm và 50ml nước mắm đến khi sôi thì tắt bếp, để nguội.
- Bước 4: Ngâm chân gà và thưởng thức.
- Vớt chân gà để ráo nước. Xếp chân gà xen kẽ với các nguyên liệu vào hộp và đậy kín nắp. Bạn có thể dùng ngay sau khi ngâm 1 tiếng hoặc để qua đêm, thời gian dùng tối đa 4 - 5 ngày.
Không lo béo khi ăn chân gà ngâm sả ớt
6. Lưu ý cần biết khi ăn chân gà hạn chế tăng cân
Nắm rõ các kinh nghiệm dưới đây, bạn sẽ không lo mập khi đi ăn chân gà nữa:
- Không nên ăn nhiều chân gà cùng một lúc và mỗi ngày không được ăn quá 900g chân gà.
- Không nên chọn đồ có calo cao cùng thực đơn với chân gà: thịt, bơ, hạt điều, mè, đậu phộng…
- Bổ sung thêm trái cây, rau xanh, không nên ăn mỗi chân gà không.
- Hạn chế ăn chân gà chế biến nhiều chất béo và đạm như chiên, rang, chấm kèm sốt… đặc biệt là chân gà nướng. Thay vào đó, bạn nên chọn chân gà luộc.
- Để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, bạn không nên chỉ ăn mỗi chân gà mà có thể kết hợp với thực phẩm chứa tinh bột như cơm, khoai, sắn…
- Nếu là người dễ tăng cân, bạn cần hạn chế ăn chân gà vào buối tối sau 16 giờ.
- Ăn chân gà tối đa 2 lần/tuần.
Không nên ăn chân gà vào buổi tối
Bên cạnh đó, nếu thuộc trong những đối tượng sau, bạn nên hạn chế ăn chân gà tối đa nhất có thể: người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa như cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, tim mạch, người già, trẻ nhỏ.
Hiện nay trên thị trường, chân gà bẩn xuất hiện tràn lan khiến bạn khó có thể phân biệt được sản phẩm nào đảm bảo vệ sinh. Vì thế bạn nên chọn địa chỉ bán uy tín, có kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Với những chia sẻ giải đáp “chân gà bao nhiêu calo” ở trên, Thiên Trường Sport hy vọng bạn đã có được cho mình thông tin đầy đủ và hữu ích nhất. Nếu không muốn tăng cân, khi ăn chân gà bạn hãy chú ý tính toán lượng calo mình nạp vào cơ thể và kết hợp tập luyện thể dục thể thao để có vóc dáng như mong muốn.
Đọc thêm ▾