Trong các giải đấu thể thao, vận động viên thường chịu nhiều áp lực về tâm lý, sức khỏe. Bởi vậy mà nhiều người tìm đến các chất cấm, chất kích thích để hỗ trợ và gọi là doping. Doping là gì? Vì sao doping bị cấm trong thể thao? Doping có trong thực phẩm nào? Cùng tìm hiểu về vấn đề này ngay tại bài viết dưới đây.
1. Doping là gì?
Doping là các loại thuốc, chất cấm hoặc phương pháp tác động đến cơ thể nhằm ức chế hoặc tăng cường thành tích trong thể thao. Nói một cách dễ hiểu hơn, doping chính là những chất kích thích tăng thể lực của các vận động viên trong các trận thi đấu. Người sử dụng sẽ không thấy mệt mỏi kể cả khi quá sức.
Doping là thuốc gì? Doping có 3 dạng thông dụng:
- Doping máu: ESP (Erythropoietin), NESP (Darbepoetin). Dùng hormone sản xuất hồng cầu erythropoietin làm oxy qua hồng cầu được vận chuyển nhanh hơn, tăng cường tốc độ và sức mạnh.
- Doping cơ: hormone peptit, EPO, Trimetazidine. Dạng doping này sử dụng steroid đồng hóa, kích thích sản sinh androgen cho cơ bắp có sức mạnh hơn.
- Doping thần kinh: amphetamin, cocain… ngăn chặn điều khiển và phản hồi cơ bắp tới hệ thần kinh, kích thích sự hoạt động của cơ thể. Cả khi mệt hay quá sức, chất này sẽ làm cho cơ bắp tiếp tục hoạt động không bắt buộc phải nghỉ ngơi.
Doping có khả năng kích thích tăng thể lực
Các chất bị cấm sử dụng bao gồm nhóm kích thích, giảm đau gây nghiện, steroid đồng hóa, chẹn beta, lợi tiểu. Vận động viên hạn chế sử dụng rượu, cần sa, chất gây tê cục bộ, corticosteroid gần thi đấu. Ngoài ra, người tham gia thi đấu cũng không được dùng các phương pháp doping máu, biến đổi nước tiểu về hóa học, vật lý hoặc dược lý học.
>> Xem thêm: Nguyên tắc tập luyện thể thao
2. Doping bao gồm các chất nào?
Doping bao gồm nhóm các chất sau:
- Nhóm chất kích thích hệ thần kinh trung ương.
- Nhóm chất giãn mạch, hạ huyết áp và trợ tim.
- Nhóm thuốc nội tiết tố và hormone steroid tăng biến dưỡng (anabolisant steroid).
- Nhóm thuốc giảm đau, gây nghiện.
- Nhóm thuốc lợi tiểu…
Doping có nhiều nhóm chất khác nhau
Các chất được quy định là doping gồm có:
- Chất kích thích: Amineptine, Amiphenazole, Amphetamines, Bromantan, caffeine…
- Chất giảm đau gây nghiện: Morphin, Buprenorphine, Methadone, Pethidine, diamorphine (heroin)…
- Chất tăng đồng hóa: Nandrolone,Clostebol, Methandienone, stanozolol…
- Chất lợi tiểu: Bumetanide, Acetazolamide, Chlorthalidone, ethacrynic acid…
3. Doping trong thể thao là gì? Vì sao doping bị cấm trong thể thao?
Nhiều người thắc mắc không biết doping trong thể thao là gì? Doping trong thể thao làm cho cơ thể vẫn có khả năng hoạt động bình thường ngay cả trong lúc mệt mỏi, đau đớn.
Máu chảy về tim sẽ nhiều hơn so với bình thường, hồng cầu trong máu tăng cao từ đó làm tốc độ tuần hoàn máu tăng nhanh hơn. Khả năng thi đấu của các vận động viên sử dụng doping nhanh và mạnh hơn. Bởi thế mà doping luôn bị cấm trong các giải đấu.
Trong các sự kiện thể thao quốc tế, kiểm tra doping trong cơ thể các vận động viên là việc bắt buộc phải thực hiện và đặt lên hàng đầu. Yêu cầu này cần ưu tiên nhằm đảm bảo sự công bằng giữa những người tham gia thi đấu.
Tính công bằng phải luôn được ưu tiên trong các trận đấu. Tinh thần thi đấu phải dựa trên những năng lực và sự cố gắng của bản thân chứ không phải nhờ những chất kích thích. Nếu nhận thấy sự bất thường, vận động viên bắt buộc phải bị kiểm tra ngay lập tức.
Doping bị cấm trong thi đấu thể thao
Sử dụng doping trong thể thao làm tăng thành tích là hành động gian lận đáng lên án. Nó không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần thể thao chân chính mà thể chất, tâm lý người dùng cũng bị tác động tiêu cực, nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí dẫn đến tử vong.
Đối với thể thao Việt Nam, cũng đã có những vận động viên bị phát hiện sử dụng doping trong các mùa giải:
- SEA Games 22 (2003): Hồng Anh (canoeing), Phạm Thị Dịu (lặn), Toàn Thắng (lặn), Mai Quỳnh (nhảy 3 bước).
- VĐV cử tạ Hoàng Anh Tuấn dương tính với chất Oxilofrine tại Olympic 2008. Anh đã từng giành Huy chương Bạc ở hạng cân 58kg.
- Tuyển thủ futsal Việt Nam Đoàn Ngọc Hào sử dụng doping ở vòng chung kết châu Á 2014.
- Vận động viên thể hình Nguyễn Thị Mỹ Linh dương tính Furosemide tại giải vô địch thể hình châu Á tháng 7 năm 2008.
>> Tham khảo: Lợi ích của việc chơi thể thao
4. Tác dụng và biến chứng của một số doping phổ biến
Cơ chế hoạt động của doping là đẩy nhanh tốc độ tuần hoàn máu để tăng khả năng hoạt động, chịu những mệt mỏi đau đớn tốt hơn. Bảng dưới đây là một số tác dụng và những biến chứng có thể xảy ra ở một số chất doping phổ biến thường dùng:
Chất doping | Tác dụng | Biến chứng có thể xảy ra |
Amphetamin | Tăng sự tỉnh táo, hưng phấn và tập trung. | - Gây nghiện thuốc. - Mệt mỏi, xáo trộn giấc ngủ. - Trầm cảm hay hoang tưởng. - Tổn thương não, thận. - Suy tim, đột quỵ. |
Steroid đồng hóa | Tăng khối lượng cơ bắp của vận động viên. | - Đối với phụ nữ: Gây hiện tượng nam hóa: giọng nói trầm, nổi mụn, mọc lông, râu, rối loạn kinh nguyệt… - Đối với nam giới: teo tinh hoàn, suy giảm tinh dịch, liệt dương. |
Chẹn beta | Điều trị, ngăn ngừa hoặc kiểm soát một số bệnh lý: Tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy tim, đau tim, đau ngực… | - Làm hạ huyết áp. - Rối loạn giấc ngủ. - Gây suy tim. - Liệt dương. |
Lợi tiểu | Tăng đào thải nước tiểu, giảm lượng nước trong cơ thể, hạ huyết áp. | Mất cân bằng điện giải, hạ huyết áp, trụy tim mạch và có thể dẫn đến tử vong. |
Doping máu | Tăng hồng cầu vận chuyển oxy. | Tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh viêm gan siêu vi. |
5. Doping ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Sử dụng doping trong thể thao, đồng nghĩa với việc các vận động viên đang làm tăng nguy cơ xuất hiện một số biến chứng nguy hiểm, khó lường.
- Cơ bị yếu đi, các đầu chi bị phình to dễ dẫn đến bệnh tiểu đường.
- Biến đổi và làm rối loạn hormone giới tính: Để tăng sức mạnh, doping làm thúc đẩy hàm lượng nội tiết tố nam trong cơ thể. Vì thế người dùng nữ có khả năng gặp tình trạng biến đổi nam hóa. Còn đối với nam giới lại có xu hướng nữ hóa, nghiêm trọng có thể làm liệt dương.
Doping ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe
- Làm xuất hiện hội chứng run rẩy: Thời gian đầu dùng doping sẽ làm tăng cường sự dẻo dai, bền bỉ khi vận động. Tuy nhiên nếu duy trì trong thời gian dài, tay chân gặp phải tình trạng thường xuyên bị run rẩy. Sau đó dẫn đến hồi hộp, mất ngủ, cơ thể bị suy nhược do suy nghĩ nhiều.
- Gây thiếu máu tán huyết, sốt, mẩn ngứa: ESP, NESP dùng lâu dễ gây tắc nghẽn mạch máu, ảnh hưởng đến tính mạng. Trong thi đấu dùng doping sẽ làm cơ thể bị tán huyết, nổi mẩn ngứa, hen suyễn, nhiễm khuẩn gan…
- Có nguy cơ bị suy tim, suy thận, ung thư gan: Cơ thể sẽ giữ và không đào thải muối khi lạm dụng doping. Các căn bệnh suy thận, suy gan, ung thư gan đe dọa đến cả sức khỏe và tính mạng.
6. Doping có trong thực phẩm nào?
Trong một số thực phẩm vẫn có thể phát hiện ra doping tồn tại trong đó. Vậy doping có trong thực phẩm nào? Sau đây là những thực phẩm có chứa doping mà vận động viên không được tự ý dùng:
- Các loại thịt: thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, giăm bông, xúc xích… Thịt có nguy cơ chứ clenbuterol, nên trong thời gian diễn ra giải đấu, các vận động viên không được phép tự ý ra ngoài ăn.
Trong thịt có thể chứa doping
- Hạt sen: chứa este axit béo β-sitosterol (nhóm steroid), chất flavonoid, chất kiềm. Các chất này có tính kích thích và thay đổi trạng thái từ nghỉ ngơi sang phấn khích.
- Cam thảo: là một loại thảo dược. Một số thành phần trong cam thảo sẽ làm cho hệ thần kinh trung ương được tác động, tinh thần thay đổi nhanh chóng.
- Nước uống tăng lực Red Bull: chứa axit sunfuric và cafein có tác dụng giúp tinh thần tỉnh táo khi mệt mỏi, đuối sức, vực dậy sức mạnh.
Các phương pháp kiểm tra doping thường được sử dụng
Trong các trận đấu thể thao, doping có thể được phát hiện trong người vận động viên bằng cách thu thập mẫu máu. Nếu chứa thành phần bị cấm, sử dụng doping sẽ bị xử lý rất nghiêm.
Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có phương pháp nào có thể phát hiện được tất cả các chất kích thích khi kiểm tra doping. Bởi đặc trưng của mỗi chất sẽ cần những cách xét nghiệm riêng. Nên các phương pháp kiểm tra doping hiện nay còn khá phức tạp, kết quả chỉ mang tính tương đối.
Các phương pháp kiểm tra doping
7. Các phương pháp kiểm tra doping thường sử dụng:
- Lưu mẫu máu.
- Xét nghiệm lại.
Hai phương pháp này chỉ có thể phát hiện doping có sẵn ở phòng thí nghiệm. Còn nếu chất doping đó chưa có và nghi ngờ vận động viên sử dụng, người ta sẽ phải tiến hành xét nghiệm lại mẫu máu đã được bảo quản, lưu trữ trước đó.
Thời gian kiểm tra doping có 2 hình thức:
- Thử nghiệm liên sự kiện: Thu thập mẫu liên quan trực tiếp đến sự kiện. Thời gian từ 23 giờ 59 phút ngày trước trận đấu cho đến khi kết thúc ngày thi đấu.
- Thử nghiệm ngoài sự kiện: Lấy mẫu thử ở tất cả thời gian nhưng không được trong thời gian diễn ra sự kiện, trận đấu.
8. Lời kết
Giải đáp cho Doping là gì? Vì sao doping bị cấm trong thể thao? ở trên đã giúp bạn hiểu hơn về những chất cấm sử dụng trong thi đấu thể thao. Mặc dù giúp tăng sức mạnh khi vận động nhưng doping cũng gây ra rất nhiều tác hại nguy hiểm, không đảm bảo công bằng khi thi đấu. Bởi vậy, các vận động viên cần tuyệt đối không được dùng doping, nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý rất nghiêm.
Đọc thêm ▾