Luật phát bóng trong bóng chuyền bao gồm một số quy định cụ thể về cách thức và quá trình thực hiện phát bóng, điều này nhằm đảm bảo tính công bằng và trật tự trong trận thi đấu. Thiên Trường Sport xin giới thiệu chi tiết tới bạn về luật phát bóng trong bóng chuyền và những lỗi phát bóng phổ biến.
1. Luật phát bóng trong bóng chuyền
Dưới đây là những quy định chính về luật phát bóng trong bóng chuyền:
1.1. Quyền phát bóng
Trước khi trận đấu bắt đầu, trọng tài sẽ tung đồng xu để xác định đội nào sẽ là đội giao bóng trước. Đội được giao bóng sẽ thực hiện cú giao bóng đầu tiên. Sau khi giao bóng thành công, hai đội sẽ tập trung đánh bóng qua lại cho đến khi một trong hai tình huống xảy ra: quả bóng chuyền chạm đất trong phần sân của đối phương hoặc một đội mắc lỗi.
Đội chiến thắng pha bóng trước sẽ được quyền phát bóng tiếp theo. Đội phát bóng ở hiệp 1 sẽ không được tiếp tục phát bóng ở hiệp 2.
Các vận động viên trong đội phát bóng sẽ xoay vòng thứ tự phát bóng theo chiều kim đồng hồ để đúng vị trí phát bóng 1. Khi xoay vòng, vận động viên số 2 sẽ di chuyển xuống vị trí số 1 để phát bóng, vận động viên vừa giao bóng ở vị trí số 1 sẽ di chuyển sang vị trí số 6, vận động viên số 6 sẽ di chuyển sang vị trí số 5, và cứ lần lượt như vậy.
Hướng dẫn quyền phát bóng
Quy định xoay vòng này giúp đảm bảo tính công bằng cho trận đấu và tạo cơ hội cho tất cả các cầu thủ đều tham gia vào việc phát bóng. Việc xoay vòng cũng giúp các cầu thủ có thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục thể lực. Nếu xoay vòng sai thứ tự phát bóng, đội phát bóng sẽ mất quyền phát bóng, mất toàn bộ điểm trong quá trình phát bóng sai đồng thời đội đối phương được cộng điểm.
1.2. Vị trí phát bóng chuyền
Người phát bóng phải đứng ở khu vực phát bóng, nằm ở sau vạch cuối sân và giữa phần mở rộng của vạch biên.
Người phát bóng có thể di chuyển tự do trong khu vực phát bóng, nhưng không được phép chạm vào vạch hoặc bước vào sân trước khi bóng được đánh đi.
>> Xem thêm: Các vị trí trong bóng chuyền và cách sắp xếp đội hình thi đấu
1.3. Thời gian phát bóng
Ngay sau khi trọng tài thổi còi báo hiệu cho phép phát bóng, người phát bóng có 8 giây để thực hiện cú phát bóng. Sau khi tung bóng mà người giao bóng không thực hiện động tác phát bóng thì trọng tài sẽ cho giao bóng lại.
1.4. Cách phát bóng
Bóng phải được đánh đi bằng một tay hoặc bất kỳ phần nào của cánh tay sau khi được tung lên hoặc thả ra khỏi tay. Sau khi hoàn thành cú phát bóng, người phát bóng có thể đi vào sân ngay sau đó.
Bóng phải được đánh mạnh và phải bay qua lưới mà không chạm vào lưới và không chạm các bộ phận khác của người phát bóng.
Ngay sau khi trọng tài thổi còi báo hiệu cho phép phát bóng, người phát bóng có 8 giây để thực hiện cú phát bóng
2. Những lỗi phổ biến khi thực hiện phát bóng trong bóng chuyền
Các tuyển thủ thường mắc một số lỗi phổ biến khi thực hiện phát bóng như sau:
2.1. Lỗi về vị trí, thứ tự phát bóng
Vận động viên trong đội phát bóng không thực hiện phát bóng theo đúng thứ tự xoay vòng thì tất cả điểm có được trong quá trình phát bóng sai sẽ bị hủy bỏ.
Chạm vạch biên khi phát bóng: Người phát bóng phạm lỗi chạm vạch biên hoặc đặt chân sang phần sân khi chuẩn bị thực hiện cú phát bóng.
Đứng sai vị trí: Người phát bóng phải đứng sau vạch phát bóng và trong khu vực phát bóng.
2.2. Lỗi về cách thức phát bóng
Chạm bóng hai lần: Người phát bóng phạm lỗi chạm bóng sau khi đánh bóng.
Không tung bóng: Người phát bóng phải tung bóng lên cao trước khi vung tay đánh bóng để đảm bảo độ chính xác và lực cho cú đánh.
Đánh bóng bằng hai tay: Người phát bóng chỉ được phép đánh bóng bằng một tay.
Bóng không qua lưới hoặc chạm lưới: Bóng phải bay qua lưới, không chạm lưới để sang phần sân của đối phương.
Đánh bóng vào người hoặc trang phục của người phát bóng: Bóng không được chạm vào người hoặc trang phục của người phát bóng trước khi đánh bóng.
Người phát bóng phải tung bóng lên cao trước khi vung tay đánh bóng
2.3. Lỗi phát bóng chuyền phổ biến khác
Bóng ra ngoài sân: Bóng sau khi được phát phải bay trong phạm vi sân thi đấu. Nếu bóng bay quá mạnh và ra ngoài sân, đội phát bóng sẽ bị mất điểm.
Phát bóng quá sớm: Người phát bóng phải đợi tiếng còi của trọng tài cất lên trước khi thực hiện cú phát bóng.
Phát bóng khi có người chắn bóng: Người phát bóng không được phép phát bóng khi có người chắn bóng của đội đối phương đang ở trên lưới.
Đội đỡ bóng đập bóng ngay: Đội đỡ bóng không được phép đập bóng trở lại ngay mà phải chạm bóng ít nhất 1 lần mới được đánh trả.
Đội phát bóng sẽ được bị coi là phạm luật nếu dùng hành động cố ý che khuất tầm quan sát của đội đối thủ khỏi đường bay của bóng.
Người phát bóng không được phép phát bóng khi có người chắn bóng của đội đối phương đang ở trên lưới
3. Các kiểu phát bóng phổ biến trong thi đấu bóng chuyền
Trong bóng chuyền, phát bóng là một kỹ thuật quan trọng và có nhiều kiểu phát bóng khác nhau nhằm tạo sự đa dạng và ứng dụng hiệu quả trong từng chiến thuật khác nhau của trận đấu. Dưới đây là các kiểu phát bóng phổ biến:
3.1. Phát bóng cao tay (Overhand Serve)
Phát bóng tấn công (Jump Serve): Tuyển thủ tung bóng lên cao và nhảy lên đánh bóng bằng lực mạnh, tạo ra một cú phát bóng có tốc độ cao và khó đoán.
Phát bóng xoáy (Topspin Serve): Vận động viên đánh bóng với động tác xoay cổ tay để tạo độ xoáy cho bóng, làm bóng bay nhanh và khó đoán hướng.
Phát bóng nổi (Float Serve): Vận động viên ánh bóng không có độ xoáy, làm cho bóng bay theo quỹ đạo không ổn định, gây khó khăn cho đối phương trong việc bắt bóng.
>> Xem thêm: Chiều cao lưới bóng chuyền tiêu chuẩn
3.2. Phát bóng thấp tay (Underhand Serve)
Đây là kiểu phát bóng đơn giản, thường được sử dụng bởi người mới bắt đầu chơi hoặc trong các tình huống cần kiểm soát bóng tốt hơn. Tuyển thủ giữ bóng ở tay không thuận và dùng tay thuận để đánh bóng từ dưới lên, cánh tay đánh bóng đi ngược chiều kim đồng hồ.
Phát bóng chuyền thấp tay
3.3. Phát bóng chạm đất (Jump Float Serve)
Vận động viên tung bóng lên cao nhưng thay vì đánh mạnh, họ lại nhảy lên và đánh bóng với lực vừa phải, tạo ra một cú phát bóng nổi nhưng có quỹ đạo và độ khó cao hơn.
3.4. Phát bóng xoay tròn (Spin Serve)
Bóng được tuyển thủ đánh với lực xoáy mạnh, làm cho bóng bay theo quỹ đạo cong và khó đoán. Đây là kỹ thuật phát bóng yêu cầu kỹ năng cao và sự chính xác.
Mỗi kiểu phát bóng đều có ưu và nhược điểm riêng, và việc lựa chọn kiểu phát bóng nào phụ thuộc vào chiến thuật thi đấu của đội và kỹ năng của vận động viên. Luyện tập và thành thạo các kiểu phát bóng này sẽ giúp đội bóng có nhiều lợi thế hơn trong trận đấu.
>> Xem thêm: Các chấn thương khi chơi bóng chuyền và cách xử lý hiệu quả
Kết luận
Luật phát bóng trong bóng chuyền có vai trò rất quan trọng đảm bảo tính công bằng và trật tự của trận đấu. Việc nắm rõ luật phát bóng giúp tuyển thủ thi đấu công bằng, thể thao, góp phần nâng cao chất lượng trận đấu. Tuân thủ luật phát bóng là yếu tố then chốt trên con đường chinh phục ngôi vô địch.
Đọc thêm ▾